Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN
2.2. Thực trạng quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Thanh Trì
Hàng năm phòng VH&TT xây dựng kế hoạch xây dựng, tôn tạo hệ thống di tích đang bị xuống cấp để trình UBND huyện Thanh Trì phê duyệt.
Từ 2013 đến nay huyện Thanh Trì đã tiến hành xây dựng, tôn tạo được 23 di tích, trong đó có 13 di tích đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 03 di tích đang lập dự án, 05 di tích đang thi công và 02 di tích đã làm thủ tục nhưng chưa có kinh phí để tu bổ. Phòng VH&TT huyện Thanh Trì cũng đã phối hợp với các địa phương để kiểm kê, lập danh sách di tích đang bị xuống cấp để có phương án sửa chữa. Viêc lập hồ sơ xin tu bổ các hạng mục di tích đều tuân thủ theo hướng dẫn của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội. Hoạt động xây dựng, tu bổ di tích từ khâu lập kế hoạch, thẩm định, phê duyệt và triển khai dự án đều tuân thủ đúng quy định. Tình trạng tu bổ trái phép, lấn chiếm hủy hoại di tích, mất vệ sinh môi trường tại các di tích đang từng bước được khắc phục và đi vào nề nếp.
Trong năm 2016, phòng VH&TT huyện Thanh Trì xây dựng kế hoạch tu bổ, tôn tạo các hạng mục di tích đã được xếp hạng, đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Thành phố Hà Nội xem xét, bổ sung hỗ trợ kinh phí trong việc tu bổ tôn tạo cho 05 di tích, gồm đình các hạng mục: Đình Hoa Xá sửa chữa Hậu cung; Đền Thọ Am sửa chữa tổng thể ngôi đền; Đình Phú Diễn sửa chữa đình đại đình và hậu cung; Chùa Ứng Linh sửa chữa tam bảo; Đình Yên Ngưu sửa chữa toàn bộ hệ thống khung gỗ của ngôi Đình. Nguồn vốn dự kiến của nhà nước là 3 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa là 1 tỷ đồng [PL3.1, tr.119].
Có thể nói, huyện Thanh Trì trong những năm qua đã được sự quan tâm của thành phố Hà Nội trong việc đầu tư xây dựng, tôn tạo hệ thống di tích.
Nhiều di tích đã được tu sửa khang trang đã thu hút đông đảo tăng ni, phật tử và du khách thập phương về chiêm bái. Huyện cũng đã ra văn bản phân cấp quản lý đến từng địa phương trong việc thành lập Ban QLDT nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác giá trị di tích của địa phương. Bên cạnh những thành tựu đạt, nhiều hạng mục di tích cấp quốc gia và cấp thành phố do chưa có nguồn kinh phí tu bổ, tôn tạo đang bị xuống cấp trầm trọng.
Tử những khó khăn trên, phòng VH&TT nghiên cứu đề xuất với UBND huyện Thanh Trì các giải pháp thu hút xã hội hóa trong việc bảo tồn, khai thác giá trị di tích. Đồng thời, đề nghị Sở VH&TT Hà Nội và UBND thành phố Hà Nội xem xét, bổ sung hỗ trợ kinh phí tu bổ tôn tạo di tích từ nguồn kinh phí ngân sách Thành phố và Trung ương giai đoạn 2016 - 2020.
2.2.2. Ban hành các văn bản nhà nước về hoạt động quản lý di tích lịch sử - văn hóa
Trong công tác tuyên truyền, phòng VH&TT đã tham mưu cho huyện Thanh Trì thực hiện phân cấp quản lý di tích trên địa bàn nhằm xác định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của các cấp, các ngành ở địa phương, đặc biệt là trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp xã và Trưởng ban QLDT về hoạt động quản lý di tích trên địa bàn mình quản lý.
Phòng VH&TT phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sau rộng Luật di sản văn hóa, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, số lượng cán bộ của phòng VH&TT còn mỏng nên việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật còn chậm so với tiến độ đề ra, hiệu quả chưa cao;
đặc biệt là việc xây dựng các quy chế và hướng dẫn thực hiện các thông tư, nghị định còn chậm so với yêu cầu đặt ra.
2.2.3. Lập hồ sơ quản lý di tích lịch sử - văn hóa
Để triển khai công tác quản lý di tích có hiệu quả thì khâu quan trọng là phải nắm được thực trạng và cần phải làm gì để quản lý di tích đó. Để làm được việc trên phải kết hợp song song hai việc, đó là khâu tổ chức sưu tầm và nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ di tích. Hàng năm, phòng VH&TT huyện Thanh Trì lên kế hoạch tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng của di tích, nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ về di tích.
