Giá trị của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu Luan van quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 43 - 47)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN THANH TRÌ

1.2. Tổng quan huyện Thanh Trì và hệ thống di tích lịch sử - văn hóa

1.2.4. Giá trị của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của huyện Thanh Trì

1.2.4.1. Giá trị của di tích trong phát triển kinh tế - xã hội

Luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua đã khẳng định “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó nhiệm vụ thứ tư là bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa.

Di sản văn hoá tồn tại dưới dạng vật thể và phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể gồm di tích, di vật và môi trường cảnh quan xung quanh di tích đó.

Theo kết quả kiểm kê, huyện Thanh Trì có tổng số 153 di tích xếp hạng và chưa xếp hạng, trong đó có 64 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 18 di tích xếp hạng cấp Thành phố, còn lại 71 di tích chưa xếp hạng, 5 di tích được gắn biển là di tích cách mạng kháng chiến, 2 đài tưởng niệm Bác Hồ về thăm huyện. Có thể nói hệ thống di tích ở huyện Thanh Trì đa dạng về loại hình, phong phú về chủng loại, là di sản văn hóa quý báu nếu được bảo tồn, khai thác có hiệu quả sẽ là nguồn lực to lớn phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

1.2.4.2. Giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ

Di sản văn hóa nói chung, hệ thống di tích nói riêng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ của huyện Thành Trì truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc. Công tác giáo dục

lịch sử truyền thống cách mạng thông qua các di tích lịch sử cách mạng đã nhận được sự quan tâm lớn của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Thanh Trì. Có thể nói, hệ thống di tích của huyện Thanh Trì góp phần tô điểm, thắp sáng lên truyền thống yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đi trước đã anh dũng hi sinh để giữ gìn độc lập của đất nước. Chính điều đó tạo nên tính chất lâu bền cho mỗi di tích và lan truyền rộng rãi cho nhiều thế hệ sau.

1.2.4.3. Nguồn lực để phát triển kinh tế và du lịch

Huyện Thanh Trì có cơ sở hạ tầng phát triển và số lượng di tích tướng đối lớn, trong đó có 82/153 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố, cùng với hàng trăm lễ hội lớn nhỏ đã thu hút được đông đảo du khách thập phương. Hàng năm vào dịp lễ hội đầu xuân, các di tích đã thu hút được hàng vạn lượt khách tham quan, du lịch. Kèm theo đó là sự phát triển của các ngành dịch vụ văn hóa ẩm thực, hàng thu công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, các loại hình văn hóa phi vật thể như múa rồng, múa lân và các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian. Có thể khẳng định rằng, hệ thống di tích ở huyện Thanh Trì có sức hấp dẫn đối với du khách thập phương, là nguồn lực to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.

1.2.4.4. Cố kết cộng đồng và phát triển xã hội

Ngày nay, vơi sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, con người ngày càng bận bịu hơn với công việc, cần phải lo toan nhiều hơn cho cuộc sống, con người dường như bận rộn hơn, không còn có thời gian để dành cho các hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống và các hoạt động cộng đồng. Những điều đó vô hình đã cản trở, chiếm lấy thời gian của con người, khiến cho các hoạt động thiếu tính gắn kết cộng đồng.

Thông qua các hoạt động thực tế cho ta thấy rằng, các di tích lịch sử - văn hóa đã là sợi dây gắn kết giữ con người với con người, thông qua các

hoạt động lễ hội, tham quan, tổ chức dã ngoại, du lịch tâm linh. Với những giá trị về chân – thiện – mỹ, hệ thống di tích trên địa bàn huyện Thanh Trì góp phần hoàn thiện con người, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Qua đó trau rồi đạo đức, lối sống, niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước, yêu lao động, lòng biết ơn để từ đó sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới, có sức đề kháng trước những sản phẩm văn hóa độc hại, lối sống không lành mạnh, tạo ra một xã hội phát triển bền vững.

1.2.4.5. Những giá trị về mặt lịch sử

Huyện Thanh Trì còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử ghi dấu những sự kiện, những địa danh lịch sử gắn với các danh nhân nổi tiếng của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử được nhiều người biết đến. Một số di tich tiêu biểu, như: Đình Huỳnh Cung là nơi thành lập đội Thiếu niên Bát Sát; Trại An Trí là di tích tội ác thực dân Pháp; chùa Đông Phù là nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Phù; chùa Hữu Lê, nhà thờ họ Nguyễn Duy là nơi có hầm trú ẩn nuôi giấu cán bộ cách mạng; thôn Huỳnh Cung xã Tam Hiệp là nơi Bác Hồ về thăm và chúc Tết nhân dân xã Tam Hiệp ngày 25/1/1963; thôn Tả Thanh Oai xã Tả Thanh Oai là nơi Bác Hồ về thăm và tát nước chống hạn cùng nhân dân xã Tả Thanh Oai ngày 12/1/1958.

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện Thanh Trì còn tôn thờ rất nhiều những anh hùng dân tộc, các nhà trí sĩ yêu nước, các địa danh gắn với các sự kiện lịch sử quan trọng chống giặc ngoại xâm, là mốc son chói lọi để thế hệ trẻ học tập, phấn đấu, xây dựng huyện Thanh Trì ngày càng giàu mạnh.

1.2.4.6. Giá trị về nghệ thuật và thẩm mỹ

Cũng như biết bao làng quê ở Việt Nam, các xã trên địa bàn huyện Thanh Trì là nơi cất giữ nhiều giá trị di sản văn hóa truyền thống. Kiến trúc đình, đền, chùa…là kết tinh giữa kiến trúc nghệ thuật và những giá trị tín ngưỡng thờ tự của người Việt. Mỗi một ngôi đình, đền, chùa là công trình

kiến trúc thể hiện sự hưng thịnh, các dấu ấn để lại theo dòng lịch sử, giá trị của di tích kiến trúc nghệ thuật thể hiện ở quy hoạch tổng thể và bố cục kiến trúc, ở sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan, ở những bức chạm khắc trên kết cấu gỗ, ở vẻ đẹp thánh thiện của những pho tượng cổ, ở nét chạm tinh xảo của những đồ thờ tự, và những kiến trúc độc đáo thể hiện sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên. Có thể nói, hệ thống di tích của huyện Thanh Trì phong phú về loại hình và có giá trị lịch sử - văn hóa vô cùng to lớn trong đời sống xã hội, góp phần làm giàu thêm cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, là nguồn sử liệu hỗ trợ cho công việc nghiên cứu và giáo dục truyền thống văn hóa về sau.

Tiểu kết

Tại chương 1, luận văn đã hệ thống hóa và khái quát những quan niệm cơ bản về di sản văn hóa, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; làm rõ khái niệm về di tích lịch sử - văn hóa, nêu các quản điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước, quy định của thành phố Hà Nội về công tác quản di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng. Đồng thời, giới thiệu tổng quan hệ thống di tích trên địa bàn huyện Thanh Trì. Tiến hành phân loại theo loại hình di tích, phân tích cấp độ di tích trên cơ sở khái quát một số tích tiêu biểu, được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia.

Ngoài ra, luận văn còn đi sâu nghiên cứu, phân tích hệ giá trị của hệ thống di tích, như: Giá trị trong phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ, là nguồn lực để phát triển kinh tế và du lịch, vai trò cố kết cộng đồng và phát triển xã hội, giá trị về mặt lịch sử, giá trị về thẩm mỹ, nghệ thuật. Đây được coi là những giá trị nổi bật của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của huyện Thanh Trì cần được bảo tồn và phát huy trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa một cách toàn diện.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luan van quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)