Tiết 94: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
* Đọc
* Chú thích: (sgk)
1. Tác giả (sgk)
2.Tác phẩm
a)Hoàn cảnh (xuất xứ)-(sgk)
b) Nghị luận chứng mình: Đức tính giản
dị của Bác Hồ
- Trình tự lập luận: Khái quát => cụ thể.
Chứng minh xen kẽ bình luận, giải thích.
c) Bố cục: 2 phần, không có đủ 3 phần:
chỉ có mở bài, thân bài.
- Phần 1 – Mở bài: Từ đầu => “tuyệt đẹp” (câu 1,2)
Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ.
(Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng long trời lở đất và cuộc sống thanh bạch của Bác)
- Phần 2 – Thân bài: còn lại: những biểu hiện trong đức tính giản dị của Bác
HĐ2. II- Phân tích
+PP: Vấn đáp-gợi mở, dạy học nhóm, giảng bình
+KT: đặt câu hỏi, hỏi- trả lời.
+ Năng lực : tự học, hợp tác , giải quyết vấn đề ...
? Hãy chỉ ra câu văn mang luận điểm của bài văn trong phần mở bài?
- Hãy nhận xét về cách mở bài của t/g?
Điều đó chứng tỏ điều gì?
? Đức tính giản dị của Bác Hồ được nhấn mạnh và mở rộng như thế nào trước khi chứng minh?
? Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?
II.
Phân tích:
1.
Nhận xét chung về tính giản dị của Bác
-Luận điểm: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Câu văn: “sự nhất quán giữa cuốc đời cách mạng long trời chuyển đất và đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chí Minh
-Cách nêu vấn đề trực tiếp, dùng câu văn có 2 về đối lập, bổ sung cho nhau, các từ gợi cảm: Trong sáng thanh bạch, tuyệt đẹp khẳng định Bác là một vĩ nhân lỗi lạc, vừa là một người bình thường, gần gữi với nhân dân, xua tân quan điểm Bác là một siêu nhân huyền thoại.
-Giải thích, mở rộng phẩm chất giản dị ấy: Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
? Theo em tình cảm của người viết thể hiện trong đoạn viết là gì? Qua lời nhận định đó, em thấy tác giả có thái độ như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
2. T/g bày tỏ thái độ nào về những đức tính của Bác?
3. Qua đây em hiểu gì về con người Hồ Chí Minh?
(gv giảng liên hệ mở rộng với bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la”
? Trong phân GQVĐ tác giả đã đề cập đến những phương diện nào trong lối sống giản dị của Bác?
? Quan sát đoạn văn 1, cho biết tác giả trình bày về vấn đề gì? Nhận xét cách lập luận của tấc giả?
? Chứng minh cho lối sống giản dị của Bác, tác giả dựa trên những chứng cứ nào?
Các chứng cứ này được nêu cụ thể bằng những chi tiết nào?
? Để chứng minh cho lối sống giản dị trong bữa cơm và đồ dùng của Bác tác giả đã đưa ra nhưng dẫn chứng nào?
- Tác giả đã đưa dẫn chúng ở các phương diện con người, đời sống của Bác, báo gồm: đời sống cách mạng to lớn và đời sống hằng ngày.
- Biểu lộ sự hiểu biết sâu sắc và tình cảm quý trọng, chân thành với Bác Hồ. Tác giả tin ở nhận định của mình tỏ rõ sự ngợi ca đối với Hồ Chủ Tịch.
=> Lập luận ngắn gọn mà sâu sắc, giọng văn sôi nổi, lôi cuốn, trang trọng lí lẽ đanh thép, ngôn từ chuẩn mực, biểu cảm.
2.
Những hình ảnh trong bức tranh giản dị
của Bác
+3 luận điểm nhỏ:
- Bác giản dị trong lối sống
- Bác giản dị trong quan hệ với mọi người.
