Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
3.2.3. Các yếu tố thuộc về cộng đồng
Cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng trong quá trình tự tạo việc làm của lao động nông thôn. Căn cứ vào các lý thuyết về yếu tố thuộc cộng đồng tác động đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp, tham chiếu vào trường hợp tỉnh Nghệ An, luận án phân tích so sánh sự khác biệt của nhóm lao động tự tạo việc làm phi nông nghiệp và không tự tạo việc làm phi nông nghiệp.
Bảng 3.8. Phân bố (%) ĐTĐT các yếu tố thuộc về cộng đồng
TT Các yếu tố ảnh hưởng
Không tự tạo việc làm phi nông nghiệp
Tự tạo việc làm phi nông nghiệp
Chung
1 Ảnh hưởng của Hội Phụ nữ
Không quan trọng 8,7 6,2 15
Ít quan trọng 15,6 12,4 28
Trung bình 21 13,8 34,8
Quan trọng nhiều 13,6 4,7 18,4
Rất quan trọng 2,8 1,0 3,9
P= 0,010
2 Ảnh hưởng Hội Nông dân
Không quan trọng 6,2 4,1 10,3
Ít quan trọng 10,2 9,6 19,9
Trung bình 19,9 17,2 37
Quan trọng nhiều 19,4 6,4 25,8
Rất quan trọng 6,1 0,9 7
P= 0,000
3 Ảnh hưởng của Hợp tác xã
Không quan trọng 6,1 3,4 9,5
Ít quan trọng 10,4 7,6 17,9
Trung bình 17,9 16,7 34,7
Quan trọng nhiều 21,3 8,7 30,1
Rất quan trọng 6,1 1,8 7,9
P= 0,000
4 Ảnh hưởng của Đoàn Thanh niên
Không quan trọng 15,7 10,5 26,2
TT Các yếu tố ảnh hưởng
Không tự tạo việc làm phi nông nghiệp
Tự tạo việc làm phi nông nghiệp
Chung
Ít quan trọng 21 12,4 33,5
Trung bình 19,1 12 31
Quan trọng nhiều 5,5 2,7 8,1
Rất quan trọng 0,4 0,6 1
P= 0,708
5 Ảnh hưởng của Hội Cựu chiến binh
Không quan trọng 11,1 9,0 20,1
Ít quan trọng 23,4 14,2 37,6
Trung bình 20 12,7 32,7
Quan trọng nhiều 5,5 1,6 7,2
Rất quan trọng 1,8 0,6 2,4
P= 0,074
6 Ảnh hưởng của Trung tâm khuyến công
Không quan trọng 6,7 4,1 10,8
Ít quan trọng 10,8 10,4 21,2
Trung bình 22,1 16 38
Quan trọng nhiều 16,4 5,8 22,2
Rất quan trọng 5,8 1,9 7,7
P= 0,000
7 Sử dụng vốn hợp tác xã
Không 55,4 32,1 87,6
Có 6,4 6 12,4
P= 0,33
TT Các yếu tố ảnh hưởng
Không tự tạo việc làm phi nông nghiệp
Tự tạo việc làm phi nông nghiệp
Chung
8 Sử dụng vốn quỹ tín dụng
Không 59,9 29,8 81,6
Có 9,9 8,4 18,4
P=0,049
9 Sử dụng vốn ngân hàng chính sách
Không 34,5 23,4 57,9
Có 27,3 14,8 41,2
P=0,170
10 Sử dụng vốn ngân hàng thương mại
Không 58,4 32.7 91,1
Có 3,4 5,5 8,9
P=0,000
11 Đào tạo nghề tại địa phương
Không 49,8 32,1 81,9
Có 12,0 6,1 18,1
P= 0,246
12 Hỗ trợ vốn kinh doanh của địa phương
Không 41,2 21,2 62,4
Có 20,6 17, 37,6
P= 0,003
13 Các chương trình, chính sách của địa phương
TT Các yếu tố ảnh hưởng
Không tự tạo việc làm phi nông nghiệp
Tự tạo việc làm phi nông nghiệp
Chung
Không 33,9 26,7 60,6
Có 27,9 11,6 39,4
P= 0,000
14 Phát triển cơ sở hạ tầng
Không 33,6 20,6 54,2
Có 28,1 17,6 45,8
P= 0,887
15 Thủ tục hành chính
Không 41,6 30,7 76,7
Có 15,7 7,6 23,3
P= 0,091
