CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM
2.3. Một số khó khăn, vướng mắc
2.3.1. Một số vướng mắc, bất cập trongchính sách, pháp luật trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật
Trong thời gian qua, Chính phủ quan tâm chỉ đạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với vai trò là cơ quan chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật và các Bộ, ngành hữu quan đã có nhiều nỗ lực ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể hóa chính sách trợ giúp xã hội, tích cực thực hiện các giải pháp, đổi mới quản lý nhà nước, tăng cường phối hợp liên ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, đề án trợ giúp xã hội, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, giáo dục, đào tạo nghề, việc làm, tín dụng, giao thông, xây dựng, văn hóa, công nghệ, bảo trợ xã hội. Ưu tiên bố trí kinh phí bảo đảm; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, cá nhân, đoàn thể tạo điều kiện thúc đẩy xã hội trợ giúp người khuyết tật dựa vào cộng đồng. Tích cực chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người khuyết tật góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Các hoạt động trợ giúp xã hội khẳng định quan điểm, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc chuyển từ các tiếp cận nhân đạo thực
hiện sang trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội trong bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng của người khuyết tật.
Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng thi hành pháp luật về trợ giúp xã hội cho người khuyết tật nói chung và thực trạng thi hành trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam nói riêng cho thấy, một số chính sách, pháp luật chưa được thực hiện có hiệu quả, có chính sách chưa đi vào cuộc sống, một số chính sách chưa phù hợp với thực tiễn và có sự chênh lệch giữa các vùng miền.
Một là, về đối tượng hưởng trợ cấp xã hội:
Theo quy định của pháp luật, người khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng là đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên. Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều đối tượng khác cần sự giúp đỡ về vật chất hoặc tinh thần của Nhà nước và cộng đồng nhưng chưa được pháp luật quy định như người mắc bệnh tâm thần, bệnh tự kỷ, bệnh trầm cảm…
Hai là, về mức trợ cấp:
Việc xác định mức trợ cấp trợ giúp xã hội thường xuyên căn cứ vào từng đối tượng, từng hoàn cảnh cụ thể: “Mức chuẩn trợ cấp trợ giúp xã hội là 270.000 đ/tháng” (khoản 1 Điều 4 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP). Tùy vào từng dạng khuyết tật khác nhau sẽ có hệ số hưởng khác nhau, mức trợ cấp cũng sẽ thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của từng đối tượng trợ giúp xã hội. Đối với đối tượng trợ giúp xã hội sống tại cộng đồng, mức trợ cấp tối thiểu là 270.000đ/tháng và tối đa là 810.000đ/tháng (Điều 17 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP). Trong khi đó, mức trợ cấp cho cùng đối tượng có hệ số khác nhau lại căn cứ vào tình trạng khuyết tật và số lượng người hưởng trợ giúp xã hội. Đối với đối tượng trợ giúp xã hội là người khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội được hưởng mức trợ cấp thấp nhất là 810.000đ/ tháng và cao nhất là 1.080.000đ/tháng. Trong khi đó, mức tiền lương cơ sở hiện nay đã là 1.300.000đ/tháng, nhưng mức trợ cấp đối với các đối tượng
trợ giúp xã hội là người khuyết tật vẫn không thay đổi. Điều này dẫn đến sự bất hợp lý giữa mức thụ hưởng và sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội36.
Bên cạnh đó, mức trợ cấp hàng thành dành cho người khuyết tật thuộc diện bảo trợ xã hội chậm được điều chỉnh, chưa bảo đảm mức sống tối thiểu, chưa tương quan với chuẩn nghèo. Trong khi việc bố trí và huy động nguồn lực xã hội còn hạn chế nên đời sống người khuyết tật và gia đình còn khó khăn.
