Chương II Vận động Bảng mô tả nội dung cần đạt
Tiết 7 IV. Thực hành sơ cứu băng bó cho người gãy xương (Bài 12 TH : TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG)
2. Hoạt động vận dụng
Câu 3: Qua nội dung chủ đề, học sinh hiểu được:
a. Sự tiến hóa của bộ xương người so với xương thú?
b. Sự tiến hóa của cơ người so với cơ thú?
c. Vì sao khi bị gãy xương người già lớn tuổi thường rất lâu lành?
d. Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông, em cần chú ý đến điểm gì ? Câu 4: Chứng minh được
a. Sự tiến hóa của bộ xương người so với xương thú?
b. Sự tiến hóa của cơ người so với cơ thú?
c. Xương người có cấu tạo phù hợp với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?
d. Nêu những đặc điểm tiến hóa của HVĐ V. Tìm tòi mở rộng
3.5. Tìm tòi mở rộng – 2’
- Viết báo cáo tường trình sơ cứu và băng bó khi gãy xương cẳng tay.
- Soạn bài 13.
Rút kinh nghiệm
………
………
………...………...………
………...……….………
………
………
………...………...………
---Hết---
Chương III: Hệ Tuần Hoàn CHỦ ĐỀ: HỆ TUẦN HOÀN Bước 1: Xác định chủ đề, đặt tên:
Tên chủ đề: Hệ Tuần Hoàn
Các bài tương ứng trong SGK Sinh học 8:
Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể Bài 14: Bạch cầu, miễn dịch
Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết Bài 17: Tim và mạch máu
Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn Bài 19: TH: Sơ cứu cầm máu
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề :
Tên chủ đề Bài tương ứng Tổng số tiết Thứ tự trong Hình thức
dự kiến KHDH tổ chức Hệ
Tuần Hoàn
Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
Bài 14: Bạch cầu, miễn dịch Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
Bài 17: Tim và mạch máu
Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn Bài 19: TH: Sơ cứu cầm máu
1 1 1 1 1 1 1
Tiết 13 Tiết 14 Tiết 15 Tiết 16 Tiết 17 Tiết 18 Tiết 19
Trên lớp Trên lớp Trên lớp Trên lớp Trên lớp Trên lớp Phòng TH Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
1. Kiến Thức
- Xác đinh các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan với các thành phần cấu tạo
- Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô. Máu cùng nước mô tạo thành môi trường trong cơ thể
- Trình bày được khái niệm miễn dịch, trả lời được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm
- Phân biệt đựoc miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo - Nêu được hiện tượng đông máu và ý nghĩa, ứng dụng.
- Ý nghĩa của sự truyền máu
- Cơ chế truyền máu và nguyên tắc truyền máu.
- Trình bày được cấu tạo của tim liên quan đến hệ mạch- Nêu được chu kỳ hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích/phút)
- HS chỉ ra được các ngăn tim, van tim.- Phân biệt được các loại mạch máu.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK quan sát tranh ảnh để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của máu và môi trường trong cơ thể.
- Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp
- Kỹ năng rèn luyện sức khỏe để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh biết cách bảo vệ cơ thể - Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, rèn luyện cơ thể, tăng khả năng miễn dịch
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể, biết xử lý khi bị chảy máu và giúp đỡ người xung quanh.
4. Năng lực cần đạt được:
a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự quản lí. năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học
- Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức về máu, môi trường trong cơ thể, năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm
- Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học, quan sát, đề xuất giả thuyết khoa học, làm thí nghiệm.
Bước 4: Bảng mô tả mức độ, câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá 1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức
Bảng mô tả nội dung cần đạt
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chương III:
Hệ Tuần Hoàn
- Nêu được thành phần cấu tạo và chức năng của máu:
+ Huyết tương:
Thành phần, Chức năng
+ Tế bào máu:
Hồng cầu : Vận chuyển ôxy và cácbonnic
Bạch cầu : 5 loại, tham gia bảo vệ cơ thể
Tiểu cầu : Thành phần chính tham gia đông máu - Nêu được môi trường trong cơ thể:
+ Thành phần + Vai trò
- Nêu được khái niệm miễn dịch:
Khả năng cơ thể không mắc một bệnh nào đó
- Nêu được khái niệm đông máu : Máu không ở thể lỏng mà vón thành cục
- Cấu tạo tim + Cấu tạo ngoài:
+ Cấu tạo trong:
Tim có 4 ngăn
- Nêu được các loại miễn dịch:
+ Miễn dịch tự nhiên
Khái niệm, Phân loại
Ví dụ
+ Miễn dịch nhân tạo:
Khái niệm, Phân loại
Ví dụ
- Nắm được cơ chế của hiện tượng đông máu
- Nêu được ý nghĩa của hiện tượng đông máu: Bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương chảy máu.
- Các nhóm máu chính ở người:
+ Các nhóm máu có kháng nguyên gì có kháng thể gì + Kháng thể nào gây kết dính kháng nguyên nào.
- Nêu được sơ đồ cho nhận nhóm máu ở người và giải thích được sơ đồ .
- Nguyên tắc
- Liên hệ thực tế giải thích: Vì sao nên tiêm phòng.
