Thực trạng giải quyết tranh chấp về thừa kế những năm gần đây

Một phần của tài liệu PHáp luật diện hàng thừa kế áp dụng thực tiễn (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ

2.1. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế

2.1.1: Thực trạng giải quyết tranh chấp về thừa kế những năm gần đây

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ xã hội, các tranh chấp về thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng ở nước ta có xu hướng gia tăng về số lượng và phức tạp về nội dung, đặc biệt là các tranh chấp thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất bởi đây là loại tài sản có giá trị lớn và có liên quan mật thiết tới chính sách đất đai của Nhà nước. Thực tiễn giải quyết các trường hợp tranh chấp thừa kế, Tòa án các cấp đã gặp phải không ít khó khăn.

Chế định thừa kế trong BLDS năm 2015 được đánh giá là ngày một hoàn thiện, nhiều nội dung mới được luật hóa từng bước đáp ứng yêu cầu xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về thừa kế vẫn còn những vướng mắc, có nhiều quan điểm, cách hiểu trái ngược nhau về các quy định dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Bên cạnh đó, một số quy định về thừa kế đã không được xây dựng đầy đủ trên nền tảng văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam, dẫn đến phát sinh nhiều bất cập trong thực tiễn áp dụng.

Theo thống kê số lượng vụ án giải quyết tranh chấp thừa kế của TANDTC từ năm 2010 – 2019 cho thấy tình hình thụ lý và giải quyết các tranh chấp thừa kế trong những năm gần đây (từ năm 2010 đến 2019) diễn biến rất phức tạp, tăng giảm thất thường, tỉ lệ vụ án phải giải quyết ngày một nhiều hơn tuy nhiên tỉ lệ tổng các vụ án được giải quyết các vụ án không tăng, số vụ án còn tồn đọng nhiều. Trong các năm gần đây, tốc độ giải quyết tranh chấp thừa kế có chiều hướng giảm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như án tranh chấp thừa kế ngày càng phức tạp, số lượng người thuộc diện thừa kế đông, cư trú ở nhiều địa phương khác nhau, thậm chí ở nước ngoài, việc lấy ý kiến của họ gặp rất nhiều khó khăn; thái độ không chấp hành pháp luật của một số đương sự có tính chất quyết liệt hơn, khó thỏa thuận hơn.

Trong quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy trên thực tế chủ thể tranh chấp di sản thừa kế tuyệt đại đa số là các cá nhân, đối tượng tranh chấp chủ yếu là quyền sử dụng đất và các tài sản trên đất như nhà ở, cây lâu năm một số khác là tiền, vàng, đồ dùng sinh hoạt cá nhân…

Việc tranh chấp thừa kế yếu tố tình cảm gia đình được đề cao nên tranh chấp thừa kế thường được giải quyết trong phạm vi gia đình, chỉ tới khi tranh chấp đó tới đỉnh điểm không thể tự thỏa thuận, hòa giải với nhau buộc những cá nhân, tổ chức được thừa kế và những người có liên quan khác mới gửi đơn lên yêu cầu Tòa án giải quyết.

Bên cạnh đó, việc các văn bản hướng dẫn còn thiếu, không đồng bộ có ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng vào giải quyết các vụ án cụ thể (những qui định liên quan đến di sản là quyền sử dụng đất, liên quan đến diện hưởng thừa kế là con nuôi, con riêng...). Do vậy, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng việc xét xử các vụ án tranh chấp thừa kế của Tòa án có tỉ lệ giải quyết án chưa cao, còn chậm, còn có vụ án bị kéo dài.

Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Theo nguyên tắc phân chia di sản theo trình tự hàng, người thừa kế ở hàng thứ nhất có quyền hưởng di sản trước tiên so với các hàng thừa kế sau. Thừa kế theo hàng là thừa kế theo trật tự hàng gần hơn loại hàng xa hơn. Thừa kế theo trật tự hàng mang tính chất tuyệt đối.

 Những vụ án cụ thể liên quan đến diện và hàng thừa kế

Vụ án thứ nhất: Tranh chấp chia thừa kế tại tổ 35, cụm 5, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.9

Nội dung án sơ thẩm

Cụ Nguyễn Đình Tân và chết năm 1949 có vợ là cụ Trịnh thị Hợi chết năm 1986.