Ba là, vềxác định đối tượng người khuyết tật hưởng chế độ trợ giúp xã hội:
Theo quy định của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện và Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện thì: “Người khuyết tật phải được Hội đồng xác định mức độ khuyết tật của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức xác định mức độ khuyết tật, đồng thời cấp giấy chứng nhận khuyết tật cho người khuyết tật, trong giấy xác nhận khuyết tật ghi rõ mức độ khuyết tật là nhẹ, nặng hoặc đặc biệt nặng”. Như vậy, tiêu chí để xác định đối tượng là người khuyết tật dựa vào mức độ khuyết tật. Mức độ khuyết tật được biểu hiện dưới 03 dạng: Khuyết tật nhẹ, khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng. Trên thực tế, công tác giám định, xác nhận mức độ khuyết tật của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn còn nhiều thiếu sót như: Công cụ đánh giá mức độ khuyết tật cho người khuyết tật quá sơ sài hoặc tạo ra sự tùy tiện hoặc không xác định được mức độ khuyết tật
36Nguyễn Vân Trang, “Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật và hướng hoàn thiện”
https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Phap-luat-ve-tro-giup-xa-hoi-doi-voi-nguoi-khuyet-tat-va-huong- hoan-thien-5958/
hoặc không dám xác định mức độ khuyết tật.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật chỉ thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật khi người khuyết tật hoặc người đại điện hợp pháp của người khuyết tật có đơn yêu cầu, do vậy, ở hầu hết các địa phương trong cả nước chỉ thực hiện việc xác nhận khuyết tật và quản lý cơ sở dữ liệu về người khuyết tật đối với những trường hợp có đơn yêu cầu và đã được Hội đồng xác nhận khuyết tật công nhận. Phần lớn những trường hợp có đơn yêu cầu và được Hội đồng xác nhận khuyết tật là những người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. Những trường hợp người khuyết tật không hoặc chưa có đơn yêu cầu xác nhận hoặc khuyết tật cho đến nay vẫn chưa được xác nhận khuyết tật và không được quản lý trong cơ sở dữ liệu của xã/phường.
Chính vì vậy, cơ sở dữ liệu về số lượng người khuyết tật đang quản lý hiện tại ở các địa phương chỉ là một phần trong tổng số người khuyết tật của cả nước.
Cơ sở dữ liệu này không phản ánh được quy mô và thực trạng người khuyết tật của quốc gia, mà chỉ sử dụng để thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật, không đủ điều kiện để thiết kế, xây dựng các chương trình, dự án hỗ trợ người khuyết tật ở quy mô lớn (quốc gia, vùng hoặc tỉnh).37
Bốn là, về xã hội hóa hoạt động trợ giúp NKT
Hiện nay, chúng ta chưa có chính sách đột phá thu hút, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc, tạo sinh kế, việc làm bền vững cho người khuyết tật. Điều này dẫn đến tình trạng công tác xã hội hóa, huy động, khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật còn hạn chế.
Năm là, về cơ sở chăm sóc người khuyết tật:
Cơ sở chăm sóc người khuyết tật là nơi nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư
37https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Phap-luat-ve-tro-giup-xa-hoi-doi-voi-nguoi-khuyet-tat-va-huong- hoan-thien-5958/
vấn, trợ giúp người khuyết tật. Các cơ sở này không chỉ dừng lại ở hoạt động nuôi dưỡng, mà còn chú trọng tới việc chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và hòa nhập cộng đồng. Theo thống kê, ở Việt Nam, có 59 cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc 8.218 người khuyết tật. Theo quy định của Điều 26 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, nhân viên chăm sóc người khuyết tật làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài các điều kiện về sức khỏe, phẩm chất đạo đức, năng lực hành vi dân sự…, còn phải có kỹ năng để chăm sóc người khuyết tật. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định rõ thế nào là “có kỹ năng để chăm sóc người khuyết tật”. Điều này dẫn đến nhiều hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật tại một số cơ sở bảo trợ xã hội chưa mang lại hiệu quả, đội ngũ cán bộ, viên chức và nhân viên làm công tác xã hội còn thiếu về số lượng và chưa được đào tạo chuyên nghiệp về công tác xã hội, nhất là cán bộ làm việc trực tiếp với đối tượng; đa số được đào tạo từ những ngành, nghề khác hoặc một số ít thậm chí không được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, chưa được chuẩn hóa, chưa được xác định là viên chức công tác xã hội. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có tới 90% cán bộ, nhân viên trong các cơ sở, tổ chức đoàn thể sử dụng nhân viên công tác xã hội cấp xã, phường làm việc không đúng chuyên ngành, 10% không được đào tạo; 75% cán bộ, nhân viên tại các cơ sở bảo trợ xã hội, các Trung tâm công tác xã hội làm việc không đúng chuyên ngành và 30% không được đào tạo, trong khi hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 6 triệu người khuyết tật cần trợ giúp xã hội38.
Mạng lưới cơ sở trợ giúp người khuyết tật chưa được quy hoạch tổng thể, dài hạn, phát triển manh mún, điều kiện vật chất còn lạc hậu, không có trang thiết bị y tế, phục hồi chức năng phù hợp, hiện đại cho người khuyết tật;
thiếu các dịch vụ trị liệu tâm lý, lao động trị liệu, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; mức chi hỗ trợ học nghề, tạo việc làm thấp; chưa đáp ứng nhu cầu
38Cần gỡ khó cho nhân lực nghề công tác xã hội, htpp://dangcongsan.vn, truy cập ngày 16/10/2019
của thực tiễn, chưa hỗ trợ cho người khuyết tật được phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng39.