- Hiểu được hiên tượng đông máu xảy ra trong thực tế - Hiểu được các ứng dụng:
+ Biết cách giữ máu không đông.
+ Biết cách xử lí khi gặp những vết thương nhỏ chảy máu.
+ Biết cách xử lí khi bị máu khó đông.
+ Biết cách phòng tránh để không bị đông máu trong mạch
- Phân tích cấu tạo phù hợp với chức năng của tim:
- Liên hệ thực tế bệnh hở van tim Hệ mạch : Phân tích cấu tạo:
Thành mạch, lòng mạch, van, đặc điểm khác phù hợp với chức năng
- Liên hệ thực tế giải thích vì sao
- So sánh độ dày mỏng của thành cơ các ngăn tim sự phù hợp chức năng đẩy máu đi nhận máu về tương ứng với các vòng tuần hoàn
- Phân tích rút ra nhận xét tốc độ vận chuyển máu giảm dần từ động mạch tới tĩnh mạch và tới mao mạch.
- Giải thích sự giảm dần của huyết áp ở các vị trí mạch máu khác nhau, sự phù hơp chức năng trao đổi chất qua mao mạch.
- Chức năng của tim: Co bóp tống máu đi nhận máu về
- Hệ mạch gồm:
Động mạch, Tĩnh mạch, Mao mạch
- Nêu được thời gian hoạt động và nghỉ ngơi trong chu kì hoạt động của tim
- Tính nhịp tim/
phút - Huyết áp
- Nêu các tác nhân gây hại cho tim mạch và các biện pháp phòng tránh tương ứng
- Nắm được đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
- Có ý thức luyện tập thường xuyên vừa sức để tăng khả năng làm việc của tim.
- Trình bày các thao tác sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều, Thực hiện theo các bước:
+ Chuẩn bị phương tiện
+ Các bước băng bó khi chảy máu mao mạch, tĩnh mạch, động mạch + Những lưu ý khi
truyền máu:
+ Truyền nhóm máu phù hợp đảm bảo hồng cầu người cho không bị ngưng kết trong máu người nhận.
+ Truyền máu không có mầm bệnh
+ Truyền từ từ - Nêu được ý nghĩa của truyền máu:
- Các van và chức năng: Giữa tâm thất và tâm nhĩ, giữa động mạch và tâm thất có van làm máu chảy theo một chiều
- Tóm tắt sơ đồ vận chuyển máu:
Vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
- Tóm tắt sơ đồ vận chuyển bạch huyết: Phân hệ lớn phân hệ nhỏ - Nêu biện pháp rèn luyện tim mạch và ý nghĩa:
Làm tăng khả năng làm việc của tim.
tim hoạt động suốt đời không cần nghỉ ngơi - Tính nhịp tim/
phút
- Liên hệ thực tế giải thích bệnh huyết áp thấp, huyết áp cao cách phòng tránh
- So sánh khả năng làm việc của tim ở vận động viên so với nguời bình thường - Phân tích cơ sở khoa học của các biện pháp rèn luyện tim mạch và ý nghĩa
- Thực hiện thành thạo các thao tác sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều.
- Có chế độ ăn uống tập luyện phù hợp để bảo vệ và nâng cao khả năng hoạt động của hệ tim mạch
băng bó cầm máu.
2. Câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá a. Nhận biết
- Cấu tạo của máu?
- Cấu tạo và chức năng cơ bản của huyết tương?
- Máu gồm có những tế bào nào?
- Vai trò của bạch cầu ? - Cấu tạo HTH người
- Cấu tạo của Tim, Động mạch, tỉnh mạch ? b. Thông hiểu
- Cấu tạo và chức năng cơ bản của huyết tương?
- Chức năng cơ bản của các tế bào máu?
- Miễn dịch là gì ? Vắc xin là gì ?
- Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn ? c. Vận dụng
- Tế bào hồng cầu có gì đặc biệt? Vì sao?
- Giải thích tại sao các vận động viên trước khi thi đấu có 1 thời gian luyện tập ở vùng núi cao?
- Trẻ em được tiêm các vắc xin nào?
- Vẽ sơ đồ HTH người?
- Vì sao Tim hoạt động suốt đời mà không mõi mệt?
- Sơ cứu băng bó sơ cứu được cho người bị chảy máu.
- Nêu các biện pháp và biết vận dụng để bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch.
d. Vận dụng cao
- Phân tích những đặc điểm cấu tạo của hồng cầu phù hợp với chức năng?
- Phân tích những đặc điểm cấu tạo của bạch cầu phù hợp với chức năng?
- Phân tích những đặc điểm cấu tạo của tiểu cầu phù hợp với chức năng?
- Đặc điểm cấu tạo và hoạt động phù hợp với chức năng của Tim ( HSG)
- Phân tích những đặc điểm cấu tạo của động mạch và tỉnh mạch phù hợp với chức năng?
- Sơ cứu băng bó sơ cứu thành thạo cho người bị chảy máu.
- Nêu các biện pháp và biết vận dụng để rèn luyện hệ tim mạch.
Bước 5: Thiết kế tiến trình bài học
CHỦ ĐỀ:
I. Mục tiêu bài dạy: