Phương hướ ng phát triển kinh tế xã hội tỉ nh Nghệ An giai đoạn 2015-2025

Một phần của tài liệu dung cai nay viết luan an tu tao viec lam cua lao dong nong thon tren dia ban tinh nghe an (Trang 123 - 126)

Chương 4: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NGHỆ AN

4.1. Phương hướ ng phát triển kinh tế xã hội tỉ nh Nghệ An giai đoạn 2015-2025

Nghị quyết khẳng định Nghệ An là trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; có nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc xứ Nghệ; quốc phòng, an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Tập trung khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa phù hợp với đặc điểm, vị trí của tỉnh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 11-12%. GDP bình quân đầu người cuối năm 2020 đạt khoảng 2.800-3.500 USD.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học- công nghệ và giá trị gia tăng cao. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, tiết kiệm

năng lượng, thân thiện môi trường. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các ngành, doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn và với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực.

Thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao. Đầu tư phát triển kinh tế- xã hội khu vực miền Tây thành một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, gắn vùng nguyên liệu với khai thác, chếbiến khoáng sản, sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp. Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao với trung tâm là Nghĩa Đàn nhằm khai thác tiềm năng nông nghiệp khu vực miền tây, tạo ra sản phẩm có chất lượng, năng suất, hiệu quả và làm điển hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của vùng Bắc Trung bộ.

Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015- 2025 tầm nhìn đến năm 2035. Mục tiêu xây dựng chiến lược để làm cơ sở cho việc xuất phát các giải pháp tạo sự đột phá phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Rà soát xét lại những phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh đã phê duyệt trong bối cảnh mới; vạch ra những định hướng phát triển tổng thể nền kinh tế của tỉnh theo ngành và vùng trong thời gian 2015-2025 và tầm nhìn đến năm 2035; dự tính các nguồn lực cần thiết và đề ra những chính sách, giải pháp để thực hiện những định hướng đó. Đề cương chiến lược gồm 5 phần: Đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An trong thời gian 10 năm qua; đánh giá sơ bộ về những nguồn lực và yếu tố phát triển sắp tới của tỉnh Nghệ An; định hướng chiến lược phát triển tỉnh Nghệ An trong thời kỳ 2015- 2025 và tầm nhìn đến năm 2035; các chính sách và giải pháp trọng điểm, đặc thù của tỉnh, nhằm tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế; các đề án được ưu tiên.

Mục tiêu trong giai đoạn 2015-2025 là đưa giá trị gia tăng (GDP) trên đầu người đạt và vượt trung bình cả nước. Năm 2025 hoàn thành quá trình tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh theo định hướng các ngành kinh tế trụ cột, đóng góp 2/3 giá trị gia tăng; mức sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Năm 2025 thu nhập thực tế trên đầu người dân tăng gấp 2 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn một nửa so với năm

2015. Cơ cấu kinh tế của tỉnh trong triển vọng dài hạn phải đạt tiêu chí đảm bảo hiệu quả tổng hợp, phát triển bền vững tối ưu nhất, phát huy được nhiều nhất những lợi thế và hạn chế những bất lợi của tỉnh, đảm bảo tính khả thi khách quan trong tiến trình hình thành và phát triển. Các giải pháp chiến lược để thực hiện mục tiêu đó cần tập trung vào một số trọng điểm mang tính đột phá có sức lan tỏa. Trên cơ sở đó, kinh tế Nghệ An trong thời gian 15 năm tới nên dựa trên 4 trụ cột. Đó là nền kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, các ngành công nghiệp xanh, các chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực, gắn kết công nghiệp chế biến hiện đại với sản xuất nông – lâm – thủy sản, phát huy triệt để những lợi thế tự nhiên, tài nguyên văn hóa phong phú và môi trường văn minh.

Mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-20120 hướng đến xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc và Xứ Nghệ; môi trường sinh thái đựợc bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng XHCN.

Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các cơ chế chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình liên kết 4 nhà phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh tạo bước chuyển toàn diện về phát triển nông nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm nhanh lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp, lao động vào làm việc ở các doanh nghiệp; đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Tiếp tục thực hiện Chương trình Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhất là lực lượng lao động trẻ, gắn với nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương; giải quyết việc làm sau đào tạo, đa dạng hóa ngành nghề, du nhập các nghề mới.

Căn cứ vào các nội dung của Nghị quyết số 26 của Trung Ương về phát triển kinh tế Nghệ An, đề án xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội Nghệ An giai đoạn 2015-2025 tầm nhìn đến năm 2035 và mục tiêu của chương trình nông thôn mới định hướng 2020, kinh tế xã hội Nghệ An sẽ có nhiều bước thay đổi. Trong đó, phát triển kinh tế khu vực nông thôn sẽ được chú trọng. Vấn đề việc làm sẽ được quan tâm đúng mức, tự tạo việc làm sẽ được lao động nông thôn quan tâm nhiều hơn khi nông thôn Nghệ An đã có đủ các nguồn lực cơ bản để có thể phát triển kinh tế. Trên cơ sở các phân tích thực trạng và các mục tiêu phát triển kinh tế, luận án đã đưa ra các quan điểm cơ bản về tự tạo việc làm của lao động nông thôn Nghệ An, từ đó nhằm đề xuất các giải pháp thúc đẩy tự tạo việc làm.

Một phần của tài liệu dung cai nay viết luan an tu tao viec lam cua lao dong nong thon tren dia ban tinh nghe an (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)