Diện thừa kế theo quan hệ hôn nhân

Một phần của tài liệu PHáp luật diện hàng thừa kế áp dụng thực tiễn (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ

1.3 Diện thừa kế theo pháp luật Việt Nam

1.3.1 Diện thừa kế theo quan hệ hôn nhân

Quan hệ hôn nhân là quan hệ khởi nguồn và bắt đầu để tạo ra các gia đình - Các tế bào của xã hội. Vì vậy, quan hệ hôn nhân luôn được pháp luật coi trọng và bảo vệ. Quan hệ hôn nhân được thiết lập trên cơ sở có sự kết hôn giữa nam và nữ. Việc kết hôn không chỉ gắn bó giữa hai người với nhau về tình cảm mà còn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa hai người trong đó có quyền thừa kế. Pháp luật ghi nhận và bảo vệ cho vợ chồng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau nhằm mục đích duy trì quan hệ tình cảm đồng thời tạo cơ sở để tiếp tục duy trì cuộc sống gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nhân có thể xem là quan hệ nền tảng. Quan hệ hôn nhân là một trong những căn cứ quan trọng để xác định diện thừa kế theo pháp luật.

Kết hôn là việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng theo những quy định của pháp luật, đặc biệt là Luật HN&GĐ. Theo Luật HN&GĐ năm 2014, nam nữ kết hôn phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn, không vi phạm những điều cấm, và tiến hành đúng trình tự, thủ tục luật định. Khi kết hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng phát sinh và được pháp luật bảo vệ. Việc kết hôn không chỉ gắn bó giữa hai người với nhau về tình cảm mà còn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa hai người, ngoài ra hai bên còn có quan hệ tài sản, Vợ chồng là hàng thừa kế thứ nhất của nhau theo qui định tại khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 có quy định.

Trước năm 1945, dưới chế độ thực dân phong kiến, quan hệ hôn nhân không được coi là cơ sở để xác định diện thừa kế giữa vợ và chồng. Trong quan hệ gia đình thì quan hệ hôn nhân bị xem nhẹ. Tư tưởng trọng nam, khinh nữ đã ảnh hưởng sâu sắc tới chế định thừa kế.

Thừa kế di sản trong thời kỳ này được coi như là một trong những phương tiện để duy trì và bảo vệ khối tài sản của nội tộc và ưu tiên cho những người trong nội tộc của người để lại di sản được thừa hưởng. Người phụ nữ nói chung và người vợ trong gia đình không có sự bình đẳng với người đàn ông, người chồng về quan hệ sở hữu tài sản trong gia đình, quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế ruộng đất. Địa vị người vợ trong quan hệ gia đình bị đẩy xuống bậc thứ yếu so với các con và so với người chồng trong mọi quan hệ xã hội. Người vợ không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người chồng. Điều này phản ánh quan hệ hôn nhân không ràng buộc bất cứ bổn phận, trách nhiệm nào của chồng đối với người vợ. Điều 32 của

bộ Hoàng Việt luật lệ phản ánh rõ sự bất bình đẳng trong quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Nội dung của điều luật này cho thấy sau khi kết hôn người chồng là chủ toàn bộ khối tài sản của vợ chồng bao gồm cả những tài sản do người vợ đem về nhà chồng. Nếu vợ chết trước người chồng tiếp tục quản lý, sử dụng khối tài sản đó với tư cách là chủ sở hữu. Nếu người chồng chết trước, người vợ không được quyền thừa kế, mà chỉ tiếp tục được hưởng hoa lợi, lợi tức trên tài sản của người chồng để lại và có nghĩa vụ trả nợ cho chồng, kể cả trong trường hợp khoản nợ đó lớn hơn giá trị di sản của người chồng để lại.3

Đến thời kỳ Pháp thuộc, quan hệ hôn nhân có được xem xét đến, tuy nhiên chỉ dừng lại ở một khía cạnh nhỏ. Theo quy định tại Bộ Dân luật Bắc kỳ thì người vợ chính thất của người quá cố được hưởng toàn bộ di sản trong trường hợp bên chồng không còn người thân thuộc, trong khi đó người vợ thứ lại không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của chồng, chỉ được ở lại nhà chồng, hưởng lương thực và tiền chi dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Điều này cho thấy quan hệ hôn nhân không có tính ràng buộc.

