CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.6. Tuyển chọn vi khuẩn nội sinh
3.2.6.5. Khảo sát hiệu quả cố định đạm và hòa tan lân khó tan của các dòng vi khuẩn nội sinh trên cây lúa trồng trong nhà lưới
a. Khảo sát hiệu quả cố định đạm
* Vật liệu
Tất cả 8 dòng vi khuẩn đã tác động tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trồng trong ống nghiệm.
- Đất thí nghiệm được thu tại ruộng lúa ở phường Phú Thạnh, thành phố Tuy Hòa, có đặc tính lý hóa đất (tầng 0 - 20 cm) được trình bày trong Bảng 3.13. Đất có P tổng số và K trao đổi ở mức trung bình, hàm lượng N tổng và chất hữu cơ thấp. Đất có sa cấu thích hợp cho trồng lúa cao sản và là loại đất chuyên trồng lúa.
Mỗi năm trồng 2 vụ: vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. Điều kiện khí hậu trong thời gian thí nghiệm (ngày 4/8 đến 14/11/2013): nhiệt độ trung bình 26,3oC - 26,87oC, nhiệt độ thấp nhất 21,6oC - 24,0oC, nhiệt độ cao nhất 31,7oC - 36,2oC, lượng mưa 57,3 - 549,11 mm/tháng và độ ẩm 74% - 87% (Trung tâm khí tượng Thủy văn tỉnh Phú Yên, 2013).
Bảng 3.13. Đặc tính đất thí nghiệm trong chậu của tỉnh Phú Yên
pH N ts (%)
P ts (%)
P hòa tan (mg P/Kg
đất)
K trao đổi (meq/100 g
đất)
Chất hữu cơ (%)
EC (mS/cm)
Cát (%)
Thịt (%)
Sét (%)
5,00 0,169 0,179 3,53 0,343 3,65 0,281 41,8 36,8 21,4 Nguồn: Phòng phân tích, Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp và SHUD, Đại học Cần Thơ
* Quá trình thực hiện
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại với 45 nghiệm thức (Bảng 3.14).
Bảng 3.14. Các nghiệm thức trong thí nghiệm khảo sát đạm TT Nghiệm thức N (Kg/ha) Dòng vi khuẩn
1 0N-0VK 0 0VK
2 0N-VK1 0 VK1
3 0N-VK2 … 0 VK2 …
4 0N-VK8 0 VK8
5 30N-0VK 30 0VK
6 30N-VK1 30 VK1
7 30N-VK2 … 30 VK2 …
8 30N-VK8 30 VK8
9 60N-0VK 60 0VK
10 60N-VK1 60 VK1
11 60N-VK2 … 60 VK2 …
12 60N-VK8 60 VK8
13 90N-0VK 90 0VK
14 90N-VK1 90 VK1
15 90N-VK2 … 90 VK2 …
16 90N-VK8 90 VK8
17 120N-0VK 120 0VK
18 120N-VK1 120 VK1
19 120N-VK2 … 120 VK2 …
20 120N-VK8 120 VK8
+ Chuẩn bị đất: lớp đất mặt độ sâu từ 0 - 20 cm được đào lên, đem phơi khô trong mát, băm nhỏ và cho đất vào chậu (10 kg đất/chậu). Chậu có kích thước với 40 x 45 cm, sau đó cho nước vào ngâm mềm đất.
Trước thời gian trồng lúa 1 ngày bón lót phân lân cho đất.
+ Chuẩn bị hạt giống lúa: như đã trình bày ở Phần 3.2.6.3
+ Chuẩn bị giống vi khuẩn: vi khuẩn được nuôi trong môi trường Burk lỏng không đạm, lắc 120 vòng/phút ở nhiệt độ 300C. Thời gian nuôi khoảng 2 - 3 ngày đạt mật số 108 tế bào/ml.
+ Bổ sung vi khuẩn vào hạt lúa: dùng kẹp chọn những hạt lúa nảy mầm có chiều dài rễ 0,5 - 1,0 cm chuyển vào dịch vi khuẩn (riêng biệt cho từng dòng vi khuẩn) và ngâm trong thời gian 3 giờ.
+ Hạt lúa đã được bổ sung vi khuẩn sau đó đưa ra nhà lưới và trồng trong chậu theo các nghiệm thức.
Hạt của các nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn được gieo trước, các nghiệm thức có vi khuẩn thì dùng kẹp khác nhau cho từng dòng để gắp từng hạt lúa và gieo 6 hạt/chậu, cây lúa được 10 ngày tiến hành tỉa bớt, cuối cùng để lại 4 cây/chậu. Đất được giữ ẩm trong giai đoạn 0 - 3 ngày sau khi gieo, sau đó tưới nước và duy trì mức nước từ 2 - 5 cm (tùy giai đoạn cây lúa).
