Các đặc trưng chủ yếu của đường sắt nhẹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững giao thông đô thị vũng tàu, bà rịa và phú mỹ tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 31 - 35)

Chương 1. HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.4. Các đặc trưng chủ yếu của đường sắt nhẹ

Các đặc trưng chủ yếu của hệ thống đường sắt nhẹ là: Hành khách thường lên tàu từ mặt đường bộ hoặc từ ke thấp; Cửa xe rộng cho phép lên xuống xe nhanh chóng;

Năng lực chuyên chở lớn; Các phương tiện vận hành đơn chiếc hoặc các đoàn tàu ngắn tốc độ thấp cho đến vừa; Đường ray có thể trên mặt đất trong giao thông hỗn hợp hoặc có thể những đoạn tuyến tách biệt trong đô thị; Các hệ thống đường sắt dẫn hướng bằng ray, hòa trộn nhiều cấp bậc; Sử dụng năng lượng điện, mang lại hiệu quả cho môi trường, lấy điện từ phía trên. Đường cáp lấy từ phía trên; Số toa kết nối từ 2-6 toa; Năng lực vận chuyển hk/h/hướng: 25.000 – 30.000

2.4.1. Những ưu điểm và hạn chế của LRT

Ưu điểm: tính linh hoạt, như có thể: chạy trên đường phố; chạy trên các dải phân cách của đường; chạy trên những đường phố cho người đi bộ; chạy chung trên những tuyến đường sắt nặng; chạy trên những cầu cao; chạy trên những đoạn đường

đi ngầm. Sự đa năng này cho phép một tuyến đường được lựa chọn tận dụng mặt cắt đường và quỹ đất hiện có hoặc sử dụng hành lang đường sắt nặng hiện có

+ Tiết kiệm quỹ đất, đặc biệt là khi không có khả năng mở rộng đường.

+ Là một công trình kiến trúc đô thị làm tôn thêm mỹ quan hiện đại.

Nhược điểm: Mức đầu tư cao hơn tuyến buýt; có thể gây tiếng ồn.

2.4.2. Lợi ích của LRT

Hệ thống LRT có nhiều lợi ích như sau:

- Tốc độ chạy tàu và độ tin cậy cao: Tốc độ trung bình khoảng 25 km/h và thời gian đi lại tin cậy.

- Chi phí thấp: Chi phí xây dựng thấp hơn so với mê trô.

- Năng lực vận chuyển cao, có thể nâng cấp thành tuyến mê trô mà không phải đập bỏ các công trình hạ tầng.

- Sử dụng năng lượng điện, đạt hiệu suất năng lượng cao, không phát thải.

- Vận chuyển hành khách khối lượng đông hành khách, an toàn hơn ô tô.

- Giá cước vận chuyển khá phù hợp với người sử dụng.

- Đất đai dùng xây dựng tuyến đường không quá nhiều ….

2.4.3. Chi phí xây dựng và khai thác của LRT

Đối với hầu hết các TP. đang phát triển, chi phí cơ sở hạ tầng sẽ là một nhân tố lựa chọn ưu tiên đầu tiên. Các TP. phát triển thường triển khai thực hiện nhờ vào các khoản vay mà có thể được đảm bảo, dựa trên luật cho vay bởi các tổ chức như Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân Hàng Thế Giới (WB).

Chi phí đầu tư của tuyến xe điện vừa phải, đặc biệt là trong trường hợp xe điện vận hành chung giao thông hỗn hợp, vì chi phí cho đường bộ là tối thiểu, chi phí chủ yếu là cho đường ray và hệ thống truyền tải điện vào khoảng 4 triệu USD. Xe điện hiện đại với năng lực tối đa khi 100 hành khách, xấp xỉ 300.000 USD (1990).

