Chương 4: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NGHỆ AN
4.3. Các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
4.3.3. Nhóm giải pháp phát huy sức mạnh cộng đồng thúc đẩy tự tạo việc làm của
4.3.3.1 Nâng cao năng lực hoạt động của các hiệp hội đoàn thể - tăng cường khả năng chia sẻ thông tin tự tạo việc làm
Kết quả phân tích chương 3 cho thấy vai trò của thông tin đối với hoạt động tự tạo việc làm được đánh giá cao. Trong nhóm yếu tố cộng đồng cần tăng cường khả năng chia sẽ thông tin đến lao động nông thôn.
Hộp 4.1. Chia sẻ thông tin tác động đến tự tạo việc làm
Với phương châm “Vừa làm kinh doanh-dịch vụ, vừa mở rộng quy mô sản xuất và thị trường; đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết thực của khách hàng”, tôi mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng 01 cơ sở thu mua hàng hải sản tươi sống theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh ATTP, đảm bảo vệ sinh môi trường tại bến cá cửa Cờn xã Quỳnh Phương. Song song với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tôi dành nhiều thời gian đi học tập kinh nghiệm bảo quản hàng hải sản tươi sống tại Cửa Lò, Sầm Sơn, tích cực tìm tòi tài liệu, tham gia các lớp tập huấn, dạy nghề bảo quản chế biến thủy - hải sản xuất khẩu; những kiến thức và kinh nghiệm học tập được tôi hướng dẫn lại cho bà con ngư dân áp dụng, nhờ đó mà hàng hóa luôn đảm bảo tươi sống, đạt tiêu chuẩn chất lượng từ ngoài khơi về cửa hàng thu mua và từ cửa hàng thu mua đến với khách hàng.
Chúng tôi làm kinh doanh đều xuất phát từ nông dân nên tinh thần hỗ trợ rất quan trọng, có thông tin gì mới là cung cấp cho nhau. Đi đến đâu có mô hình gì mới hay là về anh em tập hợp lại để phổ biến cho nhau nắm thông tin.
(Trao đổi với Anh Phan Thanh Lâm – xóm 11 – xã Quỳnh Lâm – Quỳnh Lưu)(Phụ lục 3) Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số lao động nông thôn bước đầu tự tạo việc làm, phát triển sản xuất, kinh doanh đều dựa theo kinh nghiệm bản thân tự tích lũy, phát triển tự phát, nhỏ lẻ, chưa có kế hoạch đầu tư cụ thể, lâu dài, nên nếu gặp rủi ro phải chịu thiệt hại khá lớn. Trong quá trình tự tạo việc làm, lao động nông thôn cũng được vay vốn hỗ trợ, tuy nhiên nguồn hỗ trợ chưa mang tính chất lâu dài, số vốn cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của lao động nông thôn, đối với nhiều cá nhân là khó tiếp cận nguồn vốn này. Việc tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm cũng gặp nhiều
khó khăn. Vì vậy, rất cần sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể, và cả hệ thống chính trị vào cuộc hỗ trợ cho lao động nông thôn. Thực tế cho thấy hoạt động của hội còn mỏng do kinh phí hoạt động hạn hẹp, việc huy động hội viên đóng góp không phải là giải pháp hoàn hảo. Giải pháp trước mắt là gắn các hoạt động của hội với các hoạt động của chính quyền địa phương xã, thôn, bản…
Tăng cường phát triển vai trò của các tổ chức đoàn hội, hiệp hội làng nghề.
Hiệp hội ngành nghề và tổ chức xã hội nông thôn không chỉ chủ động tham gia quá trình xây dựng năng lực địa phương mà còn giữ vai trò quyết định thành công với hai ưu thế quan trọng. Trước tiên, những đơn vị này có con người và mạng lưới hoạt động bao phủ rộng khắp, tới từng đơn vị nhỏ nhất của cộng đồng nông thôn như thôn, xóm. Lợi thế thứ hai, như hệ quả tất yếu, là hiểu biết sâu sát và nắm vững hiện trạng. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, từng cán bộ khuyến nông, hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, cựu chiến binh... đều có thể trở thành một chuyên gia tư vấn cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp tại khu vực cư trú.
