CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ
1.3 Diện thừa kế theo pháp luật Việt Nam
1.3.2 Diện thừa kế theo quan hệ huyết thống
Cha ông ta từ ngày xưa đã xem trọng tình cảm gia đình, tổ tiên nên mới có câu ca dao"Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn. Nước có nguồn mới bể rộng nông sâu". Quả đúng như vậy, từ trước tới nay, người Việt Nam đều rất coi trọng phong tục thờ cúng tổ tiên, việc hưởng thừa kế không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch tài sản từ người đã chết cho người còn sống mà còn bao hàm ý nghĩa tình cảm, tín ngưỡng. Thờ cúng tổ tiên là tấm lòng thành kính thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho cháu con. Nếu như con cháu chính là sự nối tiếp trong dòng chảy của huyết thống qua các thế hệ thì sự chuyển dịch di sản theo chế định thừa kế chính là sự nối tiếp về quyền sở hữu.
Chính vì lẽ đó, một người được coi là đã chết chưa hẳn đã là chấm dứt hoàn toàn các mối liên hệ
mà một phần con người đó vẫn còn hiện hữu trong con cháu, trong những di sản mà người đó để lại.
Ở Việt Nam từ xa đến nay đều có tục lệ thờ cúng tổ tiên, việc hưởng thừa kế không chỉ đơn thuần là việc sử dụng tài sản để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, mà còn hàm chứa cả ý nghĩa tình cảm và tín ngưỡng. Các tài sản của người chết để lại sẽ trở thành di sản, các di sản ấy nếu là nhà đất thì trong nhiều trường hợp, được đánh giá không chỉ bằng giá trị kinh tế hiện thời ở thời điểm họ chết hoặc thời điểm phân chia thừa kế trên thực tế mà bằng con số các thế hệ của những gia đình đã nối tiếp nhau sinh tồn trong đó tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của dòng họ. Mỗi cá nhân trở thành một mắt xích trong dòng chảy của huyết thống, của lịch sử mỗi dòng họ cho nên những tài sản đó không chỉ biểu hiện của vật chất đơn thuần, mà đối với nhiều người nó còn gắn liền với những kỷ niệm, những tình cảm thiêng liêng giữa người còn sống với người đã khuất. Nếu như con cháu chính là sự hóa thân của bố mẹ, ông bà, là sự kéo dài nhân thân của mỗi người thì sự chuyển dịch di sản theo chế định thừa kế chính là sự nối tiếp về quyền sở hữu.
Vì vậy, một người coi là đã chết nhưng chết chưa hẳn là đã chấm dứt mà một phần con người đó còn hiện hữu, tồn tại trong con cháu, trong những di sản mà họ để lại. Chính vì lẽ đó, pháp luật thừa kế của Việt Nam từ xưa đến nay đều lầy quan hệ huyết thống là một trong những căn cứ xác định diện thừa kế theo pháp luật Dưới chế độ phong kiến, với ý thức bảo vệ chế độ tư hữu tài sản nhằm duy trì sự bóc lột của mình, giai cấp thống trị xem quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Thừa kế di sản trong thời kỳ này được xem như một phương tiện để duy trì và bảo vệ khối tài sản cho những người có cùng quan hệ huyết thống. Đến thời kỳ thực dân đô hộ, quan hệ huyết thống vẫn được coi là căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất để xác định diện thừa kế theo luật. Các con đẻ, con nuôi, các cháu, cha mẹ, ông bà nội, các cụ nội, anh chị em ruột của người để lại di sản là những người thuộc diện thừa kế đầu tiên. Chỉ khi nào không còn thân thuộc bên họ nội khi đó di sản thuộc về bên họ ngoại.
