Các yếu tố thuộc về cá nhân lao động nông thôn

Một phần của tài liệu dung cai nay viết luan an tu tao viec lam cua lao dong nong thon tren dia ban tinh nghe an (Trang 77 - 86)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.2.1. Các yếu tố thuộc về cá nhân lao động nông thôn

Nhìn chung, dân số Nghệ An đông, trong đó tỷ lệ dân số khu vực nông thôn lại chiếm tỷ lệ rất lớn chiếm trên 85%. Dân số sống ở khu vực nông thôn lớn đồng

nghĩa với việc người dân sống phụ thuộc vào nông nghiệp là chủ yếu. Do vậy vấn đề tạo việc làm, giúp người dân tự tạo việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp là hết sức cần thiết. Cho đến năm 2013, dân số của Nghệ An đã đạt tới mức 2.978.705 người trong đó dân số nông thôn là 2.533.550 người, chiếm tỷ lệ 85,05 %. Cơ cấu dân số nông thôn của Nghệ An khá trẻ nên lực lượng lao động nông thôn tiếp tục tăng với quy mô khá lớn dẫn đến là áp lực việc làm trong nông thôn ngày càng lớn.

Bảng 3.5. Dân số và lao động nông thôn tỉnh Nghệ An

TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013

1 Dân số Người 2.928.717 2.941.801 2.951.985 2.978.705 1.1. Nông thôn Người 2.544.720 2.549.703 2.551.519 2.533.550

1.2 Tỷ lệ % 86,89 86,67 86,43 85,05

2 Lao động từ

15 tuổi trở lên Người 1.693.140 1.757.838 1.842.605 1.920.399 2.1. Nông thôn Người 1.487.403 1.543.027 1.601.057 1.678.123

2.2 Tỷ lệ % 87,84 87,77 86,89 87.38

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An [7]

Trong quá trình nghiên cứu luận án đã thực hiện điều tra mẫu và nhận thấy trình độ học vấn của lao động nông thôn Nghệ An tương đối cao, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 46,8 %, tiếp theo là tỷ lệ trung học cơ sở chiếm 36,6 %, những người không xác định rõ trình độ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 4,7%. (Bảng 3 Phụ lục 2) Đây là một trong những thế mạnh về nguồn lực con người của lao động nông thôn Nghệ An.

Luận án tiến hành phân tích và xem xét sự khác biệt giữa các yếu tố với hai nhóm đối tượng tự tạo việc làm phi nông nghiệp và không tự tạo việc làm phi nông nghiệp thông qua các số liệu sơ cấp, rút ra một số nhận định cơ bản là cơ sở để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp. Các yếu tố thuộc về cá nhân lao động nông thôn theo phân tích của luận án bao gồm các yếu tố cơ bản như: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng hôn nhân, tình trạng sức khỏe, vốn tài chính của bản thân, được đào tạo nghề.

Bảng 3.6: Bảng phân bố (%) ĐTĐT theo các yếu tố thuộc về cá nhân lao động nông thôn