+ Theo dõi và chăm sóc lúa. Bón phân theo công thức trung tâm khuyến nông tỉnh Phú Yên (120 kg N - 80 kg P2O5 - 60 kg K2O cho 1 ha). Phân lân bón lót, phân đạm chia ra 3 giai đoạn để bón (bằng cách hòa vào nước để tưới cho từng chậu) đạm bón theo tỷ lệ: 40%: 40%: 20% tương ứng giai đoạn 10:
20: 45 NSKG. Phân kali 50% bón 10 NSKG và 50% bón 45 NSKG. Liều lượng phân bón trình bày trong (Phụ lục 3.3).
* Các chỉ tiêu đánh giá thí nghiệm
+ Giai đoạn 48 ngày cây lúa bắt đầu phân hóa đòng tiến hành đánh giá chỉ tiêu như sau
- Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến lá dài nhất của các cây ở các nghiệm thức.
- Số chồi/bụi: đếm tất cả số chồi/bụi.
- Chiều dài rễ: thu mẫu lúa rồi rửa sạch và đo từ gốc đến cuối chóp rễ dài nhất. Mỗi nghiệm thức đo 4 cây sau đó tính giá trị trung bình.
- Trọng lượng khô của rễ, thân: thu mẫu thân, rễ (rửa sạch đất bám) sau đó sấy khô ở nhiệt độ 70oC và sau 2 giờ cân 1 lần đến khi trọng lượng không đổi (đơn vị tính: g).
+ Giai đoạn thu hoạch
- Chiều cao cây: đo chiều cao của cây lúa từ mặt đất đến lá hoặc bông dài nhất của các cây ở các nghiệm thức.
- Số bông/bụi: đếm tất cả số bông/bụi.
- Chiều dài bông: đo từ cổ bông đến chót đỉnh của bông của các bông trên bụi.
- Số hạt chắc/bông: đếm số hạt chắc của các bông lúa và tính giá trị trung bình.
- Tỷ lệ hạt lép/bông: đếm tất cả hạt lép của các bông lúa/bụi rồi chia tổng số hạt (hạt chắc + hạt lép) nhân 100.
- Trọng lượng 1000 hạt: đếm ngẫu nhiên 1000 hạt chắc, cân trọng lượng 1000 hạt lúa ở ẩm độ 14% (đơn vị tính: g).
- Trọng lượng rơm: cắt sát gốc lúa khi thu hoạch, cân trọng lượng rơm khô hoàn toàn (đơn vị tính: g).
- Năng suất: thu hoạch toàn bộ các bụi lúa trong chậu, đập lấy hạt, phơi khô và cân trọng lượng hạt lúa ở ẩm độ 14% (đơn vị tính: g).
b. Khảo sát hiệu quả hòa tan lân khó tan
Chọn 4 dòng vi khuẩn đã có tác động tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trong trồng ống nghiệm. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại với 25 nghiệm thức (Bảng 3.15).
Bảng 3.15. Các nghiệm thức trong thí nghiệm khảo sát lân TT Nghiệm thức P2O5 (Kg/ha) Dòng vi khuẩn
1 0P2O5-0VK 0 0VK
2 0P2O5-VK1 0 VK1
3 0P2O5-VK2 0 VK2
4 0P2O5-VK3 0 VK3
5 0P2O5-VK4 0 VK4
6 20P2O5-0VK 20 0VK
7 20P2O5-VK1 20 VK1
8 20P2O5-VK2 20 VK2
9 20P2O5-VK3 20 VK3
10 20P2O5-VK4 20 VK4
11 40P2O5-0VK 40 0VK
12 40P2O5-VK1 40 VK1
13 40P2O5-VK2 40 VK2
14 40P2O5-VK3 40 VK3
15 40P2O5-VK4 40 VK4
16 60P2O5-0VK 60 0VK
17 60P2O5-VK1 60 VK1
18 60P2O5-VK2 60 VK2
19 60P2O5-VK3 60 VK3
20 60P2O5-VK4 60 VK4
21 80P2O5-0VK 80 0VK
22 80P2O5-VK1 80 VK1
23 80P2O5-VK2 80 VK2
24 80P2O5-VK3 80 VK3
25 80P2O5-VK4 80 VK4
Cách tiến hành và các chỉ tiêu đánh giá thí nghiệm tương tự như Phần a mục 3.2.6.5. Theo dõi và chăm sóc lúa. Bón phân theo công thức trung tâm khuyến nông tỉnh Phú Yên (120 kg N - 80 kg P2O5 - 60 kg K2O/ha).