CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTVỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật và nâng cao hiệu quả thực thi
3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật
Từ những hạn chế, bất cập ở trên, để đạt được mục tiêu của chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật, cần quan tâm các vấn đề sau đây:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về NKT phù hợp với Hiến pháp và Công ước quốc tế về quyền của NKT. Nghiên cứu đề xuất thay đổi chính sách hiện hành đối với người khuyết tật trong Luật và trong các Nghị định và Thông tư mà các Bộ, ngành ban hành thời gian qua.
- Trên cơ sở kết quả tổng kết việc thực hiện Đề án Trợ giúp người khuyết
tật giai đoạn 2012- 2020, cần nghiên cứu, đề xuất xây dựng chương trình, kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo, theo hướng tích hợp, có tính khả thi phù hợp với khả năng ngân sách và tiềm lực kinh tế đất nước.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách về dạy nghề, tạo việc làm cho NKT. Xây dựng tiêu chí môi trường tiếp cận cho người khuyết tật làm việc, tạo điểu kiện thúc đẩy việc làm cho người khuyết tật.
- Mức trợ cấp đối với NKT đang thấp hơn mức sống tối thiểu, đời sống NKT còn nhiều khó khăn, trong khi đó chuẩn nghèo những năm vừa qua cũng đã tăng, do đó Bộ LĐTB&XH cần đề xuất Chính phủ cần nâng mức trợ cấp đối với NKT.
- Đổi mới và hoàn thiện tiêu chí xác định mức độ khuyết tật, xác định mức độ khó khăn của người khuyết tật, nhu cầu của người khuyết tật, độ tuổi và giới tính của người khuyết tật; xây dựng cơ sở dữ liệu về người khuyết tật như tổng số, tình trạng sức khỏe, dạng tật; số người trong độ tuổi lao động, còn khả năng lao động; số người có nhu cầu về học nghề; số người có nhu cầu làm việc và những công việc phù hợp với nhu cầu và sức khỏe người khuyết tật…
ở từng địa phương và trong cả nước.
- Xây dựng các chính sách trợ giúp cho người khuyết tật hướng đến mục tiêu tăng cường hỗ trợ sinh kế phù hợp với đặc điểm sức khỏe và nhu cầu của đối tượng trong thiết kế chính sách, cần phải đổi mới quan điểm tiếp cận đối với người khuyết tật phải dựa trên quyền, phải coi người khuyết tật là công dân bình thường, bình đẳng như mọi công dân khác chứ không chỉ là đối tượng chăm sóc của xã hội, từ đó mới có các chính sách phù hợp hơn, nhất là khi Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật. Trong vấn đề bảo hiểm y tế, cần thực hiện miễn phí cho toàn bộ người khuyết tật nói chung không phân biệt khuyết tật nặng hay nhẹ, vì hiện nay chỉ có người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng mới được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
- Bộ KH&ĐT có giải pháp để thu hút xã hội hóa công tác chăm sóc NKT.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc các đối tượng là NKT tại các trung tâm bảo trợ xã hội đang rất khó khăn, cần có nghiên cứu cơ chế để xã hội hóa công tác chăm sóc NKT và đưa họ về gia đình, về địa phương chăm sóc thay vì tập trung tại các trung tâm.
- Có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp nhận lao động là NKT.
- Hoàn thiện hành lang pháp lý phát triển nghề công tác xã hội. Hoàn thiện chính sách, pháp luật phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội, tiêu chuẩn nghiệp vụ nhân viên công tác xã hội và cấp giấy hành nghề công tác xã hội, tiêu chuẩn dịch vụ trợ giúp xã hội, khung giá dịch vụ trợ giúp xã hội. Cần quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội đáp ứng nhu cầu của các nhóm đối tượng, ưu tiên trợ giúp cho người khuyết tật sống ở các vùng kinh tế - xã hội khó khăn. Có cơ chế khuyến khích khu vực ngoài công lập phát triển cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội, ưu tiên các cơ sở cung cấp dịch vụ đối với những nhóm người yếu thế mà trong đó có đối tượng là người khuyết tật. Nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhân viên làm công tác NKT ở các cơ sở.
- Hoàn thiện các quy định về kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chi trả trợ cấp, nuôi dưỡng và chăm sóc người khuyết tật tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Bên cạnh đó, sớm ban hành các quy định làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý vi phạm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quyền của người khuyết tật.
- Cần phải có các quy định rõ về các chế tài xử phạt, đặc biệt là đối với các hành vi ngược đãi, phân biệt đối xử với người khuyết tật, vấn đề kỳ thị xã hội đối với người khuyết tật, hoặc không thực hiện những vấn đề được qui định trong Luật liên quan đến nhu cầu và quyền của người khuyết tật. Đồng thời cũng cần có quy định trách nhiệm đối với các cơ quan hành chính Nhà nước.
Song song với các quy định xử phạt cũng cần có cơ chế khuyến khích khen thưởng phù hợp đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có nhiều đóng góp hỗ trợ người khuyết tật.
- Triển khai Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật người khuyết tật hiện nay trên địa bàn thành phố còn tồn tại trường hợp như sau: Đối tượng là người khuyết tật đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả, nhưng đối tượng này cơ quan bảo hiểm xã hội không cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Còn đối tượng bảo trợ xã hội khi hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng mới được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Vì vậy đối tượng này không được hưởng các quyền lợi về BHYT. Đề nghị Bộ Lao động – TB và XH thống nhất với Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam để bổ sung thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng này để dễ thống nhất quản lý đảm bảo quyền lợi của đối tượng.
- Đối với người khuyết tật đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội khi chết chưa được hưởng mai táng phí theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
để không thiệt thòi cho nhóm đối tượng, cần bổ sung chế độ mai táng phí cho nhóm đối tượng này.