TT Các yếu tố

Không tự tạo việc làm phi nông nghiệp

Tự tạo việc làm phi nông nghiệp

Chung

1 Nhóm tuổi

19-35 12,9 8,7 21,6

36-50 32,6 22,1 54,7

>= 50 16,3 7,4 23,7

P= 0,115 2 Giới tính

Nữ 40 24,9 64,9

Nam 21,8 13,3 35,1

P= 0,992

3 Trình độ học vấn

Tiểu học 10,2 1,8 12

Trung học cơ sở 26,7 9,9 36,6

Trung học phổ thông 23,3 23,6 46,8

Cao đẳng, đại học 1,3 3,3 4,6

P= 0,000

4 Trình độ chuyên môn

Không có trình độ chuyên môn 31,1 10,2 41,3

Sơ cấp 24,1 17 41,2

Trung cấp 4 6,2 10,2

Cao đẳng 1,5 3,1 4,6

TT Các yếu tố

Không tự tạo việc làm phi nông nghiệp

Tự tạo việc làm phi nông nghiệp

Chung

Đại học 0,7 1,7 2,4

Sau đại học 0,3 0,0 0,3

P= 0,000

5 Tình trạng hôn nhân

Đã kết hôn 57,8 35,7 93,5

Góa 1,3 0,7 2,1

Ly hôn 0,4 0 0,4

Chưa kết hôn 2,2 1,8 4,0

P= 0,506 6 Đào tạo nghề

Chưa được đào tạo nghề 47 25,5 72,4

Đã được đào tạo nghề 14,8 12,7 27,6

P= 0,008

7 Tình trạng sức khỏe

Không ảnh hưởng 32,7 24,1 56,9

Có ảnh hưởng 29 14,1 43,1

P=0,009

8 Vốn tài chính của bản thân

Không 24,4 19 43,4

Có 37,3 19,3 56,6

P= 0,011

Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4-2014- phụ lục 3

Cơ cu tui

Về cơ cấu tuổi 21,6% những người được hỏi nằm trong nhóm tuổi 19-35, 54,7% nằm trong nhóm tuổi 36-50 và 23,7% nằm trong nhóm tuổi trên 50 tuổi. Nếu phân ba nhóm tuổi như trên (19-35, 36-50, trên 50), kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt về cơ cấu tuổi của những người được phỏng vấn không tự tạo việc làm phi nông nghiệp và tự tạo việc làm phi nông nghiệp. Con số này cho thấy cơ cấu tuổi của mẫu điều tra phù hợp với xu hướng chung của quá trình tự tạo việc làm của lao động nông thôn. Độ tuổi từ 19-35 lao động nông thôn chủ yếu thực hiện các công việc làm công ăn lương hoặc di dân tìm kiếm các việc làm ở những nơi khác.

Độ tuổi 35- 50 là độ tuổi thích hợp cho quá trình tự tạo việc làm.

Phân tích tác động của nhóm tuổi đối với tự tạo việc làm phi nông nghiệp trong quá trình nghiên cứu nhận thấy số lượng lao động nông thôn thực hiện hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực phi nông nghiệp tỷ lệ lao động nông thôn tự tạo việc làm phi nông nghiệp là 22,1%, tiếp theo là nhóm tuổi 19-35 chiếm tỷ lệ 8,9 %.

Điều này phù hợp với các nhận định của quá trình khởi nghiệp, những người nhóm tuổi 19-35 và 36-50 theo xu hướng hiện nay có những động thái dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ để có thể dễ dàng hơn trong quá trình tự tạo việc làm.

Cơ cu gii tính

Trong tổng số 675 người được phỏng vấn bằng bảng hỏi định lượng, nam giới chiếm tỷ lệ 35,1%, nữ giới chiếm tỷ lệ 64,9%. Trong đó số lao động nông thôn chưa tự tạo việc làm phi nông nghiệp là 417 người, nam giới chiếm tỷ lệ 21,8 nữ giới chiếm tỷ lệ 40%. Số lượng lao động nông thôn thực hiện tự tạo việc làm phi nông nghiệp là 258 người, nam giới chiếm tỷ lệ 13,3%, nữ giới chiếm 24,9%. Điều này cho thấy có sự khác biệt về giới tính đối với hoạt động tự tạo việc làm phi nông nghiệp.

Nghiên cứu cho thấy xu hướng tự tạo việc làm của nữ lao động nông thôn cao hơn nam lao động nông thôn. Điều này phù hợp trong thực tế tự tạo việc làm lĩnh vực phi nông nghiệp nữ lao động nông thôn có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp hơn so với nam lao động nông thôn, vì vậy nam lao động nông thôn thường có xu hướng di cư tìm việc làm công.

Trình độ hc vn

Về trình độ học vấn, đa phần người được điều tra có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông (46,8%) và trung học cơ sở (36,6%). Phân tích sự khác biệt của trình độ học vấn đối với khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp (p=

0,000) nhận thấy có sự khác biệt về khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp giữa các nhóm đối tượng có trình độ học vấn khác nhau. Trong tổng số 258 người tự tạo việc làm phi nông nghiệp, 23,6% người có trình độ học vấn trung học phổ thông tự tạo việc làm chiếm tỷ lệ cao nhất, 9,9% là đối tượng người tốt nghiệp trung học cơ sở tự tạo việc làm phi nông nghiệp.

