PHẦN III ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
3. Bài 22: VỆ SINH HÔ HẤP
Tên chủ đề Bài tương ứng Tổng số tiết
dự kiến
Thứ tự trong KHDH
Hình thức tổ chức Hô hấp Bài 20: HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ
QUAN HÔ HẤP
Bài 21: HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP Bài 22: VỆ SINH HÔ HẤP
1 1 1
- Tiết 21 - Tiết 22 - Tiết 23
Trên lớp
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học 1. Kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa hô hấp; Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp liên quan đến chức năng của chúng
- HS trình bày được động tác thở ( hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.
- Nắm được khái niệm về dung tích sống khi thở sâu ( bao gồm: khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trử và khí cặn)
- Phân biệt thở sâu với thở bình thường và ý nghĩa của thở sâu.
- Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
- Trình bày phản xạ tự điều hòa hô hấp khi hô hấp bình thường.
- Kể các bệnh chính về hô hấp và nêu các biện pháp vệ sinh hệ hô hấp.
- Tác hại của thuốc lá.
- HS trình bày được tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp.
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập TDTT đúng cách.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK quan sát tranh tìm hiểu hệ hô hấp, tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp.
- Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK quan sát tranh, kỹ năng tập hít thở sâu, kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt.
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp và ý thức bảo vệ môi trường.
4. Năng lực cần đạt được:
a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự quản lí. năng lực giao tiếp.
b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học
- Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức về cấu tạo hệ hô hấp, hoạt động hô hấp, vệ sinh hô hấp
- Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học: quan sát quá trình hô hấp trên hình vẽ, sơ đồ…
Bước 4: Bảng mô tả mức độ, câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá 1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Chủ đề Hô hấp
- Nêu ý nghĩa hô hấp.
- Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản và phổi)
- Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.
- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm : khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn).
- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp.
- Phân tích cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.
- Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
- Trình bày phản xạ tự điều hoà hô hấp trong hô hấp bình thường.
- Hiểu rỏ cơ sở khoa học của các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp.
- Tác hại của thuốc lá.
- Sơ cứu ngạt thở-làm hô hấp nhân tạo.
- Tập thở sâu.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra CO2 trong khí thở ra.
2. Câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá a. Nhận biết
Câu 1: Qua nội dung chủ đề, học sinh nêu được:
a. Khái niệm truyện hô hấp?
b. Kể tên các cơ quan trong hệ hô hấp
c. Nêu được quá trình trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?
b. Thông hiểu
Câu 2: Qua nội dung chủ đề, học sinh hiểu được:
a. Thế nào là hô hấp ? Vai trò của hô hấp với các hoạt động của cơ thể.
b. Cấu tạo các cơ quan hô hấp phù hợp với chức năng như thế nào.
c. Sau khi thở, oxi đưa vào phổi dùng để làm gì?
c. Vận dụng
Câu 3: Qua nội dung chủ đề, học sinh hiểu được:
a. Em hãy tìm ví dụ cụ thể về những trường hợp có bệnh hay tổn thương hệ hô hấp mà em biết ? b.Vậy nguyên nhân nào gây ra các hậu qủa tai hại đó là gì ?
c. Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình ?
d. Vận dụng cao Câu 4:
a. Cây không thở thì có hô hấp không?
b. Nêu được cơ chế quá trình trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?
Bước 5: Thiết kế tiến trình bài học
CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa hô hấp; Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp liên quan đến chức năng của chúng
- HS trình bày được động tác thở ( hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.
- Nắm được khái niệm về dung tích sống khi thở sâu ( bao gồm: khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trử và khí cặn)
- Phân biệt thở sâu với thở bình thường và ý nghĩa của thở sâu.
- Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
- Trình bày phản xạ tự điều hòa hô hấp khi hô hấp bình thường.
- Kể các bệnh chính về hô hấp và nêu các biện pháp vệ sinh hệ hô hấp.
- Tác hại của thuốc lá.
- HS trình bày được tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp.
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập TDTT đúng cách.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK quan sát tranh tìm hiểu hệ hô hấp, tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp.
- Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK quan sát tranh, kỹ năng tập hít thở sâu, kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt.
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp và ý thức bảo vệ môi trường.
4. Năng lực cần đạt được:
a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự quản lí. năng lực giao tiếp.
b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học
- Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức về cấu tạo hệ hô hấp, hoạt động hô hấp, vệ sinh hô hấp
- Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học: quan sát quá trình hô hấp trên hình vẽ, sơ đồ…
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Sử dụng SGK, SGV, KHDH, Tranh hình SGK phóng to. Mô hình cấu tạo hệ hô hấp, Một số ảnh về ô nhiễm không khí và tác hại, bảng phụ, chuẩn khtn, Ti vi ( máy chiếu)
2. Học sinh: Chuẩn bị bài soạn.
3. Phương pháp: Dạy học chủ đề, Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, Thảo luận nhóm, Trình bày một phút kết quả thảo luận..