Ảnh hưởng của 8 dòng vi khuẩn và phân đạm hóa học lên đặc tính

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính của vi khuẩn nội sinh trong cây lúa trồng trên đất ở tỉnh phú yên (Trang 120 - 132)

4.8. Hiệu quả cố định đạm và hòa tan lân khó tan của vi khuẩn nội sinh trên cây lúa trồng trong điều kiện nhà lưới

4.8.1. Ảnh hưởng của 8 dòng vi khuẩn và phân đạm hóa học lên đặc tính

Sau khi kiểm tra hoạt tính sinh hóa, 8 dòng vi khuẩn được tuyển chọn tiến hành thí nghiệm bổ sung vào hạt lúa và gieo trong chậu ở điều kiện nhà

lưới. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây lúa bao gồm chiều cao cây, số chồi/bụi, chiều dài rễ, trọng lượng khô của rễ và trọng lượng khô cây ở giai đoạn 48 ngày được thể hiện ở Bảng 4.15.

- Chiều cao cây: ở giai đoạn 48 NSKG, các nghiệm thức có sự tương tác giữa các mức phân và các dòng vi khuẩn hầu hết có chiều cao cây giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong cùng một mức phân đạm, các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn cho chiều cao cây cao hơn các nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (F phân x vi khuẩn đều là **) (trừ nghiệm thức 60N-TALa14 và 60N- TAL4). Đặc biệt, 3 nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn SHL70, PHL87 và PHL103 cho chiều cao cây cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các nghiệm thức còn lại (Hình 4.20). Chiều cao cây ở các mức phân đạm tăng theo lượng phân đạm từ 0 kg N/ha đến 60 kg N/ha và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

- Số chồi/bụi: trong cùng một mức đạm, các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn kết hợp với phân đạm đều có số chồi/bụi cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn và cao nhất là nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn dòng SHL70. Nghiệm thức 120N-SHL70 có số chồi cao nhất đạt 9,13, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 120N-0VK. Đặc biệt là 2 nghiệm thức 30N- SHL70 và 30N-PHL87 chỉ cần bón 30 kg N/ha (25% N) có số chồi/bụi khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 120N-0VK (7,31 chồi/bụi).

Trong khi đó số chồi/bụi tăng theo mức phân từ đạm từ 0 kg N/ha đến 120 kg N/ha và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Giữa các dòng vi khuẩn đều có số chồi/bụi khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Điều này minh chứng về hiệu quả tác động tích cực của các dòng vi khuẩn đã làm tăng số chồi/bụi. Đặc biệt là khi có sự tương tác giữa vi khuẩn với phân đạm.

- Chiều dài và trọng lượng khô của rễ: ngoài việc tăng chiều cao, số chồi trên bụi, các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn tương tác với cùng một mức phân đạm thì chiều dài rễ và trọng lượng khô rễ cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn.

Chiều dài rễ và trọng lượng khô của các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn chỉ cần bón kết hợp 90 kg N/ha là cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức 120N-0VK. Chiều dài rễ và trọng lượng khô rễ tăng theo mức phân đạm từ 0 kg N/ha đến 120 kg N/ha và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Khi so sánh hiệu quả giữa các dòng vi khuẩn,

khô rễ cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn (Bảng 4.15).

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của 8 dòng vi khuẩn và phân đạm hóa học lên đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây lúa ở giai đoạn 48 NSKG trồng trong chậu

Nghiệm thức

Chiều cao cây (cm)

Số chồi/bụi

Chiều dài rễ (cm)

Trọng lượng khô rễ (g)

Trọng lượng khô cây (g)