Kết quả phân tích cho thấy vai trò của trình độ học vấn có tác động lớn đến khả năng tự tạo việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Thực hiện quá trình tự tạo việc làm đòi hỏi lao động nông thôn có nền tảng nhất định về kiến thức và các hiểu biết xã hội, để giúp lao động nông thôn dễ dàng trong quá trình thực hiện công việc.

Điều này chứng tỏ xu hướng lao động nông thôn được đào tạo có trình độ học vấn cao có nhu cầu tự tạo việc làm phát triển hơn trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Yếu tố trình độ học vấn có những ảnh hưởng nhất định đối với quá trình tự tạo việc làm của lao động nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp.

Trình độ chuyên môn

Về trình độ chuyên môn, trong số 675 người được phỏng vấn qua bảng hỏi định lượng tỷ lệ lao động nông thôn không có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ cao 41,3%, trình độ sơ cấp 41,2%, trung cấp chiếm 10,2% còn các trình độ khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Kết quả cho thấy lao động nông thôn đang có trình độ chuyên môn thấp, điều này sẽ hạn chế đến khả năng tiếp cận các việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Trong số 258 lao động nông thôn tự tạo việc làm, tỷ lệ lao động nông thôn có trình độ sơ cấp tự tạo việc làm phi nông nghiệp cao nhất là 17%, không có trình độ chuyên môn 10,2%, trung cấp chiếm 6,2%, cao đẳng chiếm 3,1.%, đại học chiếm 1,7% (p= 0,000) kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt giữa các bậc trình độ chuyên môn với khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp.

Đồng thời có sự khác biệt giữa lao động có trình độ chuyên môn sơ cấp, trung cấp

và các nhóm khác trong quá trình thực hiện tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn.

Hộp 3.1: Trình độ chuyên môn ảnh hưởng tự tạo việc làm

Tôi cũng có ý định mở ki ốt kinh doanh một số hàng hóa, tôi thấy kinh doanh thuốc thú ý, bảo vệ thực vật cũng tốt lắm, đặc biệt ai có học trung cấp thú y, hoặc bảo vệ thực vật bán rất tốt dân hay tin tưởng, họ cũng tư vấn nhiều. Nhiều khi có vốn muốn mở nhưng không có kiến thức, bằng cấp nói họ không tin nên lại ngại không dám mở. Nếu có bằng trung cấp là tôi mở lâu rồi, dạo trước tôi cũng ép đậu phụ mở quầy hàng ở chợ, nhưng đông người bán lắm, hàng ế nên tôi nghỉ luôn. Theo tôi có trình độ chuyên môn như thú y bảo vệ thực vật hay sửa chữa điện tử, gò hàn ở quê tôi là sống được. Vốn để mở bây giờ cũng dễ, vốn gia đình không đủ thì vay, bây giờ nhiều kênh vay lắm, thủ tục cũng đơn giản. Con tôi đang học cấp 3 học xong không thi được đại học, tôi cho học nghề về mở ki ốt kinh doanh.

Đi xa như bọn trẻ xã tôi cũng nhiều vấn đề lắm.

(Trao đổi với Anh Lê Huy Ứng – xóm 7 xã Hạnh Lâm – Thanh Chương)

Nguồn: Phỏng vấn của tác giả tháng 4-2014- Phụ lục 3 Chất lượng lao động nông thôn còn thấp, lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ lớn. Đây là một thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Để nâng cao năng suất lao động, thu hút đầu tư, phát triển các hình thức tiên tiến, thì một trong những yêu cầu lớn nhất đó chính là trình độ chuyên môn kĩ thuật của nguồn lao động [72].

Tình trng hôn nhân

Về tình trạng hôn nhân, đa phần số người được hỏi trong mẫu điều tra đều đã kết hôn (93,5%), các tỷ lệ góa, ly hôn của lao động nông thôn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, lao động chưa kết hôn chiếm (4%). Số lượng lao động nông thôn kết hôn tự tạo việc làm phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao (35,7%). So sánh tỷ lệ này với các nhóm đối tương khác như góa (0,7%), ly hôn (0%), chưa kết hôn (1,8%) nhận thấy kết hôn có thể được xem như là động lực giúp cho lao động nông thôn tự tạo việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp.