Đào tạo năng lực của đội ngũ chủ chốt, đây là tuyên truyền viên hiệu quả nhất các đường lối chủ trương, pháp luật của Nhà nước đến người lao động. Đối với lao động nông thôn đặc tính sinh hoạt đời thường theo nhóm cộng đồng đơn vị hành chính như: tổ, đội, xóm, thôn, bản…đây là cộng đồng xã hội gần giũ với người dân. Việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhất thiết phải chú ý đến đội ngũ cán bộ chủ chốt các hiệp hội, đoàn thể cơ sở cấp thôn, bản, tổ đội…
Đặc biệt sự hỗ trợ của tổ chức Đoàn thanh niên đối với thanh niên lao động nông thôn trong quá trình lập nghiệp. Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để tổ chức Đoàn thực sự hỗ trợ đoàn viên, thanh niên nông thôn tự tạo việc làm hiện nay, đó là việc đa dạng hóa các mô hình hiệu quả, giúp thanh niên tự tạo việc làm trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa, Làng thanh niên lập nghiệp, Thanh niên giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, mô hình hợp tác xã, Hội, Câu lạc bộ... đồng thời, đẩy mạnh, linh hoạt hơn nữa hoạt động tư vấn, giới thiệu nghề nghiệp. Phân loại đối tượng thanh niên để xây dựng chương trình tư vấn về định hướng tự tạo việc làm cho phù hợp
với từng đối tượng như: thanh niên trong trường phổ thông; thanh niên chưa có việc làm khi tốt nghiệp và thanh niên là sinh viên theo học trung cấp, cao đẳng, đại học. Đồng thời phối hợp các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tổ chức các buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm lập nghiệp, quản lý vốn, rèn luyện kỹ năng, chuyên môn nghề nghiệp cho những bạn trẻ đang mong muốn tự tạo việc làm, vượt qua khó khăn để lập nghiệp. Chẳng hạn các chương trình đào tạo trực tuyến Khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp cho thanh niên. Chương trình chia thành nhiều khóa học với những nội dung như giúp đỡ thanh niên, sinh viên nhận thức và phát triển năng lực doanh nhân, xây dựng tên và cấu trúc công ty, cách thức marketing, mạng lưới bán hàng; công nghệ và tổ chức sản xuất; vấn đề nhân sự, những rủi ro phát sinh trong quá trình khởi nghiệp. Hội Doanh nhân trẻ Vệt Nam cũng cam kết mời các doanh nhân thành đạt hỗ trợ cho thanh niên nông thôn. Tổ chức Đoàn thanh niên cần đóng vai trò khuyến khích, hỗ trợ việc xây dựng mạng lưới giữa những thanh niên nông thôn tự tạo việc làm.
Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi nhận thức cộng đồng và bản thân lao động nông thôn về vai trò của tự tạo việc làm. Không đánh giá cao các cơ hội tự tạo việc làm, tâm lý thích sự ổn định và ngại sự thay đổi là một trong những rào cản đầu tiên đối với lao động nông thôn. Vì vậy, cần phải thay đổi nhận thức thông qua các chương trình truyền thông đồng bộ, đặc biệt là phát huy được vai trò định hướng nghề nghiệp cho lao động nông thôn trong hộ gia đình.
Cộng đồng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các cơ hội cho lao động nông thôn tự tạo việc làm thông qua chính quyền địa phương, các tổ chức cộng đồng, câu lạc bộ, các tổ chức phi chính phủ, hoặc tổ chức tôn giáo. Việc huy động thanh niên lao động nông thôn vào thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của của địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng vì họ là một phần của cộng đồng, đồng thời là một nguồn lực mạnh mẽ có thể đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng.