Hai cụ có 6 người con, gồm:

1. Bà Nguyễn Thị Chung chết năm 1998 có chồng là ông Diễm và có 6 người con là anh Chiểu, anh Hoài, chị Hân, anh Hoán, chị Thạch và anh Hãn. Trong đó có anh Hãn chết năm 1996, có vợ là chị Phạm Thị An và con là Nguyễn Minh Nghĩa.

2. Ông Nguyễn Đình Trọng.

3. Ông Nguyễn Đình Thảo.

4. Bà Nguyễn Thị Kính.

5. Bà Nguyễn Thị Hiếu.

9bản án số 35/ DSPT ngày 02/02/2005 của TAND thành phố Hà Nội đã sửa án sơ thẩm số 11/ DSST ngày 16/8 và 19/8/2004 của TAND quận Tây Hồ.

6. Ông Nguyễn Đình Hùng.

Về di sản: Cụ Tân, cụ Hợi có một khối tài sản gồm 01 nhà xây gạch, lợp ngói 5 gian trên diện tích đất 563 m2 tại tổ 35, cụm 5, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, hiện do ông Trọng đang quản lý, sử dụng.

Ngày 03/3/2003 ông Thảo, ông Hùng có đơn xin chia thừa kế di sản của cụ Tân, cụ Hợi ( bố, mẹ của hai ông) để lại.

Tại bản án số 11/ DSST ngày 16/8 và 19/8/2004 của TAND quận Tây Hồ đã xử:

Chấp nhận đơn kiện xin chia thừa kế của ông Thảo, ông Hùng.

Xác nhận hàng thừa kế thứ nhất của cụ Tân, cụ Hợi gồm: ông Thảo, ông Hùng, ông Trọng, bà Kính, bà Hiếu, bà Chung.

Bà Chung chết năm 1998 nên chồng là ông Diễm và các con là anh Chiểu, anh Hoài, anh Hoán, chị Hân, chị Thạch và anh Hãn là hàng thừa kế thứ nhất hưởng kỷ phần thừa kế của bà Chung.

Anh Hãn chết năm 1996 nên chị An là vợ và con là cháu Nghĩa là hàng thừa kế thứ nhất hưởng kỷ phần thừa kế của anh Hãn.

Trên cơ sở diện và hàng thừa kế xác định như đã nêu trên, quyết định của bản án sơ thẩm đã phân chia di sản thừa kế của cụ Tân, cụ Hợi để lại cho các đồng thừa kế căn cứ vào kỷ phần mỗi người được hưởng.

Không đồng ý với quyết định bản án sơ thẩm, ông Thảo, ông Hùng, ông Trọng cùng có đơn và nộp dự phí kháng cáo theo qui định của pháp luật.

Tại cấp phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định: Về diện và hàng thừa kế, cấp sơ thẩm căn cứ vào quan hệ huyết thống xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Tân, cụ Hợi gồm ông Thảo, ông Hùng, ông Trọng, bà Kính, bà Hiếu, bà Chung là có căn cứ, đúng pháp luật.

Bà Chung chết năm 1998, cấp sơ thẩm căn cứ vào quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống xác định hàng thừa kế thứ nhất của bà Chung gồm ông Diễm (chồng bà Chung) và các con của bà Chung là anh Chiểu, anh Hoài, anh Hoán, chị Hân, chị Thạch và anh Hãn là có căn cứ và đúng pháp luật.

Anh Hãn chết năm 1996, cấp sơ thẩm xác định hàng thừa kế thứ nhất của anh Hãn gồm vợ anh Hãn là chị An và con là cháu Nghĩa. Cấp phúc thẩm nhận định, do anh Hãn chết năm 1996 bà Chung chết năm 1998 (con chết trước mẹ), căn cứ Điều 677 BLDS năm 2005 qui

định về thừa kế thế vị, chỉ có cháu Nghĩa con của anh Hãn là người được hưởng di sản của bà Chung. Chị An không thuộc diện hưởng thừa kế trong trường hợp trên.

Tại án số 35/ DSPT ngày 02/02/2005 của TAND thành phố Hà Nội đã sửa án sơ thẩm số 11/ DSST ngày 16/8 và 19/8/2004 của TAND quận Tây Hồ trong đó có nội dung chị An không thuộc diện hưởng thừa kế trong vụ án này.