Đào to ngh

Thực tế tại địa phương Nghệ An theo kết quả điều tra năm 2013, trong tổng số 2.978.705 người trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm 48%. Tỉ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn. Năm 2012, tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của khu vực thành thị chiếm 44,04% lực lượng lao động của thành thị, trong đó trình độ cao đẳng và đại học trở lên chiếm 20,59%, còn lại là lao động có trình độ sơ cấp và trung cấp.

Trong khi đó, lực lượng lao động nông thôn đã được đào tạo chỉ chiếm tỉ trọng 10,8% và chủ yếu là trình độ sơ cấp và trung cấp (6,41% tổng lực lượng lao động), số lao động khu vực nông thôn đạt trình độ cao đẳng trở lên chiếm 3,91% tổng lực lượng lao động nông thôn [45].

Tỷ lệ số lượng lao động nông thôn chưa được đào tạo nghề trong mẫu điều tra chiếm tỷ lệ cao (72,4%), số lượng lao động nông thôn đã được đào tạo nghề chiếm (27,6%). Trong số lao động nông thôn tự tạo việc làm của mẫu điều tra, tỷ lệ lao động nông thôn chưa được đào tạo nghề tự tạo việc làm phi nông nghiệp là 25,5%, đã đào tạo nghề là 12,7% (p= 0,009). Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt giữa các bậc trình độ chuyên môn với khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp. Tuy nhiên tỷ lệ số lượng lao động đào tạo nghề chưa tự tạo việc làm và tự tạo việc làm không có sự chênh lệch đáng kể, vấn đề này cho thấy công tác đào tạo nghề tại các địa phương chưa thật sự phát huy hiệu quả. Công tác sau đào tạo nghề chưa được quan tâm chú ý, người lao động chưa phát huy được hết những hiệu quả của khóa học để tạo dựng và phát triển công việc.

Hiện nay, Nghệ An đã tổ chức 662 lớp, tổng số lao động được đào tạo nghề và được cấp chứng chỉ là 20.645/20.686 người tham gia học nghề trong đó lao động nữ 11.403 người chiếm 55%. Nghề phi nông nghiệp 11.985 người chiếm 57,8%

nghề nông nghiệp 8.701 người chiếm 42,2%. Số người có việc làm sau khi sau khi kết thúc khóa học 14.773 người. Lao động đã được học nghề áp dụng kiến thức vào quá trình sản xuất kinh doanh. Số lao động sau khi học nghề được hỗ trợ vay vốn sản xuất kinh doanh là 5.219 người, số lao động sau khi học nghề chuyển sang các nghề phi nông nghiệp là 1.205 người [43].

Hộp 3.2. Yếu tố được đào tạo nghề tác động tự tạo việc làm

Bây giờ người ta quan tâm đến học nghề nhiều rồi, học xong đại học cũng khó xin việc. mà học đại học sau 10 năm mới có việc làm ổn định. Nông dân như chúng tôi làm sao xoay xở được. Học nghề 2 năm ra trường có việc làm cho thu nhập ổn định. Với chúng tôi như thế là tốt lắm rồi.

Tôi tự học nghề, để mở xưởng mộc này tôi vừa đi làm thuê vừa học nghề tại các xưởng khác cả trong huyện lẫn ngoài huyện. Tôi không học ở các Trung tâm đào tạo vì ở đó chỉ đào tạo cơ bản muốn phát triển nghề phải đi học thêm các xưởng khác. Mới bắt đầu học việc thì học ở các Trung tâm cũng được. Bây giờ ở các trung tâm của huyện họ cũng liên kết nhiều doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân.

Theo tôi khó nhất để tạo việc làm là mình phải có tay nghề cao, có tâm với nghề, chịu khó không nản chí. Làm nghề mà cứ lo làm ẩu nhìn thấy trước mắt không“trau”

nghề là không được.