16 Chia sẻ thông tin
Không 50,1 23,6 73,6
Có 11,7 14,7 26,4
P= 0,000 17 Hỗ trợ đất đai
Không 49,2 32,3 81,5
Có 12,6 5,9 18,5
P= 0,113
18 Hỗ trợ thuế phí
Không 54,7 33,8 88,4
Có 7,1 4,4 11,6
P= 0,963
Nguồn : Khảo sát của tác giả tháng 4 -2014 – Phục lục 4
• Ảnh hưởng của các tổ chức đoàn thể ở địa phương
Về ảnh hưởng của hội phụ nữ, 77,8 % lao động nông thôn được phỏng vấn thông qua bảng hỏi định lượng nhận định ở các mức (không quan trọng - trung bình), 22,8% nhận định ở mức (quan trọng nhiều - rất quan trọng). Trong nhóm đối tượng đánh giá ảnh hưởng quan trọng nhiều của hội phụ nữ tỷ lệ tự tạo việc phi nông nghiệp chỉ chiếm (4,7%), bên cạnh đó không tự tạo việc làm phi nông nghiệp chiếm (13,6%). Vấn đề này cho thấy, hội phụ nữ chưa có nhiều ảnh hưởng đến quá trình tự tạo việc làm của lao động nông thôn.
Về ảnh hưởng của hội nông dân, 67,2% lao động nông thôn được phỏng vấn thông qua bảng hỏi định lượng nhận định ở các mức (không quan trọng - trung bình), 32,8% nhận định ở mức (quan trọng nhiều - rất quan trọng). Trong nhóm đối nhận định ở mức (quan trọng nhiều - rất quan trọng) tỷ lệ lao động nông thôn tự tạo việc phi nông nghiệp chỉ chiếm (7,3%), bên cạnh đó không tự tạo việc làm phi nông nghiệp chiếm (25,5%). Tỷ lệ này cho thấy có chênh lệch khác biệt đáng kể trong hai nhóm đối tượng tự tạo việc làm và không tự tạo việc làm. Vai trò của hội nông dân chưa thực sự phát huy hiệu quả đối với quá trình tự tạo việc làm phi nông nghiệp.
Đối với hợp tác xã, 62,1 % lao động nông thôn được phỏng vấn thông qua bảng hỏi định lượng nhận định ở các mức (không quan trọng - trung bình), 37,9%
nhận định ở mức (quan trọng nhiều - rất quan trọng). Trong nhóm đối tượng đánh giá các mức độ ảnh hưởng này, nhận thấy tỷ lệ tự tạo việc phi nông nghiệp chỉ chiếm (27,2%), bên cạnh đó không tự tạo việc làm phi nông nghiệp chiếm (45,3%).
Kết quả phân tích cho thấy vai trò hợp tác xã không có tác động ảnh hưởng đến tự tạo việc làm, tỷ lệ lao động nông thôn đánh giá vai trò quan trọng của tổ chức này tự tạo việc phi nông nghiệp vẫn còn rất thấp.
Về ảnh hưởng của đoàn thành niên, hội cựu chiến binh và trung tâm khuyến công, các số liệu bảng 3.8 cho thấy vai trò của các tổ chức này không được đánh giá cao. Đánh giá mức độ (quan trọng nhiều - rất quan trọng) của đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh và trung tâm khuyến công tương ứng là 8,2%, 9,6%, 29,9%.
Trong đó tỷ lệ tự tạo việc phi nông nghiệp của các nhóm đối tượng này cũng chiếm tỷ lệ thấp tương ứng 3,3%, 2,2,% và 7,7%.
Hệ thống thông tin liên lạc khu vực nông thôn Nghệ An đã được nâng cấp hoàn thiện phục vụ cho quá trình tiếp cận thông tin của người dân. Bảng 3.8 cho thấy khả năng tiếp cận thông tin của người dân nông thôn ở Nghệ An tương đối tốt.