0N-0VK 61,1 q 5,95 w 13,3 o 1,01 q 4,77 tu

0N-TALa14 63,2 n-q 6,38 s-w 16,0 l-o 1,89 mo 5,20 p-u

0N-TANa5 61,6 pq 6,25 u-w 15,6 m-o 1,94 mn 4,71 u

0N-TAL1 63,0 n-q 6,19 vw 17,4 k-n 1,95 mn 5,45 n-s

0N-TAL4 63,1 m-q 6,56 r-w 16,9 l-n 1,82 m-o 5,56 p-r

0N-PHL87 64,2 l-p 6,75 p-v 17,3 l-n 1,46 p 5,09 q-u

0N-SHL70 65,3 j-n 7,13 k-r 18,8 j-l 1,81 n-o 5,44 n-s

0N-PHL103 64,1 l-p 6,81 o-v 18,1 k-n 1,96 m 5,03 q-u

0N-PHL105 62,7 0-q 6,31 t-w 17,4 k-n 1,93 mn 4,84 s-u

30N-0VK 63,8 l-p 6,63 q-v 15,4 n-o 1,52 p 4,98 r-u

30N-TALa14 65,6 h-m 6,88 n-u 18,6 j-l 2,74 j 5,32 o-u 30N-TANa5 64,9 k-o 6,94 m-t 17,4 k-n 2,96 i 5,04 q-u 30N-TAL1 66,4 h-l 7,19 k-r 18,6 j-m 2,71 j 5,52 m-r 30N-TAL4 63,4 n-q 7,00 l-s 17,3 l-n 2,63 jk 5,81 j-p

30N-PHL87 68,0 g-i 7,31 j-p 22,9 f-i 1,78 o 6,20 f-l

30N-SHL70 68,2 gh 7,38 i-p 23,1 e-i 2,38 l 6,65 a-f

30N-PHL103 67,1 g-k 7,25 k-q 22,7 g-i 2,56 k 5,86 h-o

30N-PHL105 65,4 i-n 7,06 l-r 22,2 g-i 2,70 jk 5,81 i-p

60N-0VK 67,0 g-k 7,19 k-r 20,3 i-k 2,72 j 5,36 o-t

60N-TALa14 67,4 g-k 7,50 h-n 22,1 g-i 3,96 f-h 5,41 n-s

60N-TANa5 69,2 fg 7,44 i-o 23,2 d-h 4,05 d-g 5,56 l-r

60N-TAL1 71,1 d-f 7,94 e-j 22,9 f-i 4,16 d 5,65 k-q

60N-TAL4 67,1 g-k 7,50 h-n 21,2 h-j 3,96 f-h 5,75 k-p

60N-PHL87 72,9 a-e 8,25 c-f 24,6 a-g 3,96 f-h 6,95 a-d 60N-SHL70 73,3 a-e 8,50 a-e 24,5 a-g 3,97 e-h 6,99 ab-d

60N-PHL103 74,6 ab 7,63 f-l 24,6 a-g 3,92 gh 7,08 ab

60N-PHL105 71,4 c-f 7,75 f-k 24,5 a-g 3,83 h 6,44 b-j

90N-0VK 66,9 gk 7,25 k-q 21,3 h-j 3,84 h 6,00 g-n

90N-TALa14 73,4 a-e 7,63 f-l 23,4 c-h 4,64 c 6,43 c-j

90N-TANa5 70,9 e-f 7,56 g-m 23,8 b-h 4,79 a-c 6,65 a-g

Nghiệm

thức Chiều cao

cây (cm)

Chồi/bụi Chiều dài

rễ (cm) Trọng lượng

khô rễ (g) Trọng lượng khô cây (g)

90N-TAL 1 73,9 abc 8,13 c-h 23,6 c-h 4,86 ab 6,13 f-m

90N-TAL4 73,3 a-e 7,94 e-j 23,3 d-h 4,65 c 6,24 f-k

90N-PHL87 73,6 a-d 8,50 a-e 25,9 a-e 4,05 d-g 6,91 a-e

90N-SHL70 74,3 ab 8,75 abc 26,1 a-d 4,00 e-g 6,96 a-d

90N-PHL103 74,6 ab 8,13 c-h 26,0 a-e 4,07 d-f 6,11 f-m

90N-PHL105 72,1 bde 8,00 d-i 26,9 a 4,92 a 6,40 d-j

120N-0VK 67,6 g-j 7,31 j-p 22,3 g-i 3,95 f-h 6,18 f-l

120N-TALa14 73,9 abc 8,25 c-f 23,6 c-h 4,85 ab 6,49 a-h

120N-TANa5 73,4 a-e 8,19 c-g 24,9 a-g 4,93 a 6,45 a-i

120N-TAL 1 75,3 a 8,63 a-d 23,9 b-h 4,76 bc 6,26 f-k

120N-TAL4 74,9 a 8,00 d-i 23,5 c-h 4,75 bc 6,27 e-k

120N-PHL87 73,9 abc 9,06 ab 26,6 ab 4,11 de 6,96 a-d

120N-SHL70 74,1 ab 9,13 a 26,3 abc 4,10 d-f 7,08 a

120N-PHL103 74,1 ab 8,50 a-e 25,8 a-f 4,79 a-c 7,06 abc 120N-PHL105 73,9 abc 8,44 b-e 26,3 abc 4,76 bc 6,75 a-f

