Các yếu tố thuộc về hộ gia đình

Một phần của tài liệu dung cai nay viết luan an tu tao viec lam cua lao dong nong thon tren dia ban tinh nghe an (Trang 86 - 94)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.2.1. Các yếu tố thuộc về hộ gia đình

Quá trình tự tạo việc làm của lao động nông thôn chịu sự ảnh hưởng lớn của các yếu tố thuộc về hộ gia đình. Các mối quan hệ của gia đình với các hộ đình khác, với làng xóm với cộng đồng dân cư là những ảnh hưởng tác động đến khả năng khởi nghiệp trong lĩnh vực phi nông nghiệp của lao động nông thôn.

Bảng 3.7. Bảng phân bố (%) ĐTĐT theo các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc thuộc về hộ gia đình

TT Các yếu tố ảnh hưởng

Không tự tạo việc làm phi nông nghiệp

Tự tạo việc làm phi

nông nghiệp Chung 1 Mối quan hệ gia đình

Không quan trọng 0 0,1 0,1

Ít quan trọng 0,6 0,1 0,7

Trung bình 4,3 3,1 7,4

Quan trọng nhiều 46,4 28,3 74,7

Rất quan trọng 10,5 6,5 17

P= 0,691

2 Ảnh hưởng người thân

Không quan trọng 4,7 0,4 5,1

Ít quan trọng 3,3 3,7 7,0

Trung bình 9,0 9,8 18,8

Quan trọng nhiều 25,8 14,5 40,3

Rất quan trọng 19 9,8 28,7

P= 0,000

3 Ảnh hưởng của họ hàng nơi khác

Không quan trọng 9,2 3,4 12,6

Ít quan trọng 21,3 11,4 32,7

Trung bình 26,4 19,7 44,3

Quan trọng nhiều 4,4 4,3 8,7

Rất quan trọng 0,4 1,2 1,6

P= 0,005

4 Ảnh hưởng của hàng xóm

Không quan trọng 4,6 0,7 5,3

Ít quan trọng 11,9 3,3 15,1

Trung bình 22,5 16,9 39,4

Quan trọng nhiều 18,2 15,4 33,6

Rất quan trọng 4,6 1,9 6,5

P= 0,000

5 Ảnh hưởng của bạn bè trong xã

Không quan trọng 5,5 1,0 6,5

Ít quan trọng 13 4,7 17,8

Trung bình 30,2 18,5 48,7

Quan trọng nhiều 11,9 12,3 24,1

Rất quan trọng 1,2 1,6 2,8

P= 0,000

TT Các yếu tố ảnh hưởng Không tự tạo việc làm phi nông nghiệp

Tự tạo việc làm phi nông nghiệp

Chung 6 Ảnh hưởng của bạn bè ngoài

Không quan trọng 13,2 4,6 17,8

Ít quan trọng 23,1 8,3 31,4

Trung bình 19 19,3 38,2

Quan trọng nhiều 6,1 4,6 10,7

Rất quan trọng 0,4 1,5 1,9

P=0,000

7 Gia đình có nhà xưởng

Không 58,4 19,4 77,8

Có 3,4 18,8 22,2

P=0,000

8 Có sử dụng đất đai gia đình

Không 40,4 8,3 48,7

Có 21,3 29,9 51,3

P= 0,000

9 Sử dụng vốn hộ gia đình

Không 12,9 9,9 22,8

Có 44,9 28,3 77,2

P= 0,125

10 Sử dụng vốn họ hàng

Không 47,7 23,0 70,7

Có 14,1 15,3 29,3

P= 0,000

11 Sử dụng vốn bạn bè trong xã

Không 58,5 32,6 91,2

Có 3,3 5,6 8,9

P= 0,000

12 Sử dụng vốn bạn bè ngoài xã

Không 60,4 36,9 97,3

Có 1,3 1,3 2,7

P= 0,297

13 Sử dụng vốn hàng xóm

Không 51,3 29,3 80,7

Có 10,4 8,9 19,3

P= 0,038

Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4-2014- Phụ lục 3

Mi quan h gia đình vi cng đồng

Về mối quan hệ gia đình với cộng đồng, đa phần số người được phỏng vấn theo bảng hỏi định lượng lựa chọn mức độ tác động đến tự tạo việc làm là quan trọng nhiều (74,7%), rất quan trọng là 17%. Số lượng lao động nông thôn đánh giá mối quan hệ gia đình với cộng đồng là không quan trọng khi tự tạo việc làm chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đây là tỷ lệ khá cao chứng tỏ mối quan hệ tốt của gia đình với công đồng là một nhân tố hỗ trợ cho quá trình phát triển của lao động nông thôn. Vấn đề này cho thấy sự ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình với cộng đồng thực sự có ý nghĩa đối với tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn.