Hệ thống xã có nhà văn hóa chiếm tỷ lệ là 73,8%, hệ thống bưu điện là 100%, hệ thống loa truyền thanh 86,9%. Điều này cho thấy đây là một sự thuận lợi giúp lao động nông thôn có cơ hội tìm kiếm việc làm học tập các kinh nghiệm khởi nghiệp tự tạo việc làm.
Biểu đồ 3.3: Tiếp cận thông tin nông thôn Nghệ An
Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An (2011), Báo cáo sơ bộ điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản năm 2011, Nghệ An [6]
Một trong nguồn cung cấp thông tin cho lao động nông thôn chính là các tổ chức đoàn thể tại địa phương, các đơn vị này đóng vai trò cung cấp hướng dẫn giúp lao động nông thôn trong quá trình tự tạo việc làm. Căn cứ theo số liệu điều tra của tác giả thì hai tổ chức có vai trò lớn trong việc cung cấp hỗ trợ là hợp tác xã với tỷ lệ đánh giá mức độ quan trọng là 38% và Trung tâm khuyến công là 29,9%. (Bảng 21 Phụ lục 2)
Đối với nguồn thông tin tự tạo việc làm trong tổng số mẫu điều tra thì tỷ lệ người lao động nhận được thông tin chỉ ở mức độ trung bình 44,6% và ít thông tin
38,4 %. Số lượng lao động nông thôn nhận được nhiều thông tin trở lên 10,4% chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. (Bảng 22 Phụ lục 2) Điều này chứng tỏ lao động nông thôn chưa thật sự quan tâm đến việc thu thập thông tin hỗ trợ cho quá trình làm việc của mình.
Các tổ chức đoàn thể cung cấp đóng vai trò hỗ trợ cho lao động nông thôn về cung cấp thông tin, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... là các tổ chức thường xuyên thu hút được các nguồn lực cho phát triển kinh tế (Phụ lục 3).
• Chương trình, chính sách của địa phương
Đánh giá về vai trò hỗ trợ của các các chương trình, chính sách của địa phương có tác động đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp, 60,6% lao động nông thôn được phỏng vấn bằng bản hỏi định lượng cho rằng không ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân họ, 39,4% nhận định có ảnh hưởng. Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt trong nhóm đối tượng nhận định có ảnh hưởng của các chương trình chính sách, tỷ lệ tự tạo việc làm phi nông nghiệp chiếm 11,6%, với số liệu nay nhận thấy các chương trình chính sách chưa thực sự có ảnh hưởng đáng kể đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp. Các chương trình, chính sách tại địa phương tập trung nhiều vào các ngành nghề nông nghiệp.
Thực tế tại Nghệ An đã thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
Trong đó tập trung vào nhiều lĩnh vực trong đó vấn đề giải quyết việc làm được đề cập tập trung vào một số nội dung: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương; Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.
Quyết định 147/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Phát triển kinh tế xã hội miền Tây Nghệ An đến năm 2010” tập trung vào một số vấn đề chính, quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm. Mục tiêu đề án là đưa miền Tây tỉnh Nghệ An thoát khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân
tộc được nâng cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng biên giới; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; bảo vệ tốt quốc phòng, an ninh biên giới và môi trường sinh thái bền vững. Trong đó thực hiện giải pháp phát triển nguồn nhân lực.
+ Củng cố, nâng cấp các trường dạy nghề ở miền Tây Nghệ An, để nâng cao chất lượng lao động được đào tạo nghề, đặc biệt là các ngành nghề mây tre đan, chế biến nông, lâm sản. Hình thành 2 trung tâm dạy nghề cấp vùng (Tây Bắc và Tây Nam) để đào tạo nguồn nhân lực cho cả khu vực miền Tây của tỉnh;
+ Tăng cường cán bộ khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công bằng hình thức luân chuyển cán bộ, tiếp nhận mới và đầu tư cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
+ Chuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp.
