Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 79 - 82)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTVỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật và nâng cao hiệu quả thực thi

3.2.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Thứ nhất,tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luậtnhằm nâng cao nhận thức của các cấp,ngành và nhân dân về Luật người khuyết tật, trong đó tập trung vào những chính sách như xác định mức độ khuyết tật; cấp giấy xác nhận khuyết tật.

Thứ hai,thực hiện kịp thời chính sách trợ giúp xã hội đối với khuyết tật.

Phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân các xã, phường triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn mới của trung ương, của tỉnh liên quan đến việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người khuyết tật như Luật người khuyết tật,

Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC và thông tư số 06/TTLT-BLĐTBXH-BTC, không để sót đối tượng hoặc thuộc diện hưởng trợ cấp nhưng không được giải quyết chế độ.

Thứ ba,thực hiện các chương trình nhân đạo đối với người khuyết tật như:

Xây dựng quỹ “người khuyết tật”; tổ chức chương trình dạy nghề, trợ giúp chương trình xe lăn và xe đạp, chương trình xây nhà đại đoàn kết,...cho người khuyết tật.Vận động sự đóng góp về vật chất, tinh thần của các tổ chức và cá nhân, nhà hảo tâm để hỗ trợ người khuyết tật, giúp họ từng bước cải thiện cuộc sống hòa nhập với cộng đồng.

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, khảo sát tổng hợp nắm chăc số lượng, phân loại người khuyết tật, có cơ chế chính sách phù hợp để chăm sóc, giúp đỡ lâu dài. Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện cho người khuyết tật, ngày càng tiếp cận thuận lợi với các dịch vụ xã hội cơ bản và các chương trình về sinh kế để ổn định cuộc sống có tính dài hạn hơn. Đó là nền tảng cơ bản để từng bước đưa công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người khuyết tật, đi vào thực chất và đạt được hiệu quả cao hơn.

Thứ năm, đầu tư xây dựng cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật và tâm thần kinh thực hiện phục hồi chức năng sau điều trị.

Thứ sáu,tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, cũng như tăng cường sự trao đổi kinh nghiệm trong cán bộ làm công tác trợ giúp xã hội.

Thứ bẩy,từng bước xã hội hóa công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người khuyết tật.

Thứ tám, tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật.

Thứ chín, tăng cường chỉ đạo, bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong xây dựng, cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng, bảo đảm khả năng tiếp cận đối với người khuyết tật.

Tiểu kết chương 3

Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật là việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Để làm được điều đó, Việt Nam không chỉ cần có giải pháp hoàn thiện đồng bộ pháp luật nói chung và pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật nói riêng mà còn cần có các giải pháp nhằm đảm bảo thực thi pháp luật.

Chương 3 đã đưa ra hệ thống các đề xuất, giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách và pháp luật về trợ giúp xã hội cho người khuyết tật nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp và Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật, tạo ra cơ hội bình đẳng và điều kiện thuận lợi để người khuyết tật thụ hưởng các thành quả phát triển kinh tế - xã hội, từ đó, ngày càng khẳng định vị thế của họ trong đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật dựa vào cộng đồng một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, chương 3 cũng đề xuất các giải pháp về truyền thông, giải pháp đảm bảo thực thi hiệu quả các chính sách và pháp luật về trợ giúp xã hội cho người khuyết tật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)