- Bác giản dị trong cách nói và viết.
a. Bác giản dị trong đời sống Câu 1: Nêu 3 luận cứ - Bữa cơm và đồ dùng - Cái nhà
- Lối sống
*Bữa cơm, đồ dùng: đạm bạc, tiết kiệm, chỉ có vài ba món đơn giản dân dã,...
Cách ăn: Chậm rãi, cẩn trọng không để rơi vãi một hạt cơm..
=> Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trong người phục vụ.
?Ở việc làm nhỏ đó chúng ta cảm nhận thêm được điều gì về Bác?
Liên hệ “sáng ra bờ suối... sẵn sáng”
“sống quen thanh bạch nhẹ người
Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung”
“ Tôi chỉ có một ham muốn...”
? Cách lập luận của tác giả trong đoạn văn chứng minh lối sống giản dị trong căn nhà Bác ở có gì độc đáo? Tác dụng?
Liên hệ: nơi Bác ở sàn mây, vách gió.
Sớm nghe chim rừng hót quanh nhà Đêm trăng, một ngọn đèn khêu nhỉ Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
? Tìm những chi tiết thể hiện sự giản dị trong lối sống của Bác?
? Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng?
? Trong văn nghị luận, thường chỉ biểu ý, ít biểu cảm, nhưng cách thức nghị luận của tác giả có điểm gì đặc biệt?
? Em hay chỉ ra các câu văn bình luận, biểu cảm trong đoạn văn.
Nêu tác dụng của các câu văn ấy?
? Qua những dẫn chứng và lí lẽ trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với Bác?
* Để chứng mình đức tính giản dị của Bác tác giả đã liệt kê những dẫn chứng tiêu biểu kết hợp với bình luận, biểu cảm. Tác giả bày tỏ tình cảm quý trọng của mình với Bác => tác động tới tình cảm, cảm xúc người đọc người nghe.
? Trong đoạn văn tiếp theo, tác giả giải thích và bình luận như thế nào về lí do và ý
- Cái nhà sàn gỗ thoáng mát, chỉ có vài ba phòng,...
- Lập luận tương phản giữa tâm hồn và cách ở của Bác: Tâm hồn “lộng gió” nhà ở chỉ có vẻn vẹn 3 gian. Tác giả ngợi ca cách ở của Bác thanh bạch tao nhã
* Lối sống:
- Cách làm việc: suốt cả ngày, suốt cả đời.
Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, người giúp việc cho Bác rất ít
=> Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu giản dị đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu thuyết phục bạn đọc.
Bình luận và biểu cảm’
=> Khẳng định lối sống giản dị, tinh thần xả thân, bền bỉ, cẩn mẫn chu đáo của Bác.
- Tác giả bày tỏ tình cảm quý trọng của mình với Bác =>tác động tới tình cảm, cảm xúc người đọc, người nghe
“ Bác Hồ sống đời sống giản dị. Thanh bạch như vậy, bởi vì người sống sôi nổi, phong phú đ.ời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân”
=>Lối sống giản dị, phẩm chất cao quý
=>Tấm gương trong thế giới ngày nay
nghĩa đức tính giản dị của Bác Hồ?
? Em hiểu gì về lí do của lối sống giản dị từ lời giải thích sau của tác giả?
? Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của lối sống giản dị của Bác Hò từ lời bình luận sau: “ Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay”
? Em có nhận xét gì về những lời giải thích bình luận của tác giả?
- Lối sống giản dị.
=> Khẳng định tính đúng đắn, thuyết phục của luận điểm.
Thảo luận nhóm (5p)
? Tác giả nêu lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người như thế nào?
? Tại sao tác giả dùng những câu nói này để chứng minh cho luận điểm trên? Cách nói giản dị như vậy có tác dụng như thế nào?
Đại diện một nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét, chốt kiến thức
? Sự giản dị trong cách nói và viết Bác được tác giả thể hiện trong văn bản ntn?
? Tại sao tác giả lại dùng những câu nói này để chứng minh cho sự giản dị trong cách nói và viết của Bác?