Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ
3.1.2. Kết quả hoạt động tự tạo việc làm của lao động nông thôn
Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 84.450 lao động (làm việc trong nước: 51.764 người, xuất khẩu lao động: 32.686 người); bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho 33.780 người/ mục tiêu 35.000 - 40.000 người [42].
Bảng 3.1. Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 2011- 2013 (6 tháng đầu năm 2013)
TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả đạt được
1 Giải quyết việc làm tại chỗ
trên địa bàn tỉnh Người 29.899
2 Xuất khẩu lao động Người 32.686
3 Đi làm việc tại các tỉnh Người 21.865
Tổng cộng 84.450
Nguồn: UBND tỉnh Nghệ An (2013), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Nghệ An [42]
Trong 3 năm 2010-2012, tỷ lệ lao động thất nghiệp hàng năm giảm từ 3,55%
năm 2010 xuống 3,05% năm 2012; nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn từ 85% lên 87,5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 40% năm 2010 lên 48%
tháng 6 năm 2013 và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 33% lên 44%. Cơ cấu lao động của tỉnh Nghệ An đã từng bước chuyển dịch đúng hướng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; từng bước giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 61,19%
năm 2010 xuống 55,8% năm 2012, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ từ 38,81% năm 2010 lên 44,2% năm. Trong 2 năm (2011-2012) và 6 tháng đầu năm 2013, Quỹ giải quyết việc làm cho vay trên 93 tỷ đồng, với 495 dự án, đầu tư cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình.... qua đó đã ổn định và tạo việc làm mới cho 3.710 lao động.
Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho người nghèo trong đó hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm theo đã giải quyết được nguồn vốn 30,58 tỷ đồng, tổ chức 630 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 19.910 lao động nông thôn;
trong đó, số lao động thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ là 3.205 người (chiếm 16,1%
số lao động được đào tạo). Gần 57% số lao động hộ nghèo sau khi học xong đã có việc làm mới, với mức thu nhập bình quân từ 1,7 - 2,0 triệu đồng/người/tháng, góp phần thoát nghèo [30].
Bảng 3.2. Các kết quả về lao động việc làm của tỉnh Nghệ An năm 2011, 2012, 2013
TT Các chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013 1 Số người trong độ tuổi lao động có
khả năng lao động
ngàn
người 1.757 1.842 1.920 2 Lao động có việc làm thường xuyên ngàn
người 1.646,4 1684 1723 3 Số lao động được giải quyết việc làm
mới trong năm
ngàn
người 36,5 36 36
4 Giải quyết việc làm tập trung người 10.160 10.160 11.000 5 Tỷ lệ lao động trong độ tuổi chưa có
việc làm ở khu vực thành thị % 5,75 4,80 4,70
6
Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động của lực lượng lao động trong độ tuổi ở nông thôn
% 86 87 87
7 Xuất khẩu lao động người 10.000 10.000 11.000
8 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 43 45 48
9 Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề
trong năm % 36 40 44
Nguồn: UBND tỉnh Nghệ An, Báo cáo kinh tế xã hội Nghệ An 6 tháng năm 2013[45]
Căn cứ vào báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế xã hội Nghệ An 6 tháng đầu năm 2013, nhận thấy thực tế số lượng việc làm mới được giải quyết là 36 ngàn người mỗi năm chiếm tỷ lệ hơn 2% mỗi năm, đây là một tỷ lệ thấp so với tiềm lực giải quyết việc làm của tỉnh. Báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ sử dụng lao động của lực lượng lao động trong độ tuổi ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao (87%). Tuy nhiên thực tế số việc làm mới tạo ra, và tỷ lệ lao động nông thôn có khả năng tự tạo được việc làm còn thấp.
- Kết quả tự tạo việc làm
Nhận thấy vai trò của quá trình tự tạo việc làm của lao động nông thôn, trong đó hoạt động đào tạo nghề lao động nông thôn là cơ sở chính để tăng tỷ lệ tự tạo việc làm. Nghệ An đã tổ chức nhiều lớp học nghề với sự đa dạng về ngành nghề đào tạo, đồng thời có sự đánh giá theo dõi sau quá trình học nghề về kết quả tạo việc làm. Trong thời gian 3 năm 2010-2012 đã có tổng số 20645 người được học nghề, trong đó số người tự tạo được việc làm là 7098 người, chiếm tỷ lệ 34%, đây là một con số không nhỏ, đánh giá sự cố gắng thay đổi bước đầu quan niệm và tư duy về vấn đề giải quyết việc là của lao động nông thôn Nghệ An nói chung và hoạt động tự tạo việc làm của lao động nông thôn nói riêng.
Bảng 3.3. Kết quả sau học nghề của lao động nông thôn Nghệ An giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: Người
TT Các chỉ tiêu đánh giá Nghề phi
nông nghiệp
Nghề nông nghiệp
Tổng số 1 Tổng số lao động nông thôn được học nghề 11.944 8701 20645
2 Tổng số người có việc làm 8.243 7273 15516
3 Số người được doanh nghiệp tuyển dụng 5.279 110 5389 4 Số người được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm 709 979 1688
5 Tự tạo việc làm 2.041 5057 7098
6 Thành lập tổ hợp tác, HTX doanh nghiệp 214 384 598
7 Số người có thu nhập khá 89 141 230
8 Số người thuộc hộ thoát nghèo 569 602 1171
Nguồn: UBND tỉnh Nghệ An, Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn [43]
Trong thời gian 3 năm từ 2010 -2013 kết quả điều tra cho thấy số lượng người lao động tự làm tăng lên với tỷ lệ khá cao năm 2010 số lao động tự làm là 771,6 nghìn người, năm 2013 là 884,8 nghìn người. Số chủ sản xuất kinh doanh năm 2011 là 56 nghìn người, năm 2012 là 52,8 nghìn người năm 2013 là 64,2 nghìn người. Vấn đề này cho thấy tỷ lệ người lao động có ý thức tự làm, tự tạo việc làm đã có sự thay đổi, tuy nhiên để khởi nghiệp, tự tạo việc làm thành công còn chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Bảng 3.4. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo vị thế ĐVT: Nghìn người
TT Các chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
1 Làm công ăn lương 383,1 402,2 394,3 439,3
2 Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh 56 49,6 52,8 64,2
3 Tự làm 771,6 820,5 868,9 884,8
4 Lao động gia đình 443,1 465,4 490,5 508,1
5 Xã viên hợp tác xã 0,4 0,1 0,1 0,2
6 Người học việc 1,7 2,0 2,7 2,3
Nguồn: Cục thống kê Nghệ An [7]
Luận án thực hiện điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp theo kết quả phân tích của số liệu điều tra tỷ lệ lao động nông thôn tự tạo việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ là 38,2% mẫu nghiên cứu. Số lượng lao động nông thôn chưa tự tạo việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp là 61,8%. Vấn đề này cho thấy khả năng tự tạo việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp của lao động nông thôn Nghệ An còn gặp nhiều hạn chế.
Biểu đồ 3.2. Phân bố % của đối tượng tự tạo việc làm phi nông nghiệp Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 - 2014 Số liệu điều tra cho thấy có sự khác biệt về số lượng lao động nông thôn tự tạo việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp và lao động nông thôn chưa tự tạo việc làm trong lĩnh vực này. Vấn đề này cho thấy khả năng tự tạo việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp của lao động nông thôn Nghệ An còn gặp nhiều hạn chế. Khả năng tự mình tạo việc làm của lao động nông thôn còn rất nhiều hạn chế. Lao động nông thôn chưa thực sự tự chủ để thực hiện quá trình tự tạo việc làm.