Quy định này phản ánh quan hệ huyết thống được các nhà làm luật thời kỳ này đặt lên hàng đầu khi xác định diện thừa kế. Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc bàng hệ được xác định thông qua sự kiện sinh đẻ. Trong xã hội phong kiến với nền kinh tế nông nghiệp còn nghèo nàn, lạc hậu, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tự cung tự cấp là chính nên cần nhiều nhân công cùng hợp tác sản xuất. Tập quán
nhiều thế hệ chung sống dưới một mái nhà đã hình thành từ đó để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh đó, trong xã hội phong kiến, tài sản của cá nhân chủ yếu là đất đai, do đó, thừa kế di sản trong thời kỳ này được xem như một phương tiện để duy trì, bảo vệ và phát triển khối tài sản cho những người có cùng quan hệ huyết thống.
Đến thời kỳ thực dân đô hộ, diện thừa kế theo pháp luật dựa trên cơ sở quan hệ huyết thống vẫn giữ nguyên vị trí quan trọng hàng đầu. Theo đó, các con đẻ, con nuôi, các cháu, cha mẹ, ông bà nội, các cụ nội, anh chị em ruột của người để lại di sản là những người thuộc diện thừa kế đầu tiên và di sản chỉ thuộc về bên họ ngoại khi không còn thân thuộc bên họ nội. Ngay sau khi giành được độc lập, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản trong đó có quy định về vấn đề thừa kế. Theo đó, trong những năm đầu dưới chế độ mới, diện thừa kế được xác định trên hai cơ sở là quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân.
Tuy nhiên, đối tượng thuộc diện thừa kế theo quan hệ huyết thống ban đầu được quy định khá hẹp. Căn cứ theo quy định tại sắc lệnh số 97/SL thì diện thừa kế xét theo quan hệ huyết thống chỉ có con, cháu. Đến Thông tư 1742, diện thừa kế theo quan hệ huyết thống được mở rộng, bao gồm các con đẻ, cháu chắt, cha mẹ của người để lại di sản. Tiếp đó, tại Thông tư số 594 ngày 27/8/1968 của TANDTC, diện thừa kế xét theo quan hệ huyết thống tiếp tục được mở rộng, bao gồm con đẻ, bố mẹ đẻ, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột. Đến Thông tư số 81 đã quy định cụ thể, mở rộng hơn nữa những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật trong đó bao gồm cả những người có quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ với người để lại di sản. Phạm vi những người thừa kế di sản được xác định từ quan hệ huyết thống trực hệ bao gồm cha mẹ đẻ, ông bà nội ngoại, các con đẻ, các cháu nội ngoại của người chết. Phạm vi những người thừa kế di sản được xác định từ quan hệ huyết thống bàng hệ bao gồm anh chị em ruột. Pháp lệnh thừa kế ngày 30/08/1990 ra đời trên cơ sở kế thừa các quy định trước đó và bổ sung những quy định mới để phù hợp với tình hình xã hội lúc bấy giờ. Theo đó, ngoài những đối tượng được quy định tại Thông tư số 81, diện thừa kế theo quan hệ huyết thống còn bao gồm những người thuộc quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ khác đó là cụ nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột của người để lại di sản và những người mà người để lại di sản là cô, dì, chú, bác, cậu ruột.
Việc mở rộng phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo quan hệ huyết thống của BLDS 2005 là hoàn toàn chính xác và hợp lý. Không có lý do gì mà quy định ông bà nội ngoại, cụ nội, cụ ngoại thuộc diện thừa kế của cháu chắt mà cháu chắt lại không thuộc diện thừa kế của ông, bà nội ngoại, cụ nội, cụ ngoại. Vì vậy, việc bổ sung cháu chắt vào diện thừa
kế theo pháp luật là kịp thời và cần thiết. Kế thừa và phát huy những thay đổi quan trọng của pháp luật thừa kế về diện và hàng thừa kế của pháp luật Việt Nam từ những năm 45 đến nay, gần nhất là BLDS 1995 và 2005.BLDS 2015 ra đời có nhiệm vụ hoàn thiện những vướng mắc còn tồn đọng dựa trên thực tế về thừa kế nói riêng và diện thừa kế nói chung. Lễ giáo và truyền thống đạo đức của người Việt Nam vốn rất coi trọng dòng dõi cũng như tổ tiên đã sinh ra mình.