Đối tượng khảo sát không chỉ là các di tích đã được xếp hạng mà cả những di tích chưa được xếp hạng. Tuy nhiên so với các di tích chưa được nhà nước xếp hạng thì hồ sơ còn đơn giản, công tác trùng tu tôn tạo, giá trị di tích về lịch sử (lịch sử hình thành di tích, quá trình trùng tu, tôn tạo…) mới chỉ được dừng lại ở con số thống kê được số lượng và đã tiến hành phiên âm dịch nghĩa nội dung, cơ bản đã nắm được thân thế và sự nghiệp của các vị thần được thờ phụng.
Trong quá trình triển khai lập hồ sơ xếp hạng đã được nghiên cứu bài bản, kỹ lưỡng và hoàn thiện được hồ sơ quản lý di tích lịch sử hình thành như: thực trạng đất đai, cảnh quan môi trường, khoanh vùng bảo vệ, cấp giấy chứng nhận quyềng sử dụng đất đối với cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là khâu quan trọng đối với việc quản lý và phát huy những giá trị của di tích.
Chỉ có những kết quả nghiên cứu khoa học mới giúp cho việc đánh giá những giá trị của di tích cũng như huy động được nhiều nguồn lực cho việc giữ gìn và phát huy tác dụng của di tích đối với cộng đồng.
Thực hiện chỉ thị 05/ CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích, huyện Thanh Trì giao cho phòng VH&TT phối hợp với Ban QLDT xã thực hiện tổng kiểm kê và lập danh mục các di vật, cổ vật tại các di tích ở địa phương, như: Thống kê, chụp ảnh, vẽ sơ đồ, tỉ mỉ các văn bia, thần phả, sắc phong, hoành phi, câu đối, tượng thờ, long ngai, chuông khánh và các đồ thờ tự bên trong di tích. Hàng năm, huyện Thanh Trì chỉ đạo phòng VH&TT huyện phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện kiểm kê, rà soát các di vật, cổ vật tại các di tích đã được nhà nước xếp hạng. Công việc này nhằm bảo quản, sắp xếp khoa học các đồ thờ tự, tạo nên sự ngăn nắp, khoa học, phục vụ tốt cho các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân.
2.2.4. Xây dựng, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa
Căn cứ công văn số 1856/SVHTTDL – QLDT về việc báo cáo kết quả thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2013 - 2015, phòng VH&TT phối hợp với các ngành, ban liên quan tham mưu cho huyện Thanh Trì, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội thực hiện các hoạt động trùng tu, tôn tạo hệ thống di tích trên địa bàn mình quản lý.
Giai đoạn 2013 - 2016, huyện Thanh Trì thực hiện dự án xây dựng, tu bổ tổng số 25 di tích các loại: Xã Đại Áng tu bổ, tôn tạo 03 di tích. Đến nay có 02 di tích đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 01 di tích đang lập dự án, 01 di tích đang thi công. Xã Hữu Hòa tu bổ, tôn tạo 04 di tích. Đến nay có 01 di tích đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 01 di tích đang lập dự án, 01 di tích đang thi công, 01 di tích chưa có kinh phí thực hiện. Xã Vạn Phúc tu bổ, tôn tạo 02 di tích. Đến nay có 01 di tích đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 01 di tích đang lập dự án. Xã Thanh Liệt tu bổ, tôn tạo 02 di tích. Đến nay có 01 di tích đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 01 di tích đang thi công. Xã Vĩnh Quỳnh tu bổ, tôn tạo 03 di tích. Đến nay có 02 di tích đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 01 di tích đang thi công. Xã Tân Triều tu bổ, tôn tạo 02 cụm di tích. Đến nay có 01 di tích đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 01 di tích đang thi công. Xã tu bổ, tôn tạo 01 di tích. Đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Xã Liên Ninh tu bổ, tôn tạo 01 di tích. Đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Xã Ngọc Hồi tu bổ, tôn tạo 2 di tích. Đến nay có 01 di tích đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 01 di tích đang lập dự án. Xã Tả Thanh Oai tu bổ, tôn tạo 4 di tích. Đến nay có 02 di tích đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 02 di tích đang lập dự án [PL3.2, tr.120].