F (Phân x VK) ** ** ** ** **

CV% 1,33 3,00 4,71 2,00 3,76

0N 63,1 e 6,48 e 16,8 d 1,75 e 5,12 e

30N 65,9 d 7,07 d 19,8 c 2,44 d 5,69 d

60N 70,4 c 7,74 c 23,1 b 3,84 c 6,13 c

90N 72,6 b 7,99 b 24,5 a 4,42 b 6,43 b

120N 73,5 a 8,39 a 24,8 a 4,55 a 6,61 a

F (Phân) ** ** ** ** **

0VK 65,3 c 6,87 f 18,5 c 2,61 g 5,46 g

TALa14 68,7 ab 7,33 de 20,8 b 3,62 b 5,77 ef

TANa5 68,0 b 7,28 e 21,0 b 3,73 a 5,68 fg

TAL1 69,9 ab 7,61 bc 21,3 b 3,69 a 5,80 ef

TAL4 68,4 ab 7,40 cde 20,4 b 3,56 c 5,92 de

PHL87 70,5 ab 7,98 a 23,5 a 3,07 f 6,42 ab

SHL70 71,0 a 8,18 a 23,8 a 3,25 e 6,63 a

PHL103 70,9 a 7,66 b 23,5 a 3,46 d 6,23 bc

PHL105 69,1 ab 7,51 bcd 23,5 a 3,63 b 6,05 cd

F (Vi khuẩn) ** ** ** * *

* Trong cùng một cột, các số liệu có chữ số theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức độ ý nghĩa 1% (**, 5% (*)). 0N = 0 kg N/ha, 30N = 30 kg N/ha, 60N = 60 kg N/ha, 90N = 90

- Trọng lượng khô cây: tương tự như trọng lượng khô của rễ thì hầu hết các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn và kết hợp với cùng một mức phân đạm đều có trọng lượng khô của cây cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn (trừ nghiệm 0N-TANa5 và 0N-PHL105) và ở mức không bón đạm trọng lượng khô của rễ tăng từ 5,45 - 16,56% (Bảng 4.15). Trọng lượng khô của cây tăng theo các mức phân đạm từ 0 kg N/ha đến 120 kg N/ha và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Khi so sánh giữa các dòng vi khuẩn thì hầu hết các dòng vi khuẩn đều có tác động hữu hiệu đến trọng lượng khô của cây và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm không bổ sung vi khuẩn. Điều này chứng minh cho hiệu quả tác động tích cực của các dòng vi khuẩn nội sinh. Theo kết quả nghiên cứu của Oliveira et al., (2002) khi bổ sung vi khuẩn Azospirilum amazonenseBurkholderia sp., sau 40 ngày bổ sung vi khuẩn sinh khối cây lúa gia tăng tối đa 39% so với đối chứng không bổ sung vi khuẩn.

0VK PHL87 SHL70 PHL103

Hình 4.20. Chiều cao của cây lúa ở các nghiệm thức 0N trong giai đoạn 48 NSKG

Như vậy, kết quả ở Bảng 4.15 cho thấy tất cả 8 dòng vi khuẩn đều có tác động hữu hiệu đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa ở giai đoạn 48 NSKG .

Các chỉ tiêu về chiều cao, chiều dài bông và trọng lượng rơm khô khi thu hoạch được ghi nhận ở Bảng 4.16.

- Chiều cao cây: trong cùng một mức phân đạm, hầu hết các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn kết hợp với phân đạm đều có chiều cao cây trội hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Chiều cao cây giữa các nghiệm thức dao động từ 84,7 cm -

97,4 cm và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn chỉ cần bón 60 kg N/ha hoặc 90 kg N/ha đều cho chiều cao khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 120N-0VK (94,1 cm).