Do đó quan hệ huyết thống là cơ sở quan trọng, cơ bản quy định diện thừa kế theo pháp luật. Sự ổn định và bền vững trong quan hệ của các thành viên trong gia đình, dòng tộc và để bảo vệ hiệu quả hơn quyền thừa kế của công dân nên quan hệ huyết thống luôn luôn là căn cứ quan trọng để xác định diện thừa kế theo quy định của pháp luật. Để tạo điều kiện thắt chặt mối quan hệ của những người ruột thịt, tạo sợi dây tình cảm giữa những người thân trong gia đình đồng thời khuyến khích mọi người thực hiện tốt các quy định của pháp luật nên các nhà làm luật đã xây dựng diện thừa kế dựa trên cơ sở huyết thống. Mặt khác, pháp luật nước ta coi gia đình là tế bào của xã hội, việc tạo cho gia đình đầm ấm hạnh phúc sẽ góp phần làm xã hội ổn định và việc bảo vệ các mối quan hệ trong gia đình cũng là củng cố nền móng của xã hội. Theo mức độ quan hệ với người để lại di sản, BLDS năm 2015 phân những người thuộc diện thừa kế theo huyết thống vào các hàng thừa kế khác nhau.
Trên cơ sở quan hệ huyết thống, diện thừa kế cho đến nay đã được mở rộng ra rất nhiều so với trước đây. Từ chỗ diện thừa kế chỉ được xác định dựa trên cơ sở huyết thống xuôi, con thuộc diện thừa kế của bố mẹ sau đó mở rộng đến bố mẹ thuộc diện thừa kế theo pháp luật của con, ông bà nội ngoại thuộc diện thừa kế của các cháu và ngược lại, cụ nội, cụ ngoại thuộc diện thừa kế của các chắt và ngược lại, anh chị em ruột thuộc diện thừa kế của nhau, cô, dì, chú bác, cậu ruột thuộc diện thừa kế của cháu ruột và ngược lại.
Trong những mối quan hệ huyết thống được quyền hưởng thừa kế theo pháp luật đã nêu ở trên, trước hết phải kể đến mối quan hệ thiêng liêng, cao cả nhất, đó là mối quan hệ giữa con và cha mẹ. Quyền thừa kế theo pháp luật của con không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha, mẹ đẻ. Các con đẻ của người để lại di sản, không phân biệt con trai, con gái, con trong giá thú hay con ngoài giá thú, có năng lực hành vi dân sự hay không đều thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Trước hết, nếu xét về mối quan hệ giữa cha mẹ đẻ với con đẻ, từ cổ xưa cho đến ngày nay đều quy định con cái được thừa kế tài sản do cha mẹ để lại.
Pháp luật thời kỳ phong kiến mặc dù có sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa con trai và con gái nhưng lại rất coi trọng yếu tố huyết thống, dòng tộc và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo nguyên tắc, lễ giáo phong kiến. Luật Hồng Đức quy định con gái được xếp vào hàng thừa kế, con trai và con gái đều được chia phần thừa kế như nhau, nhưng phần đất hương hỏa bao giờ cũng giao cho con trai trưởng giữ, không có con trai trưởng được giao cho con gái trưởng, người con gái trưởng chỉ được hưởng đất hương hỏa một đời mình, sau đó phải trả lại cho nội tộc để đảm bảo dòng chảy liên tục về huyết thống, đất hương hỏa bao giờ cũng thuộc về dòng họ nội. Điều 388 Luật Hồng Đức quy định: "Cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh chị em tự chia nhau thì lấy một phần hai mươi số ruộng đất làm hương hỏa giao cho con trai trưởng giữ, không có con trai trưởng thì giao cho con gái trưởng"
Đến thời kỳ thực dân đô hộ, quyền thừa kế của con cái đối với tài sản của bố mẹ để lại vẫn được pháp thừa nhận. Điều 332 Dân luật Trung kỳ quy định:
“Người nào khi còn sống mà không chia tài sản của mình và cũng không lập chúc thư, đến khi mệnh một thời di sản của người ấy, nếu có con thời để lại cho con. Khi người mệnh một trước kia không chia tài sản của mình và cũng không lập chúc thư mà nói rõ ràng cho đứa con nào, thời con trai, con gái đều được chia tài sản ấy mỗi người một phần bằng nhau”
Nội dung của quy định này phản ánh con cái được hưởng tài sản của bố mẹ không phân biệt con trai, con gái. Trường hợp bố mẹ không để lại di chúc phân chia thì con trai hay gái đều được hưởng bằng nhau. Quy định về việc con được hưởng di sản của cha mẹ tiếp tục được kế thừa và phát triển trong các văn bản pháp luật sau này của chế độ mới. Pháp luật về hôn nhân và gia đình của chế độ mới luôn bảo vệ lợi ích chính đáng của những người con xét về quan hệ huyết thống với cha, mẹ và nghĩa vụ của người làm cha, làm mẹ đối với con.