Sáu là, về chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật:
Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quy định đối với các cơ sở chăm sóc người khuyết tật, các cán bộ y tế được hưởng chế độ phụ cấp theo Nghị định số 56/2011/NĐ-CP và cán bộ giáo dục được hưởng chế độ phụ cấp theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, trong đó quy định chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật. Theo những quy định trên, chỉ cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội là nhân viên y tế, nhà giáo, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được áp dụng chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi, còn đa số cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội lại không thuộc đối tượng được áp dụng. Ngoài ra, cán bộ công tác xã hội hiện nay chưa được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề do chưa có văn bản quy định.40 Qua đó, có thể thấy, mức hỗ trợ đối với người thực hiện công tác trợ giúp xã hội cho người khuyết tật ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức.
Bảy là, Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định về đối tượng được hưởng ưu đãi trong tạo việc làm cho người khuyết tật còn chưa phù hợp, không khuyến khích được các doanh nghiệp tích cực sử dụng lao động là người khuyết tật.
Điều 34 Luật Người khuyết tật 2010 quy định:“Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn
39Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Luật Người khuyết tật tháng 7/2015
40https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Phap-luat-ve-tro-giup-xa-hoi-doi-voi-nguoi-khuyet-tat-va-huong- hoan-thien-5958/
thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp”.
Nếu so với các quy định trước đây thì quy định tại Điều 34 Luật Người khuyết tật năm 2010 đã giảm bớt điều kiện được hưởng chính sách ưu đãi đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật. Cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ cần sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật thay vì 50% như trước đây là đã được hưởng các chính sách ưu đãi.
Trên thực tế, số cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng lao động là người khuyết tật đạt tỷ lệ từ 30% tổng số lao động trở lên không nhiều, nên một số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người khuyết tật - nhưng dưới 30% tổng số lao động - đã không được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Điều này cũng là một bất cập, gây nên sự không bình đẳng giữa cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người khuyết tật với cơ sở sản xuất, kinh doanh không sử dụng lao động là người khuyết tật.
Do đó, Luật Người khuyết tật và văn bản hướng dẫn cần có quy định nhằm hỗ trợ tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng người khuyết tật.
Tất nhiên, hình thức và mức độ hỗ trợ sẽ khác nhau tùy theo tỷ lệ người khuyết tật mà doanh nghiệp nhận. Cần sửa đổi Điều 34 Luật Người khuyết tật theo hướng quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ cần sử dụng người khuyết tật vào làm việc nhiều hơn tỷ lệ bắt buộc là được hưởng sự hỗ trợ của Nhà nước.
Luật Người khuyết tật vẫn có thể quy định cách hỗ trợ khác nhau giữa doanh nghiệp sử dụng từ 30% lao động là người khuyết tật trở lên với doanh nghiệp sử dụng ít hơn. Chẳng hạn, đối với những doanh nghiệp chỉ sử dụng lao
động là người khuyết tật dưới 30% thì không được hưởng chính sách miễn, giảm thuế, nhưng Nhà nước có thể hỗ trợ bằng cách miễn cho doanh nghiệp trích nộp bảo hiểm xã hội cho người khuyết tật, ngân sách nhà nước sẽ bù cho phần đó.
Mặt khác, để khuyến khích hơn nữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh tích cực cải tạo các điều kiện để tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc, Luật Người khuyết tật cần bổ sung nội dung quy định rõ “Nhà nước sẽ hoàn trả các chi phí phát sinh của doanh nghiệp do phải chuyển đổi thiết kế, trang bị đồ dùng, phương tiện đáp ứng cho việc nhận người khuyết tật vào làm việc”, chứ không nên chỉ quy định là “hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật” như hiện nay.
Tám là,Luật Người khuyết tật năm 2010 không quy định chế độ ưu đãi trong lĩnh vực lao động và việc làm cho những người trực tiếp chăm sóc người khuyết tật nặng.
Thực tế cho thấy, khi trong gia đình có người khuyết tật nặng thì sẽ có ít nhất một người trong gia đình không thể tham gia lao động bình thường để có thu nhập thường xuyên, do phải chuyên tâm chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ cho người khuyết tật nặng.
Điều 44 Luật Người khuyết tật năm 2010 mới chỉ quy định về việc hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó và người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng mà chưa có một quy định cụ thể nào về chế độ ưu đãi trong lĩnh vực lao động và việc làm cho những người trực tiếp chăm sóc người khuyết tật.
Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho gia đình có người khuyết tật nặng theo quy định của Chính phủ hiện nay còn rất thấp, không đủ để đảm bảo trang trải các nhu cầu cơ bản của gia đình người khuyết tật nặng một cách