Có sự khác biệt giữa những người đánh giá mức độ quan trọng của gia đình với cộng đồng trong quá trình tự tạo việc làm phi nông nghiệp. Số lượng lao động nông thôn đánh giá quan trọng nhiều của mối quan hệ gia đình với cộng đồng tự tạo việc làm phi nông nghiệp chiếm 28,3%, thấp hơn so với số lao đông nông thôn chưa tự tạo việc làm phi nông nghiệp những vấn nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ này (28,3%).

nh hưởng ca người thân

Phân tích về sự ảnh hưởng của những người xung quanh đối với quá trình tự tạo việc của lao động nông thôn nhận thấy tỷ lệ lao động nông thôn có người thân trong gia đình làm ngành nghề thuộc lĩnh vực họ khởi nghiệp là 41,2 %. (Phụ lục 1) Vấn đề này chứng tỏ vai trò của người thân trong hộ gia đình đối với quá trình khởi nghiệp.

Điều này càng được minh chứng rõ hơn khi tiến hành phân tích ảnh hưởng của những người xung quanh tác động đến quá trình tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn. Phân tích về mức độ ảnh hưởng theo từng cấp độ nhận thấy tỷ lệ lao động nông đánh giá ảnh hưởng của người thân đến tự tạo việc làm ở mức độ quan trọng nhiều chiếm tỷ lệ cao (40,3%), rất quan trọng (28,7%), trung bình (18,8%), các đánh giá không quan trọng ở tỷ lệ thấp.

Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm đối tượng lao động nông thôn đánh giá mức độ quan trọng nhiều của người thân trong quá trình tự tạo việc làm phi nông nghiệp. Số lượng lao động nông thôn đánh giá mức độ quan

trọng nhiều tự tạo việc làm phi nông nghiệp là 14,5% thấp hơn số lao động nông thôn chưa tự tạo việc làm, vấn đề này đặt ra giả thuyết mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của người thân, tuy nhiên sự tác động của yếu tố người thân đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp là chưa đáng kể.

Hộp 3.4. Vai trò gia đình đối với tự tạo việc làm

Tôi thường xuyên đi giúp việc gia đình để kiếm thêm thu nhập, cũng muốn ở nhà để mở ki ốt kinh doanh nhưng gặp nhiều hạn chế lắm. Hoàn cảnh gia đình chồng mất, con đông, nuôi con nợ nần nhiều nên không có vốn để làm gì. Mở ra buôn bán phải lo nhiều thứ, tôi sợ không làm nổi, về phía gia đình không ai hỗ trợ đỡ đần gì được nên không dám mạo hiểm. Ở quê tôi người ta đi làm như thế nhiều lắm, đi xa vất vả nhưng còn gom góp được ít vốn. Gia đình tôi mà có điều kiện có vốn có người hỗ trợ việc nhà, tôi ở nhà tự mình tạo việc kiếm thu nhập, đi xa nhiều khi cũng buồn lắm.

(Trao đổi với Chị Nguyễn Thị Hiếu – xóm 15 – Quỳnh Văn – Quỳnh Lưu)) Nguồn: Phỏng vấn của tác giả tháng 4-2014- Phụ luc 3

nh hưởng ca h hàng nơi khác.

Về ảnh hưởng của họ hàng nơi khác, số lượng lao động nông thôn lựa chọn đánh giá ảnh hưởng của họ hàng nơi khác ở mức độ không quan trọng - trung bình chiếm tỷ lệ lớn (không quan trọng: 12,6%; ít quan trọng: 32,7%; trung bình:

44,3%). Phân tích số liệu cho thấy vai trò của họ hàng nơi khác không được lao động nông thôn chú trọng trong quá trình tạo lập công việc. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ giữa lao động nông thôn đánh giá ảnh hưởng hộ hàng nơi khác trong quá trình tự tạo việc làm phi nông nghiệp. Có sự khác biệt về mức đánh giá và tỷ lệ lao động nông thôn tự tạo việc làm phi nông nghiệp.

nh hưởng ca hàng xóm

Về ảnh hưởng hàng xóm, số lượng lao động nông thôn đánh giá ảnh hưởng hàng xóm ở mức độ trung bình chiếm 39,4% mức độ quan trọng nhiều chiếm 33,6%.

Số liệu phân tích cho thấy vai trò của hàng được lao động nông thôn đánh giá cao hơn

so với ảnh hưởng của họ hàng nới khác. Điều này càng làm rõ thêm sự cần thiết của mối quan hệ gia đình với cộng đồng khi tự tạo việc làm phi nông nghiệp.