* Nhận xét: Diện hưởng thừa kế theo quan hệ huyết thống là một trong những căn cứ quan trọng, cơ bản nhất để xác định người được hưởng di sản thừa kế của người chết để lại.

Thừa kế thế vị là sự phản ánh sâu sắc nhất về diện thừa kế theo quan hệ huyết thống, chỉ có cháu chắt của người chết mới có quyền hưởng thừa kế của họ trong trường hợp người sinh ra người cháu, chắt đó chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản.

Vụ án thứ hai: Tranh chấp chia thừa kế nhà đất tại 34 Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội10

Nội dung án sơ thẩm

Cụ Trần Gia Tĩnh có vợ cả là cụ Dương Thị Chi và vợ hai là cụ Lê Thị Chinh.

Cụ Tĩnh, cụ Chi có 6 người con là bà Trang, bà Trại, bà Dinh, ông Cơ, ông Quảng, bà Phượng.

Cụ Tĩnh, cụ Chinh có 3 người con là ông Võ, ông Hùng, ông Tiến.

Cụ Tĩnh, cụ Chi, cụ Chinh có di sản gồm: Nhà 34 Hàng Gai, nhà 23 và 42 ngõ chợ Khâm Thiên, nhà 120 ngõ Văn Chương, Hà Nội.

Cụ Tĩnh chết năm 1955, cụ Chi chết năm 1940, cụ Chinh chết năm 1990 đều không có di chúc.

Tháng 11/2004 bà Trại nộp đơn xin chia thừa kế di sản của cụ Tĩnh, cụ Chi, cụ Chinh tại TAND quận Hoàn Kiếm theo qui định của pháp luật.

Tại bản án số 21/ DSST 12/6/2005 của TAND quận Hoàn Kiếm đã quyết định:

Chấp nhận yêu cầu xin chia thừa kế của bà Trại. Di sản của cụ Tĩnh, cụ Chi, cụ Chinh được chia theo pháp luật. Các con của cụ Tĩnh, cụ Chi, cụ Chinh là bà Trang, bà Trại, bà Dinh, ông Cơ, ông Quảng, bà Phượng, ông Võ, ông Hùng, ông Tiến thuộc hàng thừa kế thứ nhất, được hưởng di sản của các cụ để lại.

10bản án số 21/ DSST 12/6/2005 của TAND quận Hoàn Kiếm

Do ông Cơ chết năm 1992 và vợ của ông Cơ cũng đã chết trước ông Cơ, nên kỷ phần của ông Cơ được hưởng từ di sản của cụ Tĩnh, cụ Chi, cấp sơ thẩm đã chia cho các con của ông Cơ được hưởng. Trong số những người con của ông Cơ có chị Phương chết năm 1997, kỷ phần của chị Phương được hưởng từ kỷ phần của ông Cơ, cấp sơ thẩm chia cho hai con của chị là Nga, Hiền.

Quyết định của bản án sơ thẩm bị kháng cáo theo qui định của pháp luật.

Tại cấp phúc thẩm, anh Đồng chồng chị Phương hiện đang cư trú tại tỉnh Vĩnh Long, có đơn đề nghị cấp phúc thẩm xem xét bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và xin được tham gia từ giai đoạn sơ thẩm để có điều kiện trình bày nguyện vọng và quan điểm của mình.

Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ có đủ căn cứ xác định: anh Đồng là chồng hợp pháp của chị Phương, thuộc diện hưởng thừa kế di sản của chị Phương cùng các con là Nga và Hiền. Việc tòa án cấp sơ thẩm không đưa anh Đồng tham gia giải quyết vụ án, là bỏ sót người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của anh Đồng. Anh Đồng có nguyện vọng được tham gia giải quyết vụ án từ giai đoạn sơ thẩm là hoàn toàn chính đáng, phù hợp với qui định của pháp luật.

Vì lẽ trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã quyết định hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án về Tòa án quận Hoàn Kiếm để điều tra xét xử lại theo trình tự sơ thẩm, với thành phần hội đồng xét xử khác.

* Nhận xét: Quan hệ vợ chồng (quan hệ hôn nhân) đang tồn tại, nếu một người (vợ hoặc người chồng) chết, người còn sống (chồng hoặc vợ) sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản của người chết để lại. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng được pháp luật bảo vệ.

Một phần của tài liệu PHáp luật diện hàng thừa kế áp dụng thực tiễn (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)