Bên cạnh công tác phối kết hợp với địa phương trong việc quản lý, giám sát các hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích tuân thủ theo Luật di sản văn hóa, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ thi công, phòng VH&TT đã triển khai
công tác kiểm kê, đánh giá thực trạng di tích đã được xếp hạng trên địa bàn mình quản lý, nhằm đề xuất với UBND huyện Thanh Trì các phương án, giải pháp bảo vệ, chống xuống cấp hệ thống di tích đến năm 2020, nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý di sản văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở huyện Thanh Trì.
2.2.5. Nghiên cứu khoa học dành cho di tích lịch sử - văn hóa
Là một trong những địa phương có số lượng di tích tương đối lớn so với các quận, huyện khác của thành phố Hà Nội. Nhiều di tích trên địa bàn huyện có tuổi đời lịch sử lâu đời gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bên cạnh công tác kiểm kê, giám sát các hoạt động bảo vệ, tu bổ di tích, huyện cũng đặc biệt coi trọng áp dụng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo tồn di tích. Phòng VH&TT cũng đã tham mưu đề xuất với huyện Thanh Trì, Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội phương án phối hợp với đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học nhằm từng bước làm rõ và bổ sung đầy đủ những giá trị về văn hoá, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật của hệ thống di tích trên địa bàn huyện quản lý. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học quan trọng để huyện Thanh Trì xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ, phát huy giá trị hệ thống di tích nhằm đáp ứng đời sống văn hóa tâm linh của người dân thủ đô Hà Nội, tạo nguồn lực phát triển kinh tế xã hội thông qua các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh.
Bên cạnh việc tham mưu, đề xuất với thành phố Hà Nội về cơ chế, chính sách quản lý quản lý di sản văn hóa, huyện Thanh Trì cũng là địa phương đi đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, bảo vệ di tích như: Hệ thống wimax, camera giám sát…để bảo vệ khu vực di tích cấp quốc gia. Mô hình này đã được nhân rộng và được các Ban QLDT địa phương triển khai thực hiện. Trong thời gian tới để công tác quản lý di tích đạt hiệu quả, huyện Thanh Trì đã tăng cường hợp tác với Sở VH&TT Hà Nội cùng với
các tổ chức, cá nhân nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, huyện có chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài về làm việc, nhằm phục vụ cho công tác quản lý di sản văn hóa của địa phương về trước mắt và lâu dài.
2.2.6. Quản lý các nguồn lực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa 2.2.6.1. Các nguồn lực dành cho di tích lịch sử - văn hóa
Nguồn lực trùng tu, tôn tạo di tích từ 3 nguồn chủ yếu, đó là kinh phí nhà nước, kinh phí do dân đóng góp, kinh phí do hoạt động phát huy giá trị của di tích. Với tổng số 153 di tích, trong đó có một số lượng di tích không nhỏ đang trong tình trạng xuống cấp, rất cần được đầu tư tôn tạo, nếu trông chờ vào ngân sách nhà nước thì không thể thực hiện được mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa. Phòng VH&TT huyện Thanh Trì đã phối hợp với chính quyền địa phương, Ban QLDT xã thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia bảo tồn, phát huy giá trị của di tích.
- Nguồn kinh phí nhà nước: Ông Nguyễn Duy Tấn, Trưởng phòng VH&TT huyện Thanh Trì cho biết hàng năm Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội có công văn thông báo hạn mức ngân sách của thành phố Hà Nội phân bổ ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia về chống xuống cấp di tích, Thông qua các đợt kiểm kê di tích, phòng VH&TT phối hợp với Ban QLDT các xã lập danh sách di tích, xây dựng kế hoạch để tu bổ, tôn tạo các hạng mục di tích đang có nguy cơ bị xuống cấp để có phương án đầu tư.
- Nguồn kinh phí xã hội hóa: Ông Nguyễn Duy Tấn, Trưởng phòng VH&TT cho biết phần lớn các di tích trên địa bàn huyện Thanh Trì được tu bổ, tôn tạo từ nhiều nguồn khác nhau, như hội nghề nghiệp, làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp làm ăn trên địa bàn huyện, tiền công đức. Đây là nguồn ngân sách quan trọng chiếm tới trên 80% kinh phí đầu tư cho di tích đã được xếp hạng, hoặc đang chờ xếp hạng và chưa xếp hạng. Tính riêng trong
năm 2016, nguồn kinh phí dành cho di tích là 37,25 tỷ đồng, trong đó có trên 30 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa [PL3.3, tr.121].