Trong khi đó chiều cao cây tăng theo mức phân từ đạm từ 0 kg N/ha đến 120 kg N/ha và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Điều này cho thấy hiệu quả tác động tích cực của các dòng vi khuẩn khi bón kết hợp với phân đạm cao hơn so với các nghiệm thức chỉ bón phân đạm.

- Chiều dài bông: các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn và bón kết hợp cùng một mức phân đạm thì chiều dài bông trội hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Đặc biệt là 2 nghiệm thức 30N-SHL70 (25,7 cm) và 30N-TAL4 (25,6 cm) có chiều dài bông khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 120N-0VK (25,5 cm) và chiều dài bông dài nhất thuộc nghiệm thức 120N-SHL70 (26,6 cm) (Bảng 4.16). Chiều dài bông tăng theo mức phân đạm từ 0 kg N/ha đến 120 kg N/ha và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Giữa các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn thì tất cả các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn đều có chiều dài bông dài hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn.

- Trọng lượng rơm/bụi: trong mỗi mức phân đạm, các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn kết hợp với phân đạm đều có trọng lượng rơm khô/bụi khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn (trừ 3 nghiệm thức 0N-TALa14, 0N-TANa5 và 0N-TAL1). Trọng lượng rơm/bụi dao động 18,9 g - 26,0 g và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% giữa các nghiệm thức. Các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn TAL1, TAL4, PHL87 và SHL70 chỉ cần bổ sung 50% N (60 kg N/ha) đã có trọng lượng rơm/bụi khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức 120N-0VK (23,8 g). Trong khi đó trọng lượng rơm/bụi vẫn tăng theo mức phân từ 0 kg N/ha đến 120 kg N/ha và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Hiệu quả tác động giữa các dòng vi khuẩn, đa số các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn đều có trọng lượng rơm/bụi cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Điều này chứng minh hiệu quả tác động tích cực của các dòng vi khuẩn trong việc cố định đạm và đã tác động mạnh mẽ đến sự tích lũy sinh khối của cây lúa.

Hiệu quả tác động này được thể hiện rõ nhất ở các nghiệm thức có bón bổ sung vi khuẩn và phân đạm.

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của 8 dòng vi khuẩn và phân đạm hóa học lên đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây lúa lúc thu hoạch (110 NSKG) trồng trong chậu

Nghiệm Chiều cao Chiều dài Trọng lượng thức cây (cm) bông (cm) rơm/bụi (g) 0N-0VK 84,7 p 20,3 o 18,9 n 0N-TALa14 87,1 m-p 22,4 n 18,9 n 0N-TANa5 85,6 op 22,2 n 18,9 n 0N-TAL1 86,1 n-p 22,1 n 19,0 mn

0N-TAL4 86,8 n-p 22,3 n 19,2 ln

0N-PHL87 88,8 j-n 24,4 k-m 21,0 g-n 0N-SHL70 89,0 j-n 24,6 j-m 22,8 b-j

0N-PHL103 87,7 l-o 23,7 m 21,8 d-l 0N-PHL105 86,4 n-p 23,8 lm 20,4 i-n 30N-0VK 88,0 l-o 24,8 i-l 19,7 k-n 30N-TALa14 90,2 i-l 25,1 g-k 22,5 c-k

30N-TANa5 88,4 k-o 25,1 h-k 21,0 g-n 30N-TAL1 90,0 i-m 25,5 d-j 21,4 f-n 30N-TAL4 89,0 j-n 25,6 a-i 21,7 e-m 30N-PHL87 91,7 g-j 25,5 c-j 23,9 a-f

30N-SHL70 92,3 g-i 25,7 a-i 23,9 a-f

30N-PHL103 93,3 d-h 25,4 e-k 20,9 h-n 30N-PHL105 92,3 g-i 25,2 f-k 20,1 j-n 60N-0VK 91,0 h-k 25,5 d-j 22,3 c-k

60N-TALa14 93,3 d-h 26,2 a-f 22,5 b-j 60N-TANa5 93,6 d-h 25,7 a-i 22,5 c-j 60N-TAL1 95,7 a-e 26,1 a-g 23,7 a-g

