Hệ thống nhà ga, trạm dừng, depot cho tuyến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững giao thông đô thị vũng tàu, bà rịa và phú mỹ tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 69 - 72)

Chương 3. ĐỀ XUẤT TUYẾN ĐƯỜNG SẮT NHẸ

3.8. Quy hoạch các cơ sở hạ tầng liên quan cho LRT

3.8.6. Hệ thống nhà ga, trạm dừng, depot cho tuyến

Tuyến LRT Vũng Tàu - Bà Rịa - Tân Thành cần bố trí các nhà ga và depot như sau:

1. Bến đầu cuối tuyến:

Điểm đầu cuối thường được bố trí tại những nơi có khả năng thu hút khách cao, có khả năng kết hợp với các phương thức vận tải khác (như xe buýt, Trolley hoặc Metro…). Vị trí của các điểm đầu cuối phải được lựa chọn thích hợp sao cho đảm bảo giao thông thuận tiện đồng thời có xem xét ảnh hưởng của nó đến môi trường.

Về cơ bản có 2 cách lựa chọn:

Thứ nhất là bố trí bán kính quay vòng một cách tốt nhất, để có thể cung cấp một không gian tại mỗi đầu cho xe trống, từ đó cho phép sử dụng xe với cửa ra vào chỉ một bên xe.

Buồng lái là ở 1 đầu duy nhất ở phía trước đầu xe, tiết kiệm được tiền từ phương tiện, nhưng sẽ mất không gian bề mặt để đáp ứng quay vòng phương tiện.

Thứ hai là thiết kế sao cho điểm đầu cuối được xây dựng, cho phép xe được quay trở lại trực tiếp trong một hành trình chạy xe. Điều này đòi hỏi việc sử dụng xe phải có 2 đầu, và cửa ra vào bố trí ở cả hai phía. Phương án này tiết kiệm không gian quay vòng.

Với các tiêu chí nêu trên, luận văn đề xuất sử dụng vị trí Bến xe Vũng Tàu và Bến xe Tân Thành để mở rộng xây dựng bến đầu cuối.

2. Ga:

Là trung tâm trung chuyển hành khách – là yếu tố chính quyết định của cấu trúc quy hoạch LRT. Đây là nơi trung chuyển hành khách giữa các loại hình giao thông hành khách với các cách kết hợp khác nhau, đồng thời đảm bảo phục vụ các nhu cầu khác của hành khách bằng các cơ sở hạ tầng xã hội đi kèm.

Khi hình thành các nhà ga, hành khách có thể tiếp cận nhà ga thông qua phương tiện như xe buýt có bến đỗ gần nhà ga hoặc đi bộ. Đối với nhà ga trên cao hành khách có thể đi thang bộ, thang máy và thang cuốn để di chuyển tới tầng trung chuyển để lên tàu và đáp ứng được phù hợp cho tất cả các hành khách.

Phát triển mạng lưới trung tâm trung chuyển hành khách là phương pháp tiếp cận mới cần được đặt ra trong chiến lược phát triển các TP. lớn trong tương lai. Đáp ứng đồng thời các yêu cầu phát triển của các lĩnh vực như quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông, quy hoạch kiến trúc và quy hoạch phát triển của khu vực.

Đề xuất phát triển mạng lưới trung tâm trung chuyển hành khách phải phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, chính sách phát triển và cấu trúc đặc thù của đô thị; dựa trên kinh nghiệm của các đô thị lớn trên thế giới có cùng đặc điểm. Đồng thời, phải là nơi kết nối thuận tiện nhiều loại dịch vụ vận tải, chủ yếu là các phương tiện GTCC nhằm đảm bảo khả năng lưu thông, tiếp cận tốt đến các khu vực chức năng trong đô thị.

Hình 3.16: Phối cảnh của nhà ga Phú Mỹ - Tân Thành

Cân nhắc tới sự thuận tiện của hành khách. Ga đàu cuối nên nằm trong khu vực trung tâm. Tuy nhiên, khó tránh khỏi việc lựa chọn ga đầu cuối ở khu vực ngoại ô, có cân nhắc tới việc kết nối với các ga nếu việc giữ đất trong khu vực trung tâm khó khăn/thuận lợi.

Vị trí được chọn để đặt nhà ga rất quan trọng cho việc thu hút hành khách. Nhà ga LRT thường được bố trí tại điểm đầu và điểm cuối tuyến, gần các khu thị tứ, dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là ở gần các khu trung tâm, chợ, trường học, khu công nghiệp, ngã 3, ngã 4, những nơi thu hút hành khách, hành khách thường xuyên lên xuống thuận tiện cho hành khách tiếp cận. Về mặt địa hình, những ga cuối, độ dốc cho phép lớn nhất chỉ đến 2% (đảm bảo lập tàu và quay đầu nhanh, an toàn). Nhà ga có quy mô xây dựng lớn hay nhỏ là tùy vào từng tuyến đường sắt nhẹ khác nhau. Theo lưu lượng hành khách trên từng tuyến cụ thể mà quyết định xây dựng nhà ga với quy mô nào cho phù hợp.

Hình 3.17: Phối cảnh nhà ga Phú Mỹ - Tân Thành

Vị trí nhà ga cũng cần phải tuân theo quy hoạch nếu có và xây dựng tại các điểm kết nối có tính thân thiện với môi trường, giảm thiểu tác động không khí, tiếng ồn tới khu vực xung quanh, tiết kiệm năng lượng và giữ gìn, bảo vệ các công trình di sản.

Thiết bị nhà ga nhìn chung đơn giản, kiến trúc nhà ga chủ yếu là nhà chờ che được mưa nắng. Đường ke của tất cả các bến đỗ thông thường sẽ có chiều dài khoảng 50 m và rộng 2 m. Nhà ga xe điện có thể nơi phương tiện lập tàu, quay xe, làm vệ sinh. Ga đầu và

cuối thông thường hành khách chờ xe đông, và thời gian hành khách ở đây đòi hỏi lâu hơn so với khi ở các điểm dừng khác dọc tuyến.

Nhà ga bao gồm chức năng của trung tâm điều độ, nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định của hành khách. Về thiết bị, tại nhà ga có xây dựng mái che, ghế ngồi, trạm điện thoại, trung tâm thông tin, các cơ sở dịch vụ thương nghiệp, văn hóa, vệ sinh công cộng. Chiều dài của thềm ga phù hợp theo chiều dài của phương tiện hay xe lửa.

3. Depot:

Đối với loại hình vận chuyển LRT cần có một không gian đủ lớn để bảo quản phương tiện qua đêm, chứa những xe dự trữ, thực hiện vệ sinh, bảo trì, thực hiện sữa chữa. Diện tích cần thiết để quy hoạch xây dựng depot từ 3-5ha trở lên.

Để giảm chi phí quy hoạch, luận văn đề xuất chọn vị trí đất ở khu vực huyện Tân Thành để xây dựng depot.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững giao thông đô thị vũng tàu, bà rịa và phú mỹ tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)