Di tích được đầu tư bằng nguồn xã hội hóa: 1/ Xã Tả Thanh Oai: chùa Phe xây dựng cồng Tam quan, chùa Thắm tôn tạo Nhà mẫu được đầu tư 1 tỷ đồng. 2/Xã Ngọc Hồi: Chùa Ngọc Hồi xây dựng, tôn tạo 3 gian hậu cung nhà Tổ có tổng kinh phí 150 triệu. 3/Xã Vĩnh Quỳnh: Chùa Hưng Long xây dựng lại ban Tam Bảo có tổng kinh phí 5 tỷ đồng. 4/Xã Hữu Hòa: Chùa Phú Diễn xây dựng, tôn tạo ban Tam Bảo, Tam quan và sân có tổng kinh phí 11 tỷ đồng. 5/ Xã Tân Triều: Chùa Yên Xá xây dựng, tôn tạo ban Bảo Tháp, Tam quan, Hồ bán nguyệt có tổng kinh phí 7 tỷ đồng. 6/ Xã Đại Áng: Chùa Thanh Dương xây dựng, tôn tạo ban Tam Bảo có tổng kinh phí 6 tỷ đồng.
Di tích được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước: Chùa Đại Áng ở xã Đại Áng xây dựng, tôn tạo ban Tam Bảo có tổng kinh phí 6,5 tỷ đồng.
2.2.6.2. Phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa
Phát huy giá trị của di tích được coi là một trong những mục tiêu chính của thành phố Hà Nội nói chung, huyện Thanh Trì nói riêng. Từ năm 2002 đến nay, thành phố Hà Nội đã có nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các quận huyện thống kê, phân loại di tích để làm căn cứ xây dựng quy hoạch bảo tồn, phát huy những giá trị di tích. Phòng VH&TT đã tham mưu cho huyện Thanh Trì ban hành các văn bản quản lý di tích và lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch. Nhờ đó, những di tích cấp quốc gia và cấp thành phố đã phát huy được tiềm năng trong phát triển kinh tế xã hội, đóng góp không nhỏ vào nguồn thu ngân sách địa phương. Đối với những di tích chưa được xếp hạng, nhưng có phong cảnh đẹp, đường giao thông thuận lợi, ngành du lịch đã phối hợp chính quyền địa phương xây dựng các tour, tuyến du lịch. Đồng thời, kêu gọi đầu tư xây dựng thêm một số công trình phụ trợ cho di tích, tạo điểm nhấn thu hút đông đảo du khách đến di tích.
2.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra di tích lịch sử - văn hóa
Theo ông Nguyễn Duy Tấn – trưởng phòng VH&TT cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa quy định: “Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích”. Như vậy, trách nhiệm của các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về di tích được phân cấp rõ ràng, tạo thuận lợi cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích. Hàng năm, huyện Thanh Trì thành lập (Đoàn công tác liên ngành) gồm các thành viên của phòng VH&TT huyện, phòng Thanh tra huyện, Ban QLDT cấp xã để tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
Công tác thanh tra hoạt động tôn tạo di tích: Đoàn công tác liên ngành gồm các thành viên của phòng VH&TT huyện, Ban QLDT cấp xã và chính quyền địa phương xuống cơ sở đánh giá công tác bảo quản đồ thờ tự, các di vật, cổ vật và hoạt động quản lý, khai thác giá trị di tích. Kết quả thu được cho thấy hầu hết các di tích trên địa bàn huyện được bảo vệ tốt, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm di tích, mất cắp cổ vật. Hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích tuân thủ theo Luật di sản văn hóa. Một số di tích cấp quốc gia sau khi được tôn tạo các hạng mục kiến trúc nghệ thuật bị xuống cấp vẫn gìn giữ được giá trị đặc trưng của di tích. Đối với những di tích bị xuống cấp nặng, đoàn kiểm tra liên ngành đã chỉ đạo chủ đầu tư mời các nhà khoa học tư vấn phương pháp hạ giải để sửa chữa.
Công tác kiểm tra đánh giá bảo tồn di tích: Đoàn công tác liên ngành phối hợp với Tiểu ban QLDT cấp thôn thực hiện kiếm tra, thống kê các hạng mục di tích đang bị, hoặc có nguy cơ bị xuống cấp. Trên cơ sở thực tế, có sự đề xuất với UBND huyện, Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội có phương án sửa chữa. Cụ thể các di tích: 1/Đình Chính (xếp hạng quốc gia) ở xã Vạn Phúc, tình trạng 2 bên giải vũ, cung tiền tế xuống cấp. 2/Toàn bộ đình Vĩnh Ninh (di tích cấp quốc gia) ở xã Vĩnh Quỳnh đang trong tình trạng xuống