Sắc lệnh số 97 chính thức quy định diện thừa kế theo pháp luật bao gồm con cháu, vợ hay chồng của người để lại di sản. Và các văn bản được ban hành tiếp theo để điều chỉnh quan hệ thừa kế như Thông tư số 81; PLTK ngày 30/8/1990; BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và hiện nay là BLDS 2015 đều quy định con thuộc diện thừa kế theo pháp luật của bố mẹ.
Quyền thừa kế theo pháp luật của con không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha đẻ, mẹ đẻ. Các con đẻ của người để lại di sản, không phân biệt con trai hay con gái, con trong giá thú hay con ngoài giá thú, có năng lực hành vi dân sự hay không đều thuộc diện diện thừa kế của cha mẹ. Tuy nhiên, việc xác định cha mẹ cho con hiện nay vẫn là một vấn đề
phức tạp và khó khăn. Nhưng điều này lại hết sức cần thiết vì đó là việc xác định huyết thống giữa cha mẹ và con, là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ các quyền nhân thân và quyền tài sản của công dân, trong đó có quyền thừa kế tài sản nếu có tranh chấp xảy ra.
Theo quy định của Luật HN&GĐ con trai, con gái đều có quyền thừa kế như nhau trong việc nhận di sản của bố mẹ để lại. Con đẻ gồm có con chung và con riêng. Con riêng lại gồm có con trong giá thú và con ngoài giá thú.
"Con chung" trước đây pháp luật nước ta gọi bằng thuật ngữ "con chính thức" là người con được sinh ra từ hôn nhân hợp pháp. Về mặt nguyên tắc, các trường hợp sau đây được coi là con chung của vợ chồng:
- Con sinh ra sau khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận và quyết định theo yêu cầu của vợ chồng hoặc cả hai bên vợ chồng.
- Con sinh ra sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai bên vợ chồng nhưng người vợ đã có thai trong thời kỳ hôn nhân
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn nhưng được cả vợ và chồng thừa nhận4.Về nguyên tắc con chung đương nhiên là người thừa kế theo pháp luật của bố mẹ khi bố mẹ qua đời.
- "Con ngoài giá thú" là thuật ngữ để chỉ những người con được sinh ra không phải từ hôn nhân hợp pháp và là đứa trẻ không được người cha thừa nhận. Nói cách khác, con ngoài giá thú là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng hoặc cha mẹ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng việc đăng ký kết hôn chưa được UBND xã, phường, thị trấn công nhận và ghi vào sổ đăng ký kết hôn.
BLDS năm 1995 chỉ quy định trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản bố mẹ cháu khi còn sống được hưởng. Vì vậy, trong thực tiễn áp dụng đã đặt ra vấn đề trường hợp con của người để lại di sản chết cùng một thời điểm với người để lại di sản giải quyết ra sao? Có áp dụng thừa kế thế vị được không? Xung quanh vấn đề này còn có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau, thậm chí trái
4 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.