Như vậy, thời kỳ trước năm 1945 diện thừa kế theo pháp luật được quy định chủ yếu dựa vào quan hệ huyết thống nội tộc mà không quan tâm đến quan hệ hôn nhân. Quan hệ hôn nhân chỉ mang lại lợi ích về quyền thừa kế cho người đàn ông nhưng không phải là cơ sở xác lập quyền thừa kế cho người đàn bà. Sau năm 1945, pháp luật thừa kế của nước ta đã có những thay đổi to lớn, trái ngược hoàn toàn với bản chất pháp luật thừa kế của chế độ cũ.

Năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã ghi nhận "Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện". Đây là cơ sở pháp lý quan trọng xóa bỏ những quy định thể hiện sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng của chế độ HN&GĐ phong kiến để từ đó xây dựng chế độ hôn nhân mới dân chủ và tiến bộ. Mặc dù không quy định cụ thể về quyền thừa kế của người vợ hoặc chồng trong trường hợp một bên chết trước nhưng trên cơ sở của Điều 9 có thể hiểu trong quan hệ thừa kế theo pháp luật, người vợ và người chồng thuộc diện thừa kế của nhau.

Sắc lệnh số 97/SL đã chính thức ghi nhận quan hệ hôn nhân trở thành một trong các căn cứ để xác định diện thừa kế, trong đó đã khẳng định vợ, chồng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau. Nguyên tắc này được tiếp tục kế thừa và cụ thể hóa tại các văn bản pháp luật sau này như Luật HN&GĐ năm 1959, Thông tư số 81, Luật HN&GĐ năm 1986, Pháp lệnh

3 Hoàng Việt luật lệ năm 1812

thừa kế năm 1990, Luật HN&GĐ năm 2014 và BLDS năm 2015. Tại Điều 17 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: " Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại khoản 1 Điều 3 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 thì "hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn". Vợ và chồng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau khi quan hệ hôn nhân của họ tính đến thời điểm mở thừa kế của người vợ hoặc người chồng được xác định là hôn nhân hợp pháp. Căn cứ vào quan hệ hôn nhân hợp pháp, quyền thừa kế của vợ, chồng trong việc hưởng di sản của nhau được bảo đảm bằng các quy định của pháp luật. Để có thể được pháp luật thừa nhận là quan hệ hôn nhân hợp pháp thì việc kết hôn phải tuân thủ các điều kiện và thủ tục do pháp luật quy định. Hôn nhân hợp pháp phải đảm bảo cả về mặt nội dung lẫn hình thức nghĩa là phải đảm bảo các điều kiện kết hôn và có đăng ký kết hôn. Tại khoản 5 Điều 3 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định: "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn". Để được đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải thỏa mãn điều kiện về độ tuổi kết hôn, ý chí tự nguyện, không mất năng lực hành vi dân sự và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 điều 5 luật HN&GĐ 2014.

Giấy chứng nhận kết hôn được coi là bằng chứng của cuộc hôn nhân hợp pháp. Từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận các bên có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Giấy chứng nhận kết hôn được coi là cơ sở pháp lý để các bên yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình trong quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp Giấy chứng nhận kết hôn được cấp không đúng thẩm quyền sẽ không làm phát sinh giá trị pháp lý, hai bên nam nữ không được coi là vợ chồng và do đó, không thuộc diện thừa kế của nhau.