(Trao đổi với anh Nguyễn Đình Cao – Thôn Gia Mỹ - Đô Thành – Yên Thành)(Phụ lục 3) Nguồn: Phỏng vấn của tác giả tháng 4-2014- Phụ lục 3

Tình trng sc khe

Về tình trạng sức khỏe, số liệu điều tra cho thấy không có sự chênh lệch lớn giữa đối tượng điều tra nhận định sức khỏe không ảnh hưởng tới công việc của họ (56,9%) và 43,1% người được hỏi cho rằng có sự ảnh hưởng. Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt giữa ảnh hưởng tình trạng sức khỏe giữa hai nhóm chưa tự tạo việc làm tự tạo việc làm phi nông nghiệp. Tỷ lệ số lao động nông thôn trong mẫu điều tra nhận định sức khỏe có ảnh hưởng chưa tự tạo việc làm phi nông nghiệp là 29%, số lao động nông thôn tự tạo việc làm phi nông nghiệp chiếm 14,1% (p=0,009).

Lao động nông thôn Nghệ An có nhiều đặc điểm nổi trội như: chất lý tưởng cao trong tâm hồn; có bản chất trung kiên, khảng khái và trung thực; có ý chí và chịu khó học hành. Lao động nông thôn Nghệ An biết sống chắt chiu, trọng tình, trọng nghĩa cần cù và giản dị. Tuy nhiên phần lớn lao động nông thôn chưa có sự chuẩn bị cần thiết không được giúp đỡ, không được giáo dục kịp thời để vượt qua các tính cách không thích hợp với kinh tế thị trường của bản thân mình. Do xuất thân từ nông dân, nông thôn nên trình độ học vấn, nhận thức còn thấp, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, tính tổ chức kỷ luật chưa cao. Đặc điểm tâm lý tính cách

vùng miền là cứng nhắc nên khó tiếp cận được với sự thay đổi của kinh tế thị trường để tự tạo việc làm.

Vn tài chính ca bn thân

Phân tích về sự ảnh hưởng của vốn tài chính bản thân đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp nhận thấy lao động nông thôn không có vốn tài chính bản thân chiếm tỷ lệ (43,4%), số lao động nông thôn có vốn tài chính là 56,6%. Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm lao động nông thôn có vốn tài chính bản thân về khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp, số lao động nông thôn có vốn tài chính không tự tạo việc làm chiếm tỷ lệ cao 37,3%, số lao động nông thôn có vốn tài chính tự tạo tạo việc làm phi nông nghiệp thấp hơn với tỷ lệ 19,3% (p=0,011). Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt trong nhóm tự tạo việc làm phi nông nghiệp giữa lao động nông thôn có vốn tài chính (19,3%) và lao động nông thôn không có vốn tài chính (19,3%).

Hộp 3.3. Vốn tài chính bản thân tác động đến tự tạo việc làm

Bây giờ muốn mở cái gì buôn bán thì phải có vốn liếng, mà bản thân mình không vốn, gia đình khó khăn họ hàng thì cũng không hơn gì. Vay của quỹ tín dụng ngân hàng thì nhiều thủ tục nhưng không vay được nhiều. Mà muốn làm ăn gì thì cũng phải có trình độ nói hay cho người ta nghe. Tôi học xong lớp 7 rồi nghỉ học nên hiểu biết cũng ít, ngại tìm tòi lắm, cũng chưa khi nào đi học nghề, nên chẳng có nghề gì cả. Thời gian trước tôi cũng đi Miền Nam làm thuê, gần đây tôi về nhà, chăm sóc nhà cửa làm ruộng, ngoài ra ai thuê gì tôi làm thêm. Cũng nhiều lần muốn phát triển nghề gì đó hay mở ki ốt buôn bán nhưng nhiều vấn đề khó khăn lắm nên thôi.

(Trao đổi với anh Hồ Xuân Đạt – xóm 12 – Quỳnh Lâm – Quỳnh Lưu)(Phụ lục3) Nguồn: Phỏng vấn của tác giả tháng 4-2014- Phụ luc 3

Một phần của tài liệu dung cai nay viết luan an tu tao viec lam cua lao dong nong thon tren dia ban tinh nghe an (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)