Làm tốt công tác bảo vệ thực vật, nghiên cứu và phổ biến rộng rãi quy trình dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y cho các loại cây con hợp lý;
+ Huy động mọi quyền lực để xây dựng các công trình hạ tầng theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Khuyến khích người dân đầu tư và liên doanh đầu tư phát triển sản xuất với các tổ chức kinh doanh;
Ngoài ra, thực hiện dựa trên khuôn khổ luật pháp và các chính sách, các chương trình khuyến khích và hỗ trợ lao động nông thôn tự tạo việc làm bao gồm các chương trình hướng nghiệp và đào tạo khởi nghiệp trong nhà trường, chương trình lao động nông thôn lập nghiệp cho đối tượng ngoài nhà trường, xây dựng mạng lưới hỗ trợ lao động nông thôn lập nghiệp (CLB Khởi nghiệp, Hội Doanh nhân trẻ, chương trình “Tự hào nông dân Việt Nam” vinh danh nông dân làm kinh tế giỏi, Festival Thanh niên làm kinh tế giỏi dựng xây đất nước, bình chọn thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu..) Chương trình hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp thông qua các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm cho lao động nông thôn. Vinh danh và khuyến khích tổ chức các loại hình tổ nhóm hợp tác sản xuất như mô hình hợp tác xã, tổ hợp sản xuất lao động nông thôn, chương trình tín dụng hỗ trợ lao động nông thôn lập nghiệp qua các quỹ tín dụng đã phát huy hiệu quả trong quá trình tự tạo việc làm của lao động nông thôn.
Tuy vậy, cho đến nay, các nhà quản lý vẫn chưa đánh giá hết được vai trò quan trọng của những chương trình này. Vì vậy, phạm vi của các chương trình này chưa rộng khắp và thu hút được đông đảo lao động nông thôn, chương trình chưa được thiết kế để duy trì bền vững và đem lại lợi ích công bằng cho lao động nông thôn.
Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp, nôn thôn sang các khu vực khác nhanh hơn, cần xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý để thị trường lao động nói chung và thị trường lao động nông thôn nói riêng hoạt động thông thoáng, hạn chế các rào cản tạo ra sự chia cắt trong thị trường. Không nên có các chính sách phân bố lại hay qui hoạch lực lượng lao động một cách cứng nhắc mà chỉ nên có các chính sách tạo điều kiện cho lao động nông thôn được di chuyển dễ dàng giữa các ngành và các vùng; có các chính sách bình đẳng giữa lao động địa phương và lao động nhập cư về mọi mặt, nhất là các chính sách xã hội. Để tạo cơ hội bình đẳng giữa người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động một cách có hệ thống, có qui định cụ thể hơn về tính minh bạch và công khai hoá quá trình tuyển dụng đối với tất cả các cơ quan, doanh nghiệp ở cả thành thị và nông thôn.
• Đào tạo nghề tại địa phương
Xác định rõ giải quyết việc làm cho lao động là vấn đề bức xúc, Nghệ An đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp để tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, hỗ trợ và khuyến khích người lao động học nghề, tự tạo việc làm, xuất khẩu lao động (XKLĐ) như: Trích lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm địa phương từ ngân sách tỉnh với mức 2,5-3 tỷ đồng/năm; thành lập mới và đầu tư nâng cấp hệ thống trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp tại các vùng và các huyện, thành thị, nâng cao năng lực các cơ sở giới thiệu việc làm; ban hành chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động, hỗ trợ học nghề, chính sách khuyến khích thu hút và đào tạo nghề cho lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh; liên kết các chương trình đầu tư phát triển kinh tế với giải quyết việc làm, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
Tập trung các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thông qua các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, làng nghề, trang trại, các Tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế, vốn vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, khuyến khích lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước và chương trình 135/CP hỗ trợ xây dựng cơ ở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn... 6 tháng đầu năm 2009, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho 16.400 người, trong đó tạo việc làm mới tập trung 4500 người; tỷ lệ thất nghiệp lao động khu vực thành thị đến tháng 6/2009 là 3,18%; Cơ cấu lao động trong CN, xây dựng 15,3%; nông lâm, ngư nghiệp 64%; dịch vụ 20,7%.
Khuôn khổ luật pháp của các chính sách về việc làm của lao động nông thôn dựa trên: Bộ Luật Lao động; Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trong đó phân tích lồng ghép các chỉ tiêu việc làm; Các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, giảm nghèo và dạy nghề đến năm 2010; Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015: Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các chính sách trên đã đề cập tới mọi khía cạnh cần thiết nhằm hỗ trợ lao động nông thôn tự tạo việc làm, bước đầu hỗ trợ lao động nông thôn lập nghiệp với vai trò quan trọng của Hội nông dân, Liên minh hợp tác xã, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên. Tuy nhiên, các chính sách vẫn còn gặp một số tồn tại cơ bản như chưa có mối liên kết phù hợp giữa các chính sách. Chẳng hạn, chính sách dạy nghề đóng vai trò quan trọng trong chính sách hỗ trợ tự tạo việc làm khi lồng ghép nội dung về lựa chọn lĩnh vực sản phẩm và kỹ thuật sản xuất kinh doanh phù hợp để tự tạo việc làm; hay xuất khẩu lao động là một trong những khâu nhằm tích lũy vốn tài chính, kinh nghiệm, kỹ năng để tiến tới tự tạo việc làm.
Luận án tiến hành phân tích thực trạng hỗ trợ của địa phương thông qua các số liệu được thu thập, nhận thấy 18,1% số lao động nông thôn trong mẫu nghiên cứu nhận định các các hoạt động đào tạo nghề của địa phương có ảnh hưởng đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp, tỷ lệ này cho thấy thực trạng về cơ chế chính sách tạo
việc làm ở các địa phương mẫu nghiên cứu còn chưa hiệu quả. Trong nhóm đối tượng lao động nông thôn tự tạo việc làm tỷ lệ cá nhân không đánh giá ảnh hưởng của đào tạo nghề chiếm tỷ lệ cao 32,1%, có ảnh hưởng tự tạo việc làm chỉ chiếm 6,1%. Vai trò đào nghề của địa phương chưa thực sự phát huy hiệu quả không có ảnh hưởng đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp.
Hộp 3.6. Hỗ trợ địa phương tác động đến tự tạo việc làm
Chị có một cửa hàng khá rộng ở ngã tư của xã, trao đổi với Chị về những thuận lợi khó khăn trong quá trình tự xây dựng cửa hàng chị cho biết:
“ Ngày đầu mở cửa hàng gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề vốn, không biết vay mượn đâu, vốn gia đình thì không có, vay vốn của ngân hàng thì nhiều thủ tục tôi thấy khó khăn quá. Dần dần vay mượn anh em, bạn bè, thế chấp đất của gia đình vay vốn ngân hàng gây dựng cơ ngơi này.
Bây giờ hàng hóa nhiều loại lắm, giá cả thay đổi liên tục, người mua ở nông thôn cũng có nhiều nhu cầu khác nhau, vì vậy phải có nhiều kiến thức thì mới có thể kinh doanh được. Mà tôi cũng phải đọc nhiều, nghe nhiều tránh bị sai sót trong bán hàng.
Về hỗ trợ của địa phương, tôi thấy không được nhiều lắm, thỉnh thoảng có các chương trình vay vốn nhưng phù hợp với các hộ gia đình định chăn nuôi con lợn, con bò. Nếu mở cửa hàng như tôi thì phải có vốn lớn một tí. Chính quyền cũng không có nhiều ưu đãi về thuế phí, thông tin còn hạn chế, nói chung bọn tôi phải tự cố gắng hết”.
(Trao đổi Vợ chồng anh chị Nguyễn Văn Hoa, Bùi Thị Hằng có ki ốt kinh doanh tại Ngã Tư xã Công Thành – Yên Thành)(Phụ lục 3)
Nguồn: Phỏng vấn của tác giả tháng 4-2014- Phụ luc 3 Việc triển khai công tác dạy nghề ở một số địa phương còn chậm, thiếu đồng bộ, một số nghề chưa phù hợp với đặc điểm từng vùng kinh tế, chưa gắn với quy hoạch phát triển tổng thể địa phương, quy hoạch nông thôn mới. Khả năng lao động sau khi đào tạo nghề tự mình triển khai công việc còn khó khăn, tỷ lệ lao động nông thôn tự tạo được việc làm sau khi đào tạo còn thấp. Việc đào tạo nghề