4.3.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề lao động nông thôn, phát huy hiệu quả của trung tâm khuyến công
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để lao động nông thôn thấy được sự cần thiết của việc đào tạo nghề, sự chuyên nghiệp từ chính người nông dân, trước tiên từ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc có nghề trong tay, thái độ học nghề nghiêm túc, cầu thị để có nghề tốt nuôi sống bản thân, gia đình, làm giàu chính đáng. Mục tiêu của dạy nghề cho lao động nông thôn là tạo cho họ có một nghề để có thể tự tạo việc làm trong nông nghiệp (tăng năng suất lao động) hoặc tìm được việc làm phi nông nghiệp (ở nông thôn hoặc ngoài nông thôn). Nói cách khác, dạy nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.
Nếu không gắn được với việc làm thì người nông dân sẽ không tham gia học nghề nữa và nguồn lực xã hội sẽ bị lãng phí. Do đó, trong quá trình đào tạo nghề rất cần thiết có sự kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để họ một mặt tham gia vào quá trình đào tạo; mặt khác có thể tạo cơ hội cho người học được tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khi còn học và sau khi học nghề xong là có thể làm việc được ngay với nghề nghiệp của mình. Ngoài ra về phía cơ quan quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề đối với tự tạo việc làm cần thực hiện một số nội dung:
- Xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới. Gắn dạy nghề với nhu cầu thị trường, xây dựng các chương trình đào tạo nghề sát với thực tế khả năng tự tạo công ăn việc làm của địa phương.
- Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm..
thúc đẩy khả năng tự tạo được việc làm sau khi học nghề. Đồng thời giúp lao động nông thôn trở thành những lao động nông nghiệp hiện đại, song song với việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị cho họ những kiến thức tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, về thị trường, kiến thức kinh doanh trong điều kiện hội nhập.
- Đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp phần
bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, nhất là vai trò của chính quyền cấp xã, cấp huyện.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải xác định mục tiêu để nông dân làm kinh tế, tìm cơ hội có việc làm, tăng thu nhập và thoát nghèo, tránh việc tổ chức học nghề chỉ mang tính phong trào, hình thức gây lãng phí
- Tổ chức công tác đào tạo nghề và hướng dẫn kỹ năng khởi sự nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Vấn đề đào tạo nghề lao động nông thôn là hết sức cần thiết, nhằm tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân, ổn định tình hình kinh tế xã hội của địa phương. Các địa phương cần rà soát lại các thông tin, tiến hành phân loại đối tượng học nghề theo độ tuổi, vùng, miền để có kế hoạch đào tạo gắn với đặc điểm lao động và phát huy thế mạnh của từng địa phương. Đối với vùng đồng bằng cần đào tạo hướng dẫn kỹ thuật tăng năng suất cây trồng, khai thác các loại cây nông nghiệp khác nhau, hướng dẫn chăn nuôi, chăm sóc cây trồng, con giống. Đối với khu vực miền núi cần đào tạo nghề nghiệp gắn với đặc trưng từng vùng, đặc biệt cần khai thác các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan xây dựng thị trường tiêu thụ cho các loại sản phẩm.
Nghệ An cần xây dựng, qui hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề, tập trung phát triển hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn (2011-2020) phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Hình thành hệ thống các trường đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ đào tạo (Trung tâm dạy nghề, trường TCN, trường CĐN). Các cơ sở dạy nghề phải được phân bổ hợp lý theo vùng, và các ngành kinh tế - dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Tăng cường ngân sách nhà nước đầu tư nâng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển các trường, nghề chất lượng cao, các nghề tiếp trình độ quốc tế, khu vực ASEAN, chuẩn quốc gia và cơ sở dạy nghề ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc.
Nâng cấp và đầu tư mới các thiết bị dạy nghề cho phù hợp với thực tế sản xuất.
Tránh tình trạng phải đào tạo lại trước khi giao việc. Các cơ sở dạy nghề phải đảm bảo đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề tối thiểu cho các nghề đào tạo. Tập trung đào tạo nghề sát với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương,
nhằm thúc đẩy quá trình tự tạo việc làm của lao động nông thôn. Ngoài ra cần có các hoạt động hỗ trợ để tạo nghề nghiệp sau khi được đào tạo cho người lao động nông thôn. Lao động nông thôn sau khi kết thúc khóa học thường gặp rất nhiều khó khăn để bắt đầu nghề nghiệp, làm quen với các kỹ năng của nghề. Vì vậy, các tổ chức đào tạo cần thành lập các nhóm hướng dẫn giúp người lao động làm quen với công việc, tạo điều kiện hội nhập nghề nghiệp dễ dàng.
