Các hoạt động tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu dung cai nay viết luan an tu tao viec lam cua lao dong nong thon tren dia ban tinh nghe an (Trang 70 - 73)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ

3.1.1. Các hoạt động tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Cho đến năm 2013, Nghệ An là tỉnh có quy mô dân số lớn thứ 4 trong cả nước với 2.978.705 người, trong đó có gần 1.920.399 người trong độ tuổi lao động.

Bình quân hàng năm số lao động đến tuổi bổ sung vào lực lượng lao động xấp xỉ 3 vạn người. Xét về cơ cấu, số người trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn chiến tỷ lệ 87,38% [7]. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 48 %, trong đó đào tạo nghề 44% tập trung vào một số nghề như: sửa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, điện dân dụng, điện tử,...còn một số nghề như chế biến nông, lâm sản, nuôi trồng thủy sản, vật liệu xây dựng… có quá ít lao động đã qua đào tạo. Vì vậy, có thể nói trình độ chuyên môn và nghề nghiệp của lực lượng lao động Nghệ An đang còn bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu đặt ra của thị trường lao động.

Đời sống dân cư khu vực nông thôn đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên đang xuất hiện ngày càng rõ nét mặt trái của sự tích cực trong đời sống nhân dân, một bộ phận dân cư có thể bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển. Họ có thu nhập rất thấp, không có hoặc bị mất đất canh tác, phải đi làm thuê với việc làm và chỗ làm việc không ổn định. Trong thời gian tới, dân số và lao động Nghệ An tiếp tục tăng ổn định, hằng năm có hơn 30 nghìn người được bổ sung vào lực lượng lao động. Dự báo mỗi năm số lao động cần giải quyết việc làm lên tới 3,4 vạn người và một bộ phận lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị có nhu cầu về việc làm đã tạo sức ép lớn cho công tác giải quyết việc làm. Đứng trước tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, công tác giải quyết việc làm ở Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn diễn ra khá căng thẳng. Khả năng đầu tư phát triển tạo việc làm tại chỗ mất cân đối so với tốc độ gia tăng lực lượng lao

động hàng năm. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng và ngành diễn ra chậm, hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để tạo việc làm mới hoặc tự tạo việc làm còn hạn chế, nhất là hệ thống thông tin thị trường lao động.

Xác định rõ giải quyết việc làm cho lao động là vấn đề bức xúc, trong thời gian qua tỉnh Nghệ An đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp để tạo thêm chỗ làm việc mới, đặc biệt là hỗ trợ và khuyến khích người lao động học nghề, tự tạo việc làm, xuất khẩu lao động như: Trích lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm địa phương từ ngân sách tỉnh với mức 2,5-3 tỷ đồng/năm; thành lập mới và đầu tư nâng cấp hệ thống trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp tại các vùng và các huyện, thành thị, nâng cao năng lực các cơ sở giới thiệu việc làm; ban hành chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động, hỗ trợ học nghề, chính sách khuyến khích thu hút và đào tạo nghề cho lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh; liên kết các chương trình đầu tư phát triển kinh tế với giải quyết việc làm, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Khuyến khích các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế và các trang trại nông- lâm - ngư trên địa bàn để tạo nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động... Phấn đấu bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 32-35 nghìn người, trong đó xuất khẩu lao động 8 -9 nghìn người, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dưới 2%, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 85%, đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật lên 40%, trong đó qua đào tạo nghề là 30%, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 61%, nâng tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ lên 39% vào năm 2010.

Công tác khuyến công ở Nghệ An đã góp phần tích cực phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và làng có nghề thông qua đào tạo nghề, hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm, tập huấn... Đây được coi là một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X).

Đến nay, Nghệ An ưu tiên hỗ trợ đào tạo được hơn 17.000 lao động với 33 ngành nghề khác nhau. Trong đó tập trung một số nghề như mây tre đan xuất khẩu 7.354 lao động, nghề dệt thổ cẩm 2.886 lao động, nghề mộc dân dụng 1.142 lao

động, nghề thêu ươm tơ 895 lao động... Sự hỗ trợ này đã giúp cho nhiều xã thuần nông hình thành một số nghề mới như nghề mây tre đan, ươm tơ...; giúp các làng nghề, làng có nghề nâng cao tay nghề, mở các lớp đào tạo mới bổ sung thêm lực lượng lao động. Nhờ vậy, Nghệ An đã bắt đầu hình thành các vùng nghề như: vùng mây tre đan ở huyện Nghi Lộc, Diễn Châu...; vùng chế biến hải sản ở Quỳnh Lưu, thị xã Cửa Lò...; vùng dệt thổ cẩm ở huyện Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu, Quế Phong. Bên cạnh đó, hoạt động khuyến công đã chuyển giao một số công nghệ mới, sản phẩm mới như: cá tẩm gia vị, bột canh tôm, chả cá, ống thép xây dựng, đá ốp lát, công nghệ tinh luyện thiếc...[43]

Luận án thực hiện thu thập thông tin các hoạt động phi nông nghiệp mà lao động nông thôn thuộc các địa phương trong mẫu điều tra thực hiện, nhận thấy ngành nghề buôn bán nhỏ là nghề phát triển nhất khi lao động nông thôn thực hiện tự tạo việc làm phi nông nghiệp với tỷ lệ là 27,1%, mộc dân dụng, sửa chữa điện tử, may là những nghề được lao động nông thôn quan tâm khi tự tạo việc làm.

Biểu đồ 3.1. Phân bố phần trăm các nghề của lao động nông thôn

Nguồn: Khảo sát của tác giả năm 2014 Phân tích nguyên nhân thông qua quá trình tìm hiểu thực tế với lao động nông thôn lý do cơ bản họ chọn nghề buôn bán nhỏ dịch vụ vì vốn ít, dễ thực hiện không cần đến quá trình đào tạo nghề nhu các nghề khác. Điều này cho thấy quá trình đào tạo nghề lao động nông thôn Nghệ An chưa thực sự phát huy tác dụng đối với quá trình tự tạo việc làm.

Một phần của tài liệu dung cai nay viết luan an tu tao viec lam cua lao dong nong thon tren dia ban tinh nghe an (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)