CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ
2.1. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế
2.1.3 Diện và hàng thừa kế theo pháp luật- Một số điểm hạn chế
Về các hàng thừa kế theo quy định tại điều 651 BLDS, còn tồn tại một số vấn đề mà ta cần phải xem xét sau:
– Thứ nhất, về phạm vi những người thừa kế theo hàng: Nếu xét theo đời từ trên xuống theo quan hệ huyết thống trực hệ thì có các cụ nội của người để lại di sản là bậc trên và bâc thấp nhất có các chắt của người để lại di sản. Như vậy, đã có 06 đời theo quan hệ huyết thống thuộc hàng thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Sáu đời có quan hệ huyết thống trực hệ, nếu xét về quan hệ huyết thống theo thời gian trung bình của thế hệ này đến thế hệ kia theo cách tính trung bình khoảng từ mười năm đến hai mươi năm thì tổng số năm của 06 đời thấp nhất là 100 năm và cao nhất là 120 năm. Cách dự liệu của pháp luật về những người thừa kế theo trình tự hàng là tương đối hiện thực và phù hợp với quy luật tự nhiên của cuộc sống con người. Theo cách tính huyết thống bàng hệ thì có chú, bác, cô, dì, cậu ruột của người để lại di sản; có anh, chị, em của người để lại di sản và có các con của anh, chị, em ruột của người để lại di sản.
– Thứ hai, xét về cơ cấu người trong một hàng thừa kế.
+ Tại hàng thừa kế thứ nhất: Bề trên có cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của người để lại di sản; ngang bậc có vợ chồng bề dưới có các con đẻ, con nuôi của người chết. Tại hàng thừa kế thứ nhất gồm những người có quan hệ huyết thống trực hệ với người để lại di sản bề trên và bề dưới; có quan hệ hôn nhân giữa vợ hoặc chồng của người chết. Những người này có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau và là diện đương nhiên của nhau theo quy định của pháp luật. Xét về bản chất của pháp luật thừa kế thì những người được quy định tại hàng thừa kế thứ nhất là phù hợp. Tuy nhiên vợ chồng có quyền thừa kế theo pháp luật của nhau tại hàng thừa kế thứ nhất không hẳn là không có những quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng không nên xếp vợ hoặc chồng của người để lại di sản vào hàng thừa kế thứ nhất của nhau. Vì thừa kế có bản chất là để lại cho các con, các cháu của người chết được hưởng, còn vợ hoặc chồng của người này đã có một nửa tài sản với tư cách là đồng sở hữu chung hợp nhất được chia rồi. Tuy vậy, pháp luật quy định vợ và chồng có quyền thừa kế di sản của nhau nhằm xác định quan hệ bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ nhân thân và tài sản.
Địa vị pháp lý của người vợ và người chồng được đặt ngang với quan hệ huyết thống. Đây là một cuộc cách mạng xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ và mất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. Dù nhiều quan điểm khác nhau xung quanh việc vợ chồng có quyền thừa kế di sản tại hàng thừa kế thứ nhất tính đến thời điểm hiên nay là phù hợp.
Vì vợ và chồng có quan hệ hôn nhân, là đại diện đương nhiên của nhau và còn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp một bên không có khả năng lao động. Vợ và chồng là những người có quan hệ thân thiết nhất, theo đó họ co nghĩa vụ theo luật định đối với nhau và có quyền thừa kế di sản của nhau là hợp lý.
+ Tại hàng thừa kế thứ hai, gồm những người có quan hệ huyết thống trực hệ bề trên và bề dưới với người để lại di sản là ông, bà nội, ngoại. Những người có quan hệ huyết thống bàng hệ là anh, chị, em ruột của người để lại di sản.
Theo quy định trên pháp luật đã quan tâm đến về cơ cấu địa vị pháp lý của chủ thể trong quan hệ thừa kế theo hàng, vì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại được thừa kế của cháu ruột, và ngược lại cháu ruột được thừa kế của ông bà trong cùng một hàng. Quy định đối xứng như vậy đã làm rắc rối thêm cho việc giải quyết liên quan đến việc hưởng di sản thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai. Bởi vì, cháu đã được thừa kế thế vị tại điều 677 BLDS, do vậy không nên quy định các cháu nội, ngoại của người để lại di sản trong hàng thừa kế thứ hai.
Nếu quy định như pháp luật hiện hành thì cháu là một chủ thể được ưu tiên hưởng di sản
thừa kế nếu không thừa kế thế vị thì thừa kế theo hàng khi có đủ các điều kiện nhận di sản theo hàng thừa kế thứ hai hoặc thừa kế thế vị của ông bà nội, ngoại.
+Tại hàng thừa kế thứ ba, cũng theo phép đối xứng như hàng thừa kế thứ hai các cụ nội, ngoại được thừa kế theo hàng thừa kế thứ ba của chắt, theo đó chắt cũng được thừa kế thứ ba của người chết mà người chết là cụ nội, ngoại. Chắt được quy định thừa kế thế vị theo quy định tại điều 677 BLDS, không nên quy định chắt được thừa kế theo hàng thừa kế thứ ba. Bởi vì, theo logic chắt được hưởng thừa kế thế vị là một cách hưởng di sản theo quy định của pháp luật lợi ích của chắt được bảo đảm trong quan hệ thừa kế thế vị, là hưởng di sản có điều kiện cha, mẹ chắt chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản mà không phải tuân theo nguyên tắc hàng thừa kế
Thứ ba, hàng thừa kế thứ hai cháu chỉ được thừa kế của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại khi ở hàng thừa kế thứ nhất có một người thừa kế là cha đẻ (mẹ đẻ) bị mất quyền hưởng di sản hoặc có nhiều người thừa kế nhưng tất cả đều không có quyền hưởng di sản hoặc không nhận di sản, thì cháu cùng với anh chị em ruột của người chết sẽ được hưởng di sản của ông bà. Trên thực tế trường hợp này rất khó xảy ra. Mặt khác, quan hệ giữa cháu nội với ông nội, bà nội là quan hệ huyết thống trực hệ và nếu xét về quan hệ gia đình truyền thống thì giữa ông nội, bà nội và cháu nội là một gia đình, cháu phải nuôi dưỡng thờ cúng ông bà, cho nên cháu cần được hưởng di sản trước anh chị em ruột của người chết. Trường hợp không có cháu hoặc chắt thì anh chị em ruột được hưởng di sản của người chết.
Thứ tư, theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì cháu ở hàng thứ hai chỉ được nhận di sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại khi hàng thứ nhất có một người thừa kế duy nhất còn. Trường hợp này nếu cha đẻ, mẹ đẻ của cháu không nhận hoặc không có quyền nhận di sản của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì di sản chia cho người thừa kế hàng thứ hai là cháu. Ngược lại, nếu hàng thứ nhất nhiều người thừa kế trong đó có một người là cha hoặc mẹ cháu không nhận di sản, không có quyền nhận di sản… Thì phần di sản lẽ ra cha mẹ cháu được hưởng sẽ chia cho những người thừa kế cùng hàng là cô, dì, chú, bác ruột của cháu. Trường hợp này vô hình chung những người thừa kế hàng thứ nhất được hưởng nhiều hơn một suất theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi của các cháu, pháp luật nên cho phép cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu không được hưởng.
Thứ năm, khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự quy định những người thừa kế hàng sau chỉ được hưởng di sản nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết…Quy định này mâu thuẫn với Điều 652 là cháu thừa kế thế vị khi bố hoặc mẹ chết trước hoặc chết cùng ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, vì vậy nếu cháu thế vị thì hàng thứ hai hoặc thứ ba không được hưởng di sản.