Đối với Trung tâm khuyến công việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xác định là một trong những nội dung chủ yếu của chương trình khuyến công, nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn. Với mục tiêu đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho người lao động, khi thực hiện các đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trung tâm khuyến công phải thực hiện khảo sát nhu cầu về lao động thực tế tại các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh và khả năng đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
Trung tâm khuyến công cần tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động khuyến công, có các giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần nhiều hơn nữa vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An. Xây dựng và triển khai nhiều đề án khuyến công để đầu tư phát triển và đào tạo lao động; tư vấn, hỗ trợ lao động nông thôn về các ngành nghề phi nông nghiệp, giúp các lao động nông thôn giới thiệu sản phẩm và tiếp cận thị trường mới, tích cực hỗ trợ tư vấn các ngành nghề phi nông nghiệp, học tập kinh nghiệm các mô hình tự tạo việc làm phi nông nghiệp các địa phương khác.
4.3.3.3. Đa dạng hóa các dịch vụ tài chính tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tự tạo việc làm
Phân tích hồi quy đã rút ra nhận định lao động nông thôn có thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại, nguồn vốn hợp tác xã có khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp cao hơn nhiều lần những lao động nông thôn không thể tiếp cận được các nguồn vốn này.
Kết quả nghiên cứu điều tra luận án cho thấy phần lớn lao động nông thôn cho rằng cản trở lớn nhất đối với lao động nông thôn là vấn đề tài chính (72,6% số lao
động nông thôn lựa chọn). Việc tiếp cận các nguồn vốn của lao động nông thôn hiện nay rất khó khăn vì vậy việc phát triển đa dạng hóa các tổ chức tài chính nông thôn là hết sức cần thiết.
Cần xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, đa dạng hóa các kênh tín dụng để lao động nữ nông thôn có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn. Thực hiện chính sách tín dụng cần phải liên kết hoạt động với một số chính sách khác hỗ trợ giảm nghèo, để tạo ra những giải pháp toàn diện. Cung cấp tín dụng cần phải phối kết hợp chặt chẽ với đào tạo về nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng, từ đó lao động nông thôn có thể sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất. Đồng thời cần xem xét tạo điều kiện lao động nông thôn tiếp cận các kênh tín dụng khác nhau, các chương trình tài chính khác nhau. Việc làm của lao động nữ nông thôn thường cần được cung cấp tín dụng theo những gói vay nhỏ, với những yêu cầu về thủ tục càng đơn giản càng tốt. Vấn đề quan trọng nhất là các khoản vay đó đến được đúng thời điểm cần và các chính sách phát huy hiệu quả của các gói tín dụng nhỏ đó.
(1) Đa dạng hóa các tổ chức tài chính nông thôn, đa tiện ích định hướng theo nhu cầu phát triển kinh tế. Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ các hiệu quả của dịch vụ tài chính truyền thống đồng thời tiếp cận nhanh các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại.
(2) Khuyến khích thị trường cạnh tranh minh bạch cho tài chính nông thôn.
Sự cạnh tranh trong khu vực tài chính nông thôn sẽ giúp nâng cao khu vực tạo tiền đề cho sự phát triển của khu vực này.
(3) Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức tài chính khác vào thị trường tài chính nông thôn, tạo thêm cung để đáp ứng khoảng trống cung cầu cho dịch vụ tài chính. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn được tiếp cận gần nhất với vốn để tự tạo việc làm.
4.3.3.4 Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động tự tạo việc làm của lao động nông thôn
Nhà nước, chính quyền địa phương cần hướng đến quá trình hỗ trợ, liên kết tốt mối quan hệ bốn nhà, nhà nước, nhà nghiên cứu, lao động nông thôn và doanh