Hiện trạng giao thông vận tải tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững giao thông đô thị vũng tàu, bà rịa và phú mỹ tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 21 - 25)

Chương 1. HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.7. Hiện trạng giao thông vận tải tỉnh

Đường bộ: Toàn tỉnh có khoảng 3.987 km đường bộ. Quốc lộ 51 là trục giao thông huyết mạch nối liền TP. Vũng Tàu, TP. Bà Rịa thuộc tỉnh BRVT với tỉnh Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, hòa vào mạng giao thông chung của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, trong đó có tuyến cao tốc quan trọng TPHCM - Long Thành - Dầu Giây. Trong nội tỉnh còn có Quốc lộ 55 từ Bà Rịa đi Xuyên Mộc

ra Hàm Tân thuộc tỉnh Bình Thuận; Quốc lộ 56 từ Bà Rịa đi Ngãi Giao nối tiếp đến Quốc lộ 1 đi Long Khánh, Dầu Giây thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra còn có các đường giao thông nối các huyện, đường liên huyện, các khu công nghiệp... hiện nay đa số đều được tráng nhựa nên rất thuận lợi trong giao thông.

Đường thủy: Có hai hệ thống giao thông thủy là đường sông và đường biển, tạo thành mạng lưới giao thông thủy rất thuận lợi. BRVT hiện đang khai thác 36 cảng và bến thủy nội địa, có hệ thống cảng nước sâu Phú Mỹ, cảng container Cái Mép trên sông Thị Vải, cảng Cát Lở trên sông Dinh, cảng Sao Mai - Bến Đình và cảng dịch vụ Dầu Khí ở Vũng Tàu. Đây là đầu mối giao thông quan trọng, nối TP. Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.

Đường hàng không: Tỉnh BRVT có 02 sân bay, gồm sân bay Vũng Tàu và Côn Đảo. Sân bay Vũng Tàu chỉ tiếp nhận các máy trực thăng làm dịch vụ tại các mỏ khai thác dầu khí ngoài Biển Đông thuộc thềm lục địa Việt Nam liên quan đến Tập đoàn dầu khí Quốc gia quản lý. Sân bay Côn Đảo phục vụ giao thương giữa Côn Đảo và đất liền.

Mật độ đường phố là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá được quy mô của hệ thống cơ sở hạ tầng của một đô thị. Tuy nhiên, mật độ đường trên địa bàn BRVT có sự chênh lệch với nhau khá lớn giữa các khu vực.

Việc gia tăng nhanh chóng về quy mô dân cư tất yếu dẫn đến nhu cầu giao thông trong đô thị cần phải phát triển một cách tương ứng để đáp ứng nhu cầu của mọi người. Tuy nhiên, trên thực tế của nhiều năm qua, hệ thống giao thông ở BRVT mặc dù có phát triển nhưng rõ ràng là chưa tương xứng với nhu cầu của người dân.

Các tuyến đường bộ ngày càng trở nên chật chội và nhỏ bé hơn không đủ sức giải tỏa những áp lực về số lượng xe cần thông qua ở các cửa ngõ. Điều này dẫn đến hệ quả là mật độ giao thông trên các trục này rất lớn, dễ dẫn đến tắc nghẽn giao thông và nhiều vấn đề khó khăn, bất lợi khác.

1.7.2. Giao thông công cộng hành lang Vũng Tàu – Bà Rịa – Tân Thành

Hành lang Vũng Tàu - Bà Rịa - Tân Thành là một phần trên quốc lộ 51 (QL51), có chiều dài 36,3 km. Đây là tuyến huyết mạch nối BRVT với Đồng Nai, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh. Có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông rất lớn.

Đến thời điểm hiện nay, đây là tuyến đường bộ duy nhất vận chuyển hàng hóa từ

cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải về các tỉnh, TP. trong khu vực và ngược lại, với hàng chục nghìn lượt xe container qua lại mỗi ngày. Đặc biệt, vào dịp cuối tuần, lượng du khách đổ về TP. Vũng Tàu du lịch đông khiến quốc lộ trở nên quá tải.

Tuyến buýt quan trọng nhất liên quan trên hành lang này là Tuyến xe buýt số 06 chạy từ bến xe khách Vũng Tàu tới Tân Thành và ngược lại. Xe chạy từ 4h30 sáng đến 17h40 chiều với thời gian giãn cách 12 -30 phút/chuyến. Giá vé đi nguyên chuyến là 20.000 đồng. Lộ trình của tuyến xe buýt số 6 như sau: Bến xe khách Vũng Tàu - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Hoàng Hoa Thám -Trần Hưng Đạo - Lê Lợi - Nguyễn An Ninh - Đường 30/4 - QL51- Trường Chinh - Nguyễn Tất Thành - Bạch Đằng - Phạm Văn Đồng - Trường Chinh - QL51 - Lê Thành Duy - Huỳnh Tịnh Cửa - Bạch Đằng - Nguyễn Thanh Đằng - CMT8 - QL51 - Tân Thành và ngược lại.

