Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Iran

Một phần của tài liệu PHáp luật diện hàng thừa kế áp dụng thực tiễn (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ

2.2 So sánh diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt nam với quy định của một số nước trên thế giới

2.2.4 Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Iran

Iran là nước mà phần đông dân số theo đạo Hồi, một đạo không mấy phổ biến ở nước ta. Do đó pháp luật thừa kế của Iran cũng có nhiều điểm giống và khác biệt so với pháp luật thừa kế Việt Nam.

Trước hết là căn cứ xác định quyền thừa kế. Như các nước Pháp, Nhật, Iran cũng xác định quyền thừa kế dựa theo hai mối quan hệ chính là quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân theo điều 861-BLDS của nước cộng hòa Hồi giáo Iran (The civil code of the Islamic repuclic of Iran).

Thứ hai là các quy định về diện và hàng thừa kế: Xét theo mối quan hệ huyết thống, luật pháp Iran cũng chia ra làm 3 hàng thừa kế ( điều 862):

- Hàng thứ nhất: Cha mẹ và con của người chết

- Hàng thứ hai: Ông bà, anh chị em và con gái của anh chị em người chết ( cháu ruột) - Hàng thứ ba: Cô, dì, chú ,bác và con cái của họ

Điều 864 – BLDS Iran:” Một ví dụ về những người thừa kế theo quan hệ hôn nhân là vợ chồng hoặc những người vợ, chồng còn sống của người chết “ .

 So sánh với pháp luật Việt Nam

Vậy là đối với hàng thừa kế cả ba hàng thừa kế theo luật của Iran đều khác biệt với luật Việt Nam. Hàng thứ nhất chỉ có cha mẹ và con chứ không có vợ hoặc chồng của người chết.

Cháu ruột được đưa lên thừa kế ở hàng thứ hai khác với qui định ở hàng thứ ba của nước ta.

Hàng thứ ba của luật Iran chỉ có cô dì chú bác và con cái họ mà không có trường hợp cụ và chắt. Ở đây ta có thể thấy luật pháp Iran có một điểm khá kì lạ đó là nếu bác chết thì cháu ruột được hưởng thừa kế ở hàng thứ hai nhưng khi cháu chết bác lại được thừa kế ở hàng thứ ba và anh em họ cũng được hưởng quyền thừa kế ở hàng thứ ba của nhau chứ không như ở Việt Nam anh em họ chỉ có thể hưởng thừa kế trong trường họp thừa kế thế vị. Theo luật Iran, vợ chồng được xét vào diện thừa kế nhưng lại không thuộc các hàng thừa kế trên mà thuộc các qui định thừa kế về mối quan hệ hôn nhân.

KẾT LUẬN

Tuy còn những hạn chế nhất định nhưng có thể khẳng định rằng: Pháp luật thừa kế được ban hành đã phản ánh mức độ phát triển của công tác lập pháp ở nước ta phát triển phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập năm 1945 đến khi pháp luật về thừa kế được sửa đổi và ban hành trong BLDS năm 2005, tiếp sau đó là BLDS 2015. Chúng ta đã có một văn bản pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật tương đối tổng hợp, toàn diện và thống nhất để điều chỉnh quan hệ thừa kế nói chung và quan hệ thừa kế theo pháp luật nói riêng ở nước ta. Pháp lệnh thừa kế không phủ định mà còn có tính kế thừa, củng cố và phát triển các nguyên tắc cơ bản về thừa kế đã được quy định tại BLDS năm 1995. Hơn nữa, đó còn là hệ quả của sự vận động trong tiến trình hoàn thiện thêm một bước pháp luật thừa kế ở Việt Nam. Pháp luật thừa kế đã đóng vai trò lịch sử quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta. Quy định về diện thừa kế và ba hàng thừa kế rõ rang minh bạch là một bước tiến quan trọng trong quá trình lập pháp ở nước ta dưới chế độ XHCN luôn bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người thừa kế có quan hệ huyết thống với người để lại di sản. Nhìn lại cả quá trình xây dựng và phát triển pháp luật thừa kế nói chung là quá trình hoàn thiện những quy định về hàng và diện thừa kế nói riêng, để có thể nhận định rằng các hàng thừa kế do pháp luật Việt Nam quy định đã cơ bản phù hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội trong giai đoạn hiện nay nhưng vẫn giữ được những sắc thái riêng về vấn đề thừa kế tài sản của công dân Việt Nam là bảo vệ quyền thừa kế của những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản.

I.Danh mục văn bản pháp luật:

1. Bộ luật dân sự 2005 2. Bộ luật dân sự 2015 3. Bộ luật dân sự 1995

4. Bộ luật dân sự Liên Bang Nga 5. Bộ luật dân sự Nhật bản

6. Bộ luật dân sự Cộng Hòa Pháp 7. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 8. Bộ luật dân sự Iran

9. Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan (1995), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội

10. Bộ dân luật Bắc kì 1931 11. Bộ dân luật Trung kì 1936

12. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995.

13. Bộ Tư pháp (1956), Thông tư số 1742-BNC ngày 18/9 quy định một số vấn đề về thừa kế, Hà Nội.

14. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

15. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946.

16. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 17. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 18.Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 19.Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 20.Luật nuôi con nuôi 2010

II. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt

một số quy lệ và chế định trong Dân luật.

22. Nguyễn Mạnh Bách (1993), Chế độ hôn sản và thừa kế trong luật Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Trần Hữu Biền và Đinh Văn Thanh (1995), Hỏi đáp về pháp luật thừa kế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

24. Trường Đại học Luật Hà Nội, (1998), Giáo trình Luật Dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

25. Hoàng Việt luật lệ 1812

26. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2000), Quốc triều Hình luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

27. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2001), Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

28. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.

29. Đinh Trung Tụng (2001), "Khái quát một số điểm mới của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000", Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề về Luật Hôn nhân và Gia đình.

30. Phùng Trung Tập (2004), thừa kế theo pháp luật 1945 đến nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

31. Trường đại học luật Hà Nội (2006), giáo trình luật hiến pháp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

32. Phạm Văn Tuyết (2007), thừa kế theo quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng. NXB chính trị quốc gia

Một phần của tài liệu PHáp luật diện hàng thừa kế áp dụng thực tiễn (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)