60N-TAL4 93,2 a-h 26,2 a-f 23,6 a-h 60N-PHL87 94,3 b-f 25,7 a-i 24,0 a-f 60N-SHL70 95,9 a-e 26,1 a-g 24,6 a-c

60N-PHL103 96,2 a-d 26,1 a-g 22,5 b-j 60N-PHL105 95,9 a-e 25,5 c-j 23,5 a-h 90N-0VK 92,6 f-i 25,5 c-j 22,9 b-i 90N-TALa14 93,5 d-h 26,3 a-e 23,6 a-h 90N-TANa5 95,3 a-f 26,2 a-f 23,3 a-h

90N-TAL 1 95,4 a-f 26,5 a-d 24,1 a-e

90N-TAL4 95,7 a-c 26,1 a-g 24,9 a-c 90N-PHL87 96,8 a-c 26,3 a-e 24,4 a-e

90N-SHL70 96,8 a-c 26,6 ab 24,5 a-d

90N-PHL103 97,3 ab 26,3 a-e 24,0 a-f 90N-PHL105 96,8 a-c 26,0 a-h 24,8 a-c 120N-0VK 94,1 c-g 25,5 b-j 23,8 a-f 120N-TALa14 96,1 a-e 26,4 a-e 23,1 b-i 120N-TANa5 95,4 a-f 26,0 a-h 24,6 a-c 120N-TAL 1 96,2 a-d 26,4 a-e 24,5 a-d 120N-TAL4 97,4 a 26,0 a-h 24,9 abc

Nghiệm Chiều cao Chiều dài Trọng lượng thức cây (cm) bông (cm) rơm/bụi (g)

120N-PHL87 96,7 a-c 26,4 a-e 25,2 ab

120N-SHL70 96,9 abc 26,6 a 26,0 a

120N-PHL103 96,7 a-c 26,5 a-d 24,5 a-d

120N-PHL105 97,2 ab 26,5 abc 24,9 a-c

F (Phân x VK) ** ** **

CV% 1,11 1,41 4,20

0N 86,9 e 22,9 d 20,1 d

30N 90,6 d 25,3 c 21,7 c

60N 94,3 c 25,9 b 23,2 b

90N 95,6 b 26,2 a 24,1 a

120N 96,3 a 26,2 a 24,6 a

F (Phân) ** ** **

0VK 90,1 e 24,3 f 21,5 d

TALa14 92,0 cd 25,3 c-e 22,1 cd

TANa5 91,6 d 25,0 e 22,1 cd

TAL1 92,7 bc 25,3 b-e 22,5 c

TAL4 92,4 cd 25,2 de 22,8 bc

PHL87 93,7 ab 25,7 ab 23,7 ab

SHL70 94,2 a 25,9 a 24,4 a

PHL103 94,2 a 25,6 abc 22,8 bc

PHL105 93,7 ab 25,4 bcd 22,7 c

F (Vi khuẩn) * * **

* Trong cùng một cột, các số liệu có chữ số theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức độ ý nghĩa 1%(**), 5% (*). 0N = 0 kg N/ha, 30N = 30 kg N/ha, 60N = 60 kg N/ha, 90N = 90 kg N/ha, 120N = 120 kg N/ha.

Các chỉ tiêu về thành phần năng suất của lúa bao gồm số bông/bụi, số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt lép/bông, trọng lượng 1000 hạt và năng suất/chậu được ghi nhận ở Bảng 4.17.

- Số bông/bụi: số lượng bông/bụi dao động từ 5,06 - 7,63 bông/bụi và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong cùng một mức phân đạm, tất cả các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn và kết hợp phân đạm đều có số bông/bụi cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Các nghiệm thức không bón phân đạm có bổ sung vi khuẩn có số bông/bụi tăng từ 11,26% - 29,64% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Nhiều dòng vi khuẩn như TANa5, TAL1, TAL4, PHL87 và SHL70 chỉ cần bổ sung 30 kg N/ha đã có số bông/bụi khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức 120N-0VK (6,69 bông/bụi). Trong khi đó số bông/bụi tăng theo mức phân đạm từ 0 kg N/ha đến 120 kg N/ha và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.

Giữa các dòng vi khuẩn thì hầu hết các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn đều

có số bông/bụi cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn.

