CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM
2.1. Thực trạng pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật
Bên cạnh đó, trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật được quan tâm thực hiện từ rất sớm và được ghi nhận bằng sự ra đời của Pháp lệnh về Người tàn tật năm 1998. Tiếp theo đó, năm 2010, Luật Người khuyết tật đã được Quốc hội thông qua và Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thực hiện như:
Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật. Ở tầm văn bản dưới luật, về phương diện trợ giúp xã hội cho người khuyết tật, có thể kể đến sự ra đời của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/03/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, tiếp đến là Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP; và hiện nay là Nghị định số
136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Trong giai đoạn vừa qua, Bộ LĐ-TBXH đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành soạn thảo, trình Quốc hội bổ sung nội dung liên quan đến NKT và TGXH đối với NKT trong các Bộ luật và 16 Luật liên quan; Chính phủ ban hành 40 Nghị định, Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 26 Quyết định; Bộ LĐ- TBXH, các bộ, ngành đã ban hành 61 Thông tư, Thông tư liên tịch có liên quan về trợ giúp xã hội trong đó có trợ giúp xã hội cho NKT. Các văn bản trên đã quy định chi tiết về chính sách trợ giúp xã hội, chăm sóc sức khỏe; chăm sóc đời sống văn hóa tinh thần đối với NKT. Trong chăm sóc y tế, Bộ Y tế đã nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Khám bệnh, chữa bệnh, trong đó quy định về Phục hồi chức năng và Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có mục tiêu tăng phạm vi và độ bao phủ chi trả BHYT cho NKT; Phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức Y tế thế giới và Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam đánh giá thực trạng hệ thống Phục hồi chức năng Việt Nam nhằm xác định thực trạng và xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới Phục hồi chức năng và chiến lược quốc gia phát triển Phục hồi chức năng giai đoạn 2021-2030. Đến nay, cả nước có 50 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, trong đó có 18 tỉnh triển khai toàn bộ các huyện, các xã. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát các địa phương tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục có chất lượng, bình đẳng và thân thiện đối với NKT, đặc biệt chú trọng công tác huy động trẻ khuyết tật đi học và nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.27
Ngoài ra,Chính phủ và các Bộ ngành đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình, đề án, dự án để thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết
27http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=222183
tật, đặc biệt, ngày 5/8/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1019 phê duyệt Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012 - 2020, Quyết định số 1100 ngày 21/6/2016 của TTCP phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước Quốc tế về quyền của NKT (gọi tắt là kế hoạch 1100). Kế hoạch và đề án này đã cụ thể hóa những hoạt động, giải pháp qua từng giai đoạn để thực hiện Quyết định Luật NKT và công ước LHQ về quyền của NKT. Luật và Đề án đã tạo điều kiện thuận lợi cho NKT xóa bỏ mặc cảm, tự vươn lên hòa nhập xã hội và đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, còn có hàng loạt các kế hoạch và đề án khác như: Kế hoạch Quốc gia về phát triển phục hồi chức năng giai đoạn 2014-2020, Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011- 2020, Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em nhiễm chất độc hóa học, trẻ em bị khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020, Dự án Tổ chức phục hồi chức năng tại cộng đồng cho nạn nhân chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2008-2016 v.v.
Như vậy, có thể thấy sự ra đời của Luật Người khuyết tật năm 2010 đánh dấu sự phát triển của chế độ trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật. Cùng với sự chuyển biến tích cực về nhận thức, hoạt động trợ giúp NKT cũng có sự thay đổi căn bản, đó là chuyển từ sự trợ giúp mang tính nhân đạo, từ thiện sang trợ giúp theo quan điểm phát triển với việc ban hành nhiều chính sách bảo đảm an sinh đối với NKT. NKT được trợ cấp xã hội, được hỗ trợ nhà ở, giáo dục, y tế, tiếp cận giao thông và các công trình xây dựng, được hỗ trợ dạy nghề, việc làm, vay vốn ưu đãi để làm kinh tế và hỗ trợ sinh kế… Điều này đã mang lại cho NKT sự tự tin, tự lập trong cuộc sống, đã có rất nhiều tấm gương NKT thành
đạt trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học và chính trị, xã hội.
Luật NKT đã dành Chương 8 quy định về bảo trợ xã hội, trong đó có các quy định về chế độ trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với NKT. Cụ thể là:
Thứ nhất, mở rộng đối tượng hưởng trợ giúp xã hội.
Theo Luật Người khuyết tật năm 2010, người khuyết tật được định nghĩa
“là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập khó khăn” (Điều 2). Người khuyết tật được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên, chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên chỉ áp dụng đối với hai loại đối tượng người khuyết tật là người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng.
Mức độ khuyết tật được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/04/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật năm 2010 (Nghị định số 28/2012/NĐ-CP): “Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những người khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc”.
Việc mở rộng đối tượng được hỗ trợ kinh phí khi chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đã có bước tiến đáng kể. Theo Nghị định số 28/2012/NĐ- CP thì đối tượng mắc bệnh tâm thần mãn tính được xếp chung với nhóm đối
tượng người khuyết tật hưởng trợ cấp xã hội. Bên cạnh chế độ trợ cấp với bản thân người khuyết tật, pháp luật cũng quy định quyền lợi cho thân nhân gia đình và người nhận nuôi người khuyết tật thông qua chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, bao gồm: “Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó; người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng; người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi” (khoản 2, Điều 44). Việc bổ sung thêm hai nhóm đối tượng là người nhận nuôi dưỡng chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thể hiện sự tiến bộ trong mục tiêu an sinh xã hội và đảm bảo quyền của người khuyết tật là phụ nữ và trẻ em28.
Thứ hai, quy định về chế độ nuôi dưỡng người khuyết tật tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
Nuôi dưỡng người khuyết tật tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước là một hoạt động có ý nghĩa nhân đạo và nhân văn đối với người khuyết tật.
Pháp luật hiện hành quy định: “Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội” (khoản 1 Điều 45 Luật Người khuyết tật năm 2010). Nhìn chung, chế độ nuôi dưỡng người khuyết tật trong các cơ sở bảo trợ xã hội tương đối toàn diện, đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu, đặc biệt Luật Người khuyết tật năm 2010 còn quy định cụ thể về chăm sóc y tế và khám chữa bệnh cho họ29.
Thứ ba, về tài chính thực hiện trợ giúp xã hội.
Pháp luật trợ giúp xã hội đã quy định cụ thể kinh phí thực hiện chế độ trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật. Theo Điều 33 Nghị định
28Nguyễn Vân Trang, “Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật và hướng hoàn thiện”
https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Phap-luat-ve-tro-giup-xa-hoi-doi-voi-nguoi-khuyet-tat-va-huong- hoan-thien-5958/
29https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Phap-luat-ve-tro-giup-xa-hoi-doi-voi-nguoi-khuyet-tat-va-huong- hoan-thien-5958/