Số liệu phân tích cho thấy có sự khác biệt giữa các mức độ đánh giá và tỷ lệ lao động nông thôn tự tạo việc làm và không tự tạo việc làm. Đánh giá mức độ quan trọng nhiều số lượng lao động nông thôn tự tạo việc làm phi nông nghiệp chiếm 15,4%, lao động nông thôn chưa tự tạo việc làm chiếm 18,2%. Không có sự chênh lệch nhiều về tỷ lệ lao động nông thôn tự tạo việc làm phi nông nghiệp giữa hai mức đánh giá trung bình (16.9%) và quan trọng nhiều (15,4%). Vai trò của hàng xóm được lao động nông thôn quan tâm, tuy nhiên chưa có sự ảnh hưởng đáng kế đến khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn.

nh hưởng ca bn bè trong xã

Ảnh hưởng bạn bè trong xã được lao động nông thôn chủ yếu lựa chọn ở các mức độ trung bình (48,7%), quan trọng nhiều (24,1%), ít quan trọng (17,8%). Vai trò của bạn bè trong xã không được lao động nông thôn đánh giá cao trong các hoạt động tự tạo việc làm. Có sự khác biệt về tỷ lệ tự tạo việc làm phi nông nghiệp đối với nhóm đối tượng lao động nông thôn tự tạo việc làm phi nông nghiệp ở các mức độ đánh giá ảnh hưởng của bạn bè trong xã. Đánh giá ảnh hưởng của bạn bè trong xã ở mức độ trung bình là mức độ nhiều sự lựa chọn nhất có sự khác biệt về tỷ lệ tự tạo việc làm phi nông nghiệp (18,5%) và nhóm đối tượng không tự tạo việc làm (30,2%). Vai trò của bạn bè trong xã chưa thực sự có ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn.

nh hưởng ca bn bè ngoài xã

Có sự khác biệt về tỷ lệ tự tạo việc làm phi nông nghiệp đối với nhóm đối tượng lao động nông thôn tự tạo việc làm phi nông nghiệp ở các mức độ đánh giá ảnh hưởng của bạn bè ngoài xã. Tuy nhiên không có khác biệt lớn giữa hai nhóm đối tượng tự tạo việc làm và không tự tạo việc làm ở các mức độ đánh giá ảnh hưởng bạn bè ngoài xã trung bình và quan trọng nhiều. Vai trò của bạn ngoài xã chưa được lao động nông thôn chú trọng và quan tâm, hay bạn bè ngoài xã không có ảnh hưởng đáng kể đến lao động nông thôn tự tạo việc làm phi nông nghiệp.

Gia đình có nhà xưởng

Tiềm năng và nguồn lực vật chất hộ gia đình đóng vai trò quyết định trong quá trình tự tạo việc làm của lao động nông thôn. Về gia đình có nhà xưởng, 77,8% lao động nông thôn không có nhà xưởng, 22,2% lao động nông thôn hộ gia đình có nhà xưởng. Có sự khác biệt trong nhóm đối tượng có nhà xưởng giữa nhóm đối tượng lao động nông thôn tự tạo việc làm phi nông nghiệp (18,8%), không tự tạo việc làm (3,4%) (p=0,000). Tuy nhiên nhóm đối tượng không có nhà xưởng lại có tỷ lệ tự tạo việc làm phi nông nghiệp (19,4%) cao hơn nhóm đối tượng có nhà xưởng tự tạo việc làm phi nông nghiệp (18,8%).

S dng đất đai gia đình

Về sử dụng đất đai gia đình trong quá trình tự tạo việc làm, 51,3% lao động nông thôn có sử dụng đất đai gia đình đây là một tỷ lệ cao tuy nhiên số lao động nông thôn sử dụng đất đai gia đình tự tạo việc làm phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ (29,9%). Vấn đề này cho thấy lao động nông thôn sử dụng đất đai gia đình vào các mục đích khác nhiều hơn mục đích tự tạo việc làm phi nông nghiệp.