Trên thực tế, có một số trường hợp do điều kiện, hoàn cảnh khách quan nên vẫn tồn tại những quan hệ hôn nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn nhưng lại vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn. Nguyên nhân bắt nguồn từ điều kiện lịch sử, đất nước ta trải qua nhiều năm chiến tranh, nảy sinh nhiều trường hợp nam, nữ mới chỉ được gia đình tổ chức lễ cưới theo tập quán mà chưa tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn; do ảnh hưởng của những tập tục lạc hậu, dẫn tới ý thức của người dân còn rất hạn chế, chỉ tôn trọng nghi thức cưới theo tập

quán mà không đăng ký kết hôn theo luật định, nhất là ở các khu vực nông thôn, miền núi, các vùng dân tộc thiểu số, đồng bào theo đạo. Câu hỏi được đặt ra là liệu những trường hợp này có được thừa nhận là hôn nhân hợp pháp hay không.

Trong thực tế vẫn có không ít trường hợp kết hôn không có đăng ký. Việc này tuy có vi phạm về thủ tục kết hôn nhưng không coi là việc kết hôn trái pháp luật, nếu việc kết hôn không trái với điều 8. Trong những trường hợp này, nếu có một hoặc hai bên xin ly hôn, Tòa án không hủy việc kết hôn theo Điều 10 mà xử như việc xin ly hôn theo Điều 56. Quy định về việc thừa nhận hôn nhân thực tế như trên không chỉ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hai bên nam, nữ, đặc biệt là bảo vệ lợi ích của người phụ nữ và trẻ em mà còn nhằm giải quyết những vướng mắc trong các giao dịch do hai bên vợ chồng thực hiện với bên thứ ba. Những cuộc hôn nhân nào thỏa mãn đầy đủ các điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn, đã sống chung với nhau hàng chục năm, có tài sản chung hoặc con cái chung thì có thể coi là hôn nhân thực tế để bảo đảm quyền lợi chính đáng cho các bên đương sự, nhất là đối với phụ nữ. Theo khoản 2 điều 11 luật HN&GĐ 2014 có quy định:”

Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó.

Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này”.

Như vậy, trong trường hợp hai bên nam nữ chung sống như vợ chồng mặc dù không tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn nhưng đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn, được Tòa án thừa nhận là trường hợp hôn nhân thực tế thì vợ chồng vẫn thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau và còn là người được thừa kế tài sản của nhau không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Việc thừa nhận hôn nhân thực tế chỉ mang tính tạm thời để giải quyết thấu tình đạt lý những trường hợp do hoàn cảnh khách quan mang lại.

Hiện nay, khi Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực, hôn nhân thực tế không được thừa nhận nữa. Vì vậy, việc hai bên nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh quan hệ vợ chồng nên không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng, Vậy trong trường hợp vợ chồng đã tiến hành chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại, sau đó một bên chết thì

bên kia có được quyền hưởng thừa kế di sản của người đã chết không? Theo khoản 1 Điều 655 BLDS năm 2015 thì "Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. Quy định này hoàn toàn phù hợp với bản chất của quan hệ hôn nhân và phù hợp với thực tiễn đời sống bởi việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không dẫn tới hệ quả chấm dứt quan hệ vợ chồng, do đó, vẫn phát sinh quyền thừa kế theo pháp luật giữa vợ, chồng với nhau. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 655 BLDS năm 2015 thì quyền thừa kế của nhau giữa vợ và chồng vẫn phát sinh kể cả trong trường hợp một bên chết trước tại thời điểm mà vợ, chồng đang xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật. Trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết trước, sau đó bên kia kết hôn với người khác thì vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật của người chồng hoặc người vợ đã chết.

Đây là quy định rất tiến bộ của pháp luật hiện hành phù hợp với đời sống xã hội cũng như nếp sống văn hóa hiện nay. Hôn nhân là cơ sở của gia đình, còn gia đình là tế bào của xã hội. Đánh giá cao tầm quan trọng của quan hệ hôn nhân, Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối, chủ trương để phát triển và bảo vệ gia đình bền vững, thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật để ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng. Pháp luật đã ghi nhận vợ chồng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau một mặt xuất phát từ quan hệ gắn bó tình cảm cùng xây dựng gia đình giữa vợ và chồng, mặt khác tạo cơ sở vật chất để người còn sống tiếp tục gánh vác, duy trì cuộc sống gia đình.

Một phần của tài liệu PHáp luật diện hàng thừa kế áp dụng thực tiễn (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)