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của 8 dòng vi khuẩn và phân đạm hóa học lên các thành phần năng suất của cây lúa lúc thu hoạch (110 NSKG) trồng trong chậu

Nghiệm thức

Số bông/bụi

Số hạt chắc/bông

Tỷ lệ Hạt lép /bông (%)

Trọng lượng 1000 hạt (g)

Năng suất (g/chậu)

0N-0VK 5,06 t 84,5 s 17,0 ab 23,6 43,9 y

0N-TALa14 5,94 p-s 91,3 rs 16,7 abc 24,1 47,9 vw 0N-TANa5 6,13 m-s 90,0 rs 17,2 a 24,3 45,3 wx 0N-TAL1 6,56 i-o 90,8 rs 17,3 a 24,2 50,3 v 0N-TAL4 5,63 st 89,3 rs 14,0 a-f 24,3 45,2 wx 0N-PHL87 5,69 r-s 104,5 q 13,7 a-g 23,8 56,5 x 0N-SHL70 5,81 q-s 117,0 p 12,7 a-i 23,9 60,6 t 0N-PHL103 6,06 n-s 95,5 r 14,4 a-e 24,0 53,9 u 0N-PHL105 6,25 l-r 88,8 rs 13,6 a-h 24,5 48,6 v 30N-0VK 6,00 o-s 120,5 op 14,4 a-c 23,9 68,0 s 30N-TALa14 6,63 h-n 122,5 n-p 9,7 f-p 24,4 72,4 qr 30N-TANa5 6,88 d-k 121,5 n-p 9,2 h-p 24,6 68,7 s 30N-TAL1 7,00 b-j 123,0 n-p 10,2 e-p 24,8 76,5 op 30N-TAL4 6,75 f-l 121,3 n-p 9,0 i-p 24,1 69,9 rs 30N-PHL87 6,69 g-m 137,8 e-k 10,0 e-p 24,0 90,6 i-k 30N-SHL70 6,75 f-l 143,5 c-h 10,3 d-p 24,2 90,7 i-k 30N-PHL103 6,50 j-l 127,5 m-o 12,2 b-k 24,3 77,5 o 30N-PHL105 6,56 i-o 122,0 n-p 11,6 d-n 24,5 73,2 pq 60N-0VK 6,31 k-q 133,3 i-m 12,4 a-j 24,0 84,2 mn 60N-TALa14 6,94 c-j 129,0 l-n 14,4 a-e 24,5 86,9 l-m 60N-TANa5 7,13 a-i 133,0 j-m 14,9 a-d 24,4 82,4 n 60N-TAL1 7,19 a-h 133,5 i-m 11,7 c-m 24,6 88,7 k-l 60N-TAL4 7,06 a-j 137,0 g-l 12,0 c-l 24,6 90,0 j-k 60N-PHL87 6,75 f-l 142,0 c-h 8,7 i-p 24,2 98,0 c-f 60N-SHL70 6,81 e-l 146,8 a-d 7,8 m-p 24,3 98,4 c-e 60N-PHL103 7,13 a-i 139,8 c-k 8,7 i-p 24,6 92,9 h-j 60N-PHL105 7,38 a-e 131,8 k-m 9,3 h-p 24,9 86,9 h-m 90N-0VK 6,50 j-p 136,0 h-l 12,1 b-k 24,1 83,5 n 90N-TALa14 7,00 b-j 137,3 g-k 10,1 e-p 24,6 92,6 h-j 90N-TANa5 7,19 a-h 138,8 d-k 11,1 d-o 24,4 90,5 i-k 90N-TAL 1 7,50 abc 140,5 c-j 10,9 d-o 24,5 95,4 e-h 90N-TAL4 7,44 a-d 140,8 c-j 9,2 h-p 24,7 95,8 d-h 90N-PHL87 7,13 a-i 145,5 a-f 8,17 k-p 24,3 100,5 a-c 90N-SHL70 7,31 a-f 147,5 a-c 7,92 e-p 24,5 102,0 ab 90N-PHL103 7,25 a-g 143,5 c-h 8,44 j-p 24,7 97,3 c-f 90N-PHL105 7,50 abc 137,3 g-k 9,52 g-p 25,0 95,1 f-h 120N-0VK 6,69 g-m 137,5 f-k 10,6 d-p 24,2 91,0 i-k 120N-TALa14 7,44 a-d 143,5 c-h 8,86 i-p 24,3 96,5 d-g