Để làm rõ hơn tác động của vai trò vật chất đối với quá trình tự tạo việc làm, luận án tiến hành thu thập thông tin về mục đích sử dụng đất đai trong quá trình khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy 42,8% lao động nông thôn sử dụng đất đai làm mặt bằng kinh doanh. Vấn đề này chứng minh vai trò quan trọng việc sở hữu đất đai đối với tự tạo việc làm. Số lượng lao động nông thôn sử dụng đất đai gia đình làm mặt bằng kinh doanh và thế chấp vay vốn chiếm tỷ lệ khá cao 49,8%. Điều này cho thấy yếu tố đất đai của gia đình có ảnh hưởng đến khả năng tự tạo việc làm của lao động nông thôn. (Phụ lục 2)

S dng vn h gia đình

Về vốn hộ gia đình, đa phần lao động nông thôn có sử dụng vốn hộ gia đình chiếm 77,2%, số lao động nông thôn không sử dụng chiếm (22,8%). Tuy nhiên trong số lao động nông thôn có sử dụng vốn hộ gia đình tỷ lệ tự tạo việc làm phi nông nghiệp là chưa cao (28,3%). Vấn đề này chứng tỏ vốn hộ gia đình được sử

dụng vào các mục đích khác nhau, tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn chỉ chiếm một tỷ nhỏ. Kết quả phân tích có thể cho thấy vốn hộ gia đình không có ảnh hưởng đáng kể đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn.

S dng vn bn bè trong xã

Việc sử dụng vốn bạn bè trong xã không được lao động nông thôn lựa chọn chiếm tỷ lệ lớn (91,2%), số lao động nông thôn sử dụng nguồn vốn này chiếm tỷ lệ rất nhỏ (8,9%). Tuy nhiên kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm đối tượng lao động nông tự tạo việc làm phi nông nghiệp, đối tượng lao động nông thôn không sử dụng vốn bạn bè trong xã tự tạo việc làm phi nông nghiệp chiếm (32,6%), nhóm đối tượng có sử dụng vốn bạn bè trong xã tự tạo việc làm phi nông nghiệp chỉ chiếm (5,6%). (P=0,000). Vấn đề này cho thấy việc không sử dụng vốn bạn bè trong xã có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tự tạo việc làm của lao động nông thôn.

S dng vn bn bè ngoài xã

Về việc sử dụng vốn bạn bè ngoài xã, đa phần lao động nông thôn đều không lựa chọn (97,3%), số lao động nông thôn lựa chọn chiếm (2,7%). Vấn đề này cho thấy vốn bạn bè ngoài xã không phải là nguồn lực được lao động nông thôn quan tâm. Ngoài ra, số liệu phân tích cho thấy không có sự khác biệt trong nhóm đối tượng có sử dụng nguồn vốn này về khả năng tự tạo việc là phi nông nghiệp (1,3%), không tự tạo việc làm (1,3%). Kết quả phân tích cho thấy nguồn vốn bạn bè ngoài xã không có ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn.

S dng vn hàng xóm

Sử dụng vốn hàng xóm không được lao động nông thôn lựa chọn với tỷ lệ lớn (80,7%), số lao động nông thôn lựa chọn chiếm (19,3%). Số liệu phân tích cho thấy trong số lao động nông thôn có sử dụng vốn hàng xóm không có sự khác biệt giữa nhóm đối tượng tự tạo việc làm (8,9%) và nhóm đối tượng không tự tạo việc làm (10,4%). Vấn đề này cho thấy nguồn vốn từ hàng xóm không được lao động nông thôn lựa chọn đối với tự tạo việc làm phi nông nghiệp.

Hộp 3.5. Yếu tố hộ gia đình tác động tự tạo việc làm của lao động nông thôn Tôi mở hiệu may này được 5 năm rồi, làm ăn cũng tạm được. Giai đoạn đầu cũng khó khăn lắm, ở nông thôn nên nhu cầu may mặc cũng khó, bây giờ quân áo may sẵn rẻ lắm nên người dân thích mua nhiều hơn. Tôi học xong phổ thông trung học không thích đi xa nên đi học nghề để mở hiệu may. Ở làng tôi nhiều người không tha thiết với ruộng đồng. Thu nhập của nông dân trồng lúa sau khi trừ đi các khoản chi phí chỉ khoảng được 45.000 đ/công. Được mùa một mẫu lúa thu về được 3 triệu không đủ chi tiêu. Trong khi đó đi làm thuê các khu công nghiệp trên thành phố, hoặc đi sang làm thuê bên Thái bên Lào ít nhất được 5-6 triệu đồng / tháng.

Ở quê tôi ai không có điều kiện là đi làm thuê hết, ai có điều kiện đi học nếu không thì tìm cách khác. Mở hiệu may như tôi được sự hỗ trợ từ gia đình và họ hàng lắm. Anh em chú bác cho vay vốn, động viên, mở ki ốt trên đất gia đình. Nói chung hỗ trợ từ gia đình nhiều tôi mới quyết tâm mở được. Bây giờ thấy cũng đã hoạt động được thu nhập không cao nhưng ổn định không phải đi xa.

Một phần của tài liệu dung cai nay viết luan an tu tao viec lam cua lao dong nong thon tren dia ban tinh nghe an (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)