Bảng 2.1: Chi phí đầu tư các loại phương tiện [11]

Phương tiện Năng lực Giá mua

(USD)

Tuổi thọ (năm) Chỗ ngồi Tổng số

Xe điện 60 100 300.000 20

Xe đường sắt nhẹ 50 300 800.000 25

Xe metro thông thường 50 350 1.000.000 30 Bảng 2.2: Tổng hợp chi phí đầu tư của các loại phương tiện[11]

Bảng 2.3: Chi phí khai thác của một số phương tiện [11]

Phương tiện Chi phí khai thác (USD/hành khách-km)

Xe điện 0,03 - 0,10

Đường sắt nhẹ trên mặt đất 0,10 - 0,15

Metro trên mặt đất 0,10 - 0,15

Metro trên cao 0,12 - 0,20

Metro ngầm 0,15 - 0,25

Chi phí xây dựng:

Khi xây dựng trên mặt đất, hạ tầng đường sắt nhẹ gồm đường ray, tín hiệu, hệ thống điện, ... Có phí khoảng 6 đến 10 triệu USD/km. Chí phí của xe khách đường sắt nhẹ khoảng 800.000 USD/ chiếc (4 triệu USD một đoàn tàu 5 xe, năm 1990).

Nguồn vốn để phát triển mạng lưới giao thông đô thị có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: từ vốn ngân sách nhà nước, vốn liên doanh, vốn vay với lãi xuất ưu đãi, hình thức B.O.T, thu phí giao thông để hoàn vốn đầu tư, phát hành trái

Hạng mục

Chi phí đầu tư (triệu USD)

Tuổi Tuyến thọ

buýt Xe điện LRT Metro

Đường trên cao (km) - - 20-40 20-40 40-60

Đường hầm (km) - - 60-90 60-90 100

Đường mặt đất tách biệt

(km)* 2,0-7,0 - 1,5-5,5 5-10 40-60

Đường ray (km) - 1,0-2,0 1,0-2,0 1,0-1,5 20-35

Tín hiệu (km) - - 0,5-1,0 1,0-5,0 20-30

Điện lực (km) - 2,5-3,0 2,5-3,0 1,0-3,0 30-35 Ga trạm:

+ Mặt đất (một ) < 0,05 <0,5 0,1-0,15 0,2-0,5 40-60

+ Trên cao (một) - - 1,0-3,0 2,0-5,0 40-60

+ Ngầm (một) - - 4,0-10 8,0-20 100

Bãi chứa xe 5-20 5-20 10-40 10-40 40-60

Xưởng sửa chữa 10-30 10-30 15-50 15-50 40-60

phiếu vận động đóng góp từ nhân dân…Ngoài ra, cần xây dựng chính sách, cơ chế để có thể khai thác nguồn trong và ngoài vùng, thu hút đầu tư nước ngoài.

Tổng chi phí đầy đủ đối với LRT trên mặt đất đường dành riêng, tổng chi phí (nghĩa là chi phí vận hành, khấu hao, và chi trả tài chính) khoảng 0,10-0,15 USD/km (chuyến đi 5 km có chi phí là 10 - 15 ngàn đồng) [12].

Theo tài liệu của Siemens AG, LRT có khoảng các các ga từ 0,3 đến 0,8 km,

năng lực chuyên chở từ 9000 đến 35000 khách 1 giờ 1 hướng.

Hình 2.1: Năng lực vận chuyển và Chi phí xây dựng của các loại hình vận tải hành khách công cộng

2.4.4. Tốc độ/thời gian di chuyển và năng lực chuyên chở của LRT

Thời gian cho một chuyến đi là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi lựa chọn phương tiện GTVTHKCC, thời gian trung bình cho một chuyến đi lấy từ 30-45 phút. Với thời gian đó, đối với các loại phương tiện vận chuyển hành khách thông thường chiều dài của tuyến giao thông không nên vượt quá 12-15km. Trong các đô thị lớn, với những khoảng cách xa cần có phương tiện tốc độ cao phục vụ như tàu điện ngầm, BRT, LRT để rút ngắn thời gian đi lại của hành khách. Hệ thống LRT vận hành trên đường ray lộ giới riêng của đường phố và các giao cắt cùng mức,

năng lực 20.000 hành khách/ h một hướng tốc độ hành trình 15km/h. Nơi đoàn tàu 6 xe chạy trên đường ray tách biệt và giao cắt khác mức, năng lực giờ cao điểm có thể tới 36.000 hành khách/h. Tốc độ hành trình có thể 25 km/h.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững giao thông đô thị vũng tàu, bà rịa và phú mỹ tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)