Hình 1.2: Tuyến kết nối các trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh

Tuyến kết nối các trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh: TP. Vũng Tàu – TP. Bà Rịa- huyện Tân Thành. Lộ trình tuyến đi qua các điểm phát sinh thu hút lớn tại TP.

Vũng Tàu, TP. Bà Rịa và trung tâm huyện Tân Thành: Bãi tắm Vũng Tài, Chợ

Vũng Tàu, bệnh viện Lê Lợi, Trường THCS Duy Tân, Sân bay Vũng Tàu, Trung tâm hành chính – chính trị tỉnh tại Bà Rịa, Chợ Bà Rịa, trung tâm huyện Tân Thành, TTTM Tân Thành. Đặc biệt số 06 đi qua các khu công nghiệp lớn của tỉnh: KCN Đông Xuyên, KCN Phú Mỹ I, Phú Mỹ II, KCN Mỹ Xuân A1, Mỹ Xuân A2, KCN Đại Dương, Tiến Hùng…, tuyến phục vụ nhu cầu đi lại rất lớn của người lao động làm việc tại các khu công nghiệp. Hành khách đi trên tuyến có thể chuyển tuyến để đi đến Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc bằng tuyến xe buýt số 4, sang tuyến số 22 để đi đến huyện Châu Đức, TX. Long Khánh, Phú Túc tỉnh Đồng Nai…

Hiện nay trên địa bàn tỉnh BRVT, các loại xe buýt hiện đang vận hành hoàn toàn không đáp ứng được các tiêu chuẩn về mặt mỹ thuật, thiết kế nội thất cũng như những đặc điểm kỹ thuật cần thiết như: sàn xe thấp để hành khách dễ lên xuống;

chiều cao từ sàn xe cho đến trần phải đủ cao để hành khách lên xuống xe nhanh chóng, thuận lợi; các ô cửa sổ phải rộng rãi để lỡ có tai nạn thì mọi người có thể thoát hiểm nhanh; các bang ghế phải thiết kế hợp lý sao cho cả người lớn tuổi, người bệnh tật hay người có con mọn có chỗ ngồi và tránh bị té ngã khi xe chạy…

Hệ thống giao thông xe buýt hiện nay cũng chưa được Nhà nước quan tâm đúng mức để khuyến khích hoạt động GTCC phát triển. Hầu như luôn bị lâm vào tình trạng lỗ lã, nhưng nó không được chính quyền trợ giá đầy đủ (bởi sự hạn hẹp ngân sách) để đầu tư sửa chữa hoặc nâng cấp các phương tiện vận chuyển, vì vậy chất lượng và điều kiện kỹ thuật của xe buýt ngày càng xuống cấp, tiện nghi kém, không đảm bảo an toàn khi xe hoạt động.

Nhìn chung, hiệu quả khai thác các xe buýt này thường khá thấp do đại bộ phận là các xe cũ nên thường hư hỏng và phải sửa chữa với chi phí khá cao. Ngoài ra, những xe cũ này thường gây ô nhiễm môi trường TP. khá nghiêm trọng, khoang xe chật chội và nóng bức, chạy không đúng giờ đỗ không đúng trạm; mặt khác tình trạng trộm cắp… càng làm cho người dân không thích sử dụng xe buýt.

1.7.3. Cơ sở hạ tầng giao thông hiện hữu trên hành lang Vũng Tàu – Bà Rịa – Tân Thành

BRVT nằm trong hệ thống hành lang kỹ thuật quan trọng của TP. Hồ Chí Minh, hành lang QL51, bao gồm nhiều đô thị đã hình thành và sẽ phát triển như: TP. Biên Hòa, đô thị Long Thành, chùm đô thị Phú Mỹ và TP. Bà Rịa (gồm các tuyến điện

cao thế và các tuyến ga và cụm 7cảng biển,..) rất thuận lợi về hạ tầng. Tiềm năng về hệ thống hạ tầng kỹ thuật: TP. Bà Rịa có hệ thống hạ tầng kỹ thuật phát triển so với các đô thị trong vùng, tập trung nhiều loại hình giao thông và tuyến Quốc lộ, đường sắt, nhiều CSHT như khí ga, nhà máy nhiệt điện, đường điện,…

TP. Bà Rịa là cửa ngõ vào TP. Vũng Tàu và khu kinh tế ven biển Long Đất, Xuyên Mộc, Hàm Tân, … là khu vực hội tụ của 3 đường quốc lộ: QL.51, QL.55, QL.56 với tổng chiều dài: 23,3 km trên địa bàn TP..QL.51 là trục giao thông chính, đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng (04 làn xe cơ giới và 02 làn xe thô sơ), mặt đường bê tông nhựa với tình trạng khá, đoạn qua TP. BRVT dài 8,60 km. Tháng 7 năm 2009 Dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 51 đã được phê duyệt với chiều rộng nền đường từ 32,90m đến 39,30 (06 làn xe cơ giới và 02 làn xe hỗn hợp), tùy từng đoạn chạy qua từng địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững giao thông đô thị vũng tàu, bà rịa và phú mỹ tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)