CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM
2.2. Thực trạng áp dụng các quy định về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
2.2.1. Công tác chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Luật người khuyết tật 2010
Đời sống của người khuyết tật trên địa bàn thành phố còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện tiếp xúc với thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Nhà nước và cộng đồng bị hạn chế. Đa số người khuyết tật không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nên khả năng tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm hết sức khó khăn.Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước và trách nhiệm, tình cảm của gia đình, cộng đồng là nhằm phục hồi chức năng trả lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất cho người tàn tật hoặc giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng tàn tật của mình khi ở nhà hoặc ở cộng đồng, tạo nên khối thống nhất cho quá trình hội nhập của người tàn tật. Thực hiện tốt công tác chăm sóc người khuyết tật vừa thể hiện tính nhân văn nhưng đồng thời hạn chế những tiêu cực do hành vi vô ý thức của họ gây ra hậu quả đáng tiếc cho cộng đồng và gia đình họ. Nhận thức được tầm quan trọng về thực hiện giúp đỡ, phục hồi chức năng cho người khuyết tật, UBND thành phố đã chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Luật người khuyết tật với những nội dung cụ thể sau:
35http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=222183
a) Về công tác tuyên truyền:
Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội thông qua hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin báo, đài, tuyên truyền qua panô, áp phích về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và trách nhiệm của toàn xã hội đối với người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí trong xã hội. Các hoạt động tuyên truyền, tập huấn triển khai các hoạt động trợ giúp cho người khuyết tật trong những năm qua đã góp phần nâng cao nhận thức của các gia đình, cộng đồng và xã hội, các cấp chính quyền địa phương và bản thân người khuyết tật về quyền bình đẳng của người khuyết tật trong việc tham gia các hoạt động xã hội.
Hàng năm, UBND thành phố chỉ đạo cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan tổ chức tập huấn hướng dẫn chính sách bảo trợ xã hội như triển khai thực hiện các Nghị định 136/2013/NĐ-CP; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ lồng ghép với công tác tuyên truyền thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước về thực hiện chính sách đối với người tâm thần. Thông qua tập huấn nắm vững các quy định chung, cán bộ xã, phường vừa thực hiện tốt công tác chính sách đồng thời góp phần tuyên truyền giải thích cho người dân nắm được chính sách của Nhà nước đối với người tâm thần.
b) Thực hiện các chính sách đảm bảo cho người khuyết tật ổn định cuộc sống hòa nhập cộng đồng:
Thực hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012- 2020; Quyết định số 324/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013-2020; Thực hiện Nghị định số
67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
Trong đó có quy định chính sách và chế độ trợ giúp cho người tâm thần nặng mãn tính; Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó bao gồm cả các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần. Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật khuyết tật...
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội và cộng đồng công tác chăm sóc, trợ giúp người tâm thần đạt được các kết quả sau:
Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo Nghị định 28/NĐ-CP hiện nay trên địa bàn thành phố có 859 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.
Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người tâm thần theo Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 28/2012/NĐ- CP, thành phố đã triển khai cho các xã, phường hướng dẫn gia đình có người khuyết tật lập hồ sơ và tiến hành xét duyệt thẩm định theo đúng quy trình hướng dẫn của cấp trên đảm bảo thời gian quy định tại Thông tư 26/2012/TT- BLĐTBXH.
Theo Nghị định số 13/2010/NĐ-CP người khuyết tật có khả năng tự lao động được hưởng 180.000 đồng/tháng; người tâm thần không có khả nặng tự phục vụ được hưởng 360.000 đồng/tháng;
Từ ngày 01/01/2015 thực hiện Nghị định số 28/2012/NĐ-CP người
khuyết tật nặng được hưởng 405.000 đồng/tháng; người khuyết tật đặc biệt nặng dược hưởng 540.000 đồng/tháng.
Đối với các đối tượng người khuyết tật hưởng trợ cấp hàng tháng đều thực hiện mua và cấp thẻ BHYT, được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập. Hàng năm, Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với ban ngành liên quan tạo điều kiện hỗ trợ cho người khuyết tật tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao và vui chơi, giải trí nhằm nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh thần cho người khuyết tật trên địa bàn.