Nghiệm

thức Số

bông/bụi

Số hạt

chắc/bông Tỷ lệ Hạt lép /bông (%)

Trọng lượng 1000 hạt (g)

Năng suất (g/chậu) 120N-TANa5 7,50 abc 141,3 c-i 11,4 d-n 24,7 93,3 g-i 120N-TAL 1 7,56 ab 145,0 b-g 6,74 p 24,2 98,5 cde 120N-TAL4 7,31 a-f 145,8 a-e 6,73 p 24,5 95,5 e-h 120N-PHL87 7,25 a-f 153,0 ab 7,45 n-p 24,4 102,0 ab 120N-SHL70 7,38 a-e 153,5 a 7,18 o-p 24,4 103,0 a 120N-PHL103 7,63 a 145,5 a-f 8,18 k-p 25,2 98,8 b-d 120N-PHL105 7,56 ab 145,8 a-e 7,61 n-p 24,6 96,2 d-g

F (Phân x VK) ** ** ** ns **

CV% 3,12 2,22 7,07 1,73 2,4

0N 5,90 e 94,6 e 15,2 a 24,1 b 50,2 d

30N 6,64 d 126,6 d 10,7 b 24,3 ab 76,4 c

60N 6,97 c 136,2 c 11,1 b 24,5 a 89,8 b

90N 7,20 b 140,8 b 9,72 c 24,5 a 94,7 a

120N 7,37 a 145,6 a 8,31 d 24,5 a 97,2 a

F (Phân) ** ** ** ** **

0VK 6,11 e 122,4 e 13,3 a 24,0 d 74,1 c

TALa14 6,79 cd 124,7 de 12,0 abc 24,4 a-d 79,2 bc TANa5 6,96 abc 124,9 de 12,8 ab 24,5 abc 76,0 c TAL1 7,16 a 126,6 d 11,4 bcd 24,5 abc 81,9 abc

TAL4 6,84 cd 126,8 d 10,2 de 24,4 abc 79,3 bc

PHL87 6,70 d 136,6 b 9,61 e 24,1 cd 89,5 ab

SHL70 6,81cd 141,7 a 9,19 e 24,2 b-d 91,0 a

PHL103 6,91 bc 130,4 c 10,4 cde 24,6 ab 84,1 abc PHL105 7,05 ab 125,1 de 10,3 de 24,7 a 80,0 abc

F (Vi khuẩn) ** * ** ** *

* Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu có chữ số theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức độ ý nghĩa 1% (**), 5% (*), ns: khác biệt không có ý nghĩa. 0N = 0 kg N, 30N = 30 kg N, 60N = 60 kg N, 90N = 90 kg N, 120N = 120 kg N.

- Số hạt chắc/bông chỉ tiêu có vai trò quan trọng quyết định đến năng suất thực tế lúa, cả 8 dòng vi khuẩn này không chỉ có tác động tích cực làm tăng chiều cao cây, chiều dài bông và số bông/bụi mà còn làm tăng số hạt chắc/bông. Ở mỗi một mức phân đạm, hầu hết các nghiệm thức có bổ vi khuẩn và phân đạm đều có hạt chắc/bông cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Trong số 8 dòng vi khuẩn được khảo sát, thì dòng SHL70 và PHL87 có số hạt chắc/bông cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các dòng còn lại. Chỉ cần bổ sung 30 kg N/ha thì 2 nghiệm thức có bổ sung 2 dòng vi khuẩn này cho số hạt chắc/bông khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 120N-0VK (137,5 hạt chắc/bông) (Hình 4.21). Trong khi đó số hạt chắc/bông biến thiên theo chiều thuận với mức phân đạm từ 0 kg N đến 120 kg N/ha. Điều này cho

đạm cao hơn so với các nghiệm thức chỉ bón phân đạm. Khi so sánh hiệu quả tác động giữa các dòng vi khuẩn, số hạt chắc/bông ở tất cả các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn đều cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn (Với F vi khuẩn là *).

Số bông/bụi và số hạt chắc/bông là những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lúa thực tế. Tất cả 8 dòng vi khuẩn đều tác động hữu hiệu đối với cây lúa trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển và được thể hiện qua mối tương quan giữa 3 giai đoạn: giai đoạn bắt đầu phân hóa đồng (48 ngày), ở giai đoạn trổ bông và kết hạt. Kết quả khảo sát các sinh tiêu chỉ sinh trưởng của cây lúa ở giai đoạn 48 ngày (Bảng 4.15) cho thấy, ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn đã giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng sinh khối so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Đây là giai đoạn bắt đầu phân hóa đồng nên việc tăng sinh khối của cây thật sự rất có ý nghĩa, liên quan chặt chẽ và tỷ lệ thuận với số bông/bụi, số hạt chắc/bông.

- Tỷ lệ hạt lép/bông (%): tỷ lệ hạt lép/bông ở các nghiệm thức có sự tương tác giữa vi khuẩn với các mức phân đạm dao động từ 6,73 - 17,3% và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Giữa các mức phân đạm, khi tăng mức phân từ 30 kg N/ha đến 60 kg N/ha thì tỷ lệ hạt lép/bông khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Khi so sánh giữa các dòng vi khuẩn, đa số các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn đều có số hạt lép/bông thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn.

- Trọng lượng 1000 hạt (14% độ ẩm): trọng lượng 1000 hạt của các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê và dao động từ 23,6 - 25,2 g.

Mặc dù các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn và phân đạm với các mức độ khác nhau nhưng không ảnh hưởng nhiều đến trọng lượng hạt. Điều này cho thấy, trọng lượng hạt không tùy thuộc vào lượng phân bón, vào yếu tố dinh dưỡng mà phụ thuộc từng loại giống. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Shomura et al., (2008).

- Năng suất lúa trên chậu: tất các nghiệm thức không bón đạm có bổ sung vi khuẩn đều cho năng suất lúa cao hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và tăng lên từ 9,09% - 38,26% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn và cao nhất là dòng SHL70 (60,6 g/chậu), kế đến là dòng PHL87 (56,5 g/chậu) (Bảng 4.17).

Ở mức bổ sung 30 kg N/ha hầu hết các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn đều cho năng suất lúa cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn (trừ nghiệm thức 30N-TANa5 và 30N-TAL4).

Đặc biệt là dòng vi khuẩn SHL70 và PHL87 chỉ bổ sung 30 kg N/ha đã cho năng suất lúa khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 120N-

0VK (91,0 g/chậu) và khi bổ sung 50% N (60 kg N/ha) thì hai dòng này cho năng suất cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 120N- 0VK. Điều này cho thấy 2 dòng vi khuẩn SHL70 và PHL87 có hiệu quả rất cao trong việc cố định đạm để cung cấp cho cây lúa.

Ở mức phân đạm 90 kg N/ha, 120 kg N/ha, tất cả các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn đều cho năng suất cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê mức 1% so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Năng suất cao nhất là nghiệm thức 120N-SHL70 (103,0 g/chậu) và kế đến nghiệm thức 90N-SHL70 (102,0 g/chậu).

0N-OVK 120N-0VK 30N-PHL87 30N-SHL70

Hình 4.21. Bông lúa khi thu hoạch

Kết quả ở Bảng 4.17 cho thấy cả 8 dòng vi khuẩn trên đều có tác động hữu hiệu đến các thành phần năng suất và năng suất lúa. Khi bổ sung các dòng vi khuẩn vào cây lúa chúng có khả năng cố định đạm và tạo ra một lượng đạm đáng kể cung cấp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Đặc biệt khi lượng phân đạm tăng từ 90 kg N/ha lên 120 kg N/ha thì các chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất lúa đều tăng lên và cao hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 120N-0VK. Trong khi đó các năng suât lúa/chậu không tăng khi tăng mức phân đạm từ 90 kg N/ha lên 120 kg N/ha. Điều này rất có ý nghĩa khi ứng dụng những dòng vi khuẩn này vào thực tế sản xuất lúa, bởi vì chúng vẫn có khả năng hoạt động tốt và mang lại hiệu quả cao khi ruộng lúa có hàm lượng đạm cao.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính của vi khuẩn nội sinh trong cây lúa trồng trên đất ở tỉnh phú yên (Trang 120 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(353 trang)