Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.3. Lý luận về pháp luật bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
1.3.2. Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố chi phối tới pháp luật về bồi thường
1.3.2.1. Khái niệm pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Bất cứ một lĩnh vực nào, một quan hệ xã hội nào phát sinh trong đời sống xã hội cũng rất cần đến sự điều chỉnh của pháp luật, nhằm định hướng các quan hệ này đi theo một trật tự chung thống nhất, phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của các bên tham gia quan hệ và vì lợi ích chung của toàn xã hội. Pháp luật đƣợc xem là một trong những phương thức hiệu quả để thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Hệ thống pháp luật được chia thành những bộ phận cấu thành khác nhau để điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội riêng biệt, nhƣng có sự tác động qua lại với nhau, đảm bảo cho các quan hệ này tồn tại, phát triển hợp quy luật.
Trong lĩnh vực đất đai, cùng với quá trình thu hồi đất nói chung và thu hồi đất nông nghiệp nói riêng là hàng loạt các quy phạm pháp luật đƣợc ban hành quy định về nguyên tắc, điều kiện, nội dung và phương thức bồi thường, trình tự, thủ tục cũng như việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung các quy định này, có thể thấy pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là một chế định quan trọng của pháp luật đất đai Việt Nam và đƣợc hiểu về mặt lý luận nhƣ sau: “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của chủ đầu tư và của người bị thu hồi đất”.
1.3.2.2. Đặc điểm pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Thứ nhất, pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng, chi phối bởi hình thức sở hữu toàn dân về đất đai và điều này đƣợc minh chứng nhƣ sau:
+ Nhà nước có quyền phân bổ, điều chỉnh đất đai cho các mục tiêu kinh tế, xã hội.
+ Cũng chính với vai trò là chủ sở hữu đại diện duy nhất đối với đất đai, nên để tránh sự lạm quyền, độc quyền, tùy tiện trong thu hồi và bồi thường khi thu hồi đất.
Thứ hai, các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông
18
nghiệp đƣợc ban hành phù hợp với thực tiễn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân thì được họ đồng tình ủng hộ. Các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không phù hợp với thực tế thì sẽ không nhận được sự đồng tình của người dân và phát sinh các tranh chấp và khiếu kiện kéo dài tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định chính trị - xã hội. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không chỉ dựa trên những thiệt hại vật chất thực tế mà không tính đến hậu quả lâu dài mà người nông dân phải gánh chịu. Điều đó gây ra tình trạng gây khó khăn cho việc giải phóng mặt bằng.
1.3.2.3. Các yếu tố chi phối tới pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
- Xây dựng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phải quan tâm đến quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đổi mới đất nước. Nhà nước thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng bằng các quy định của pháp luật để quản lý xã hội.
- Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tác động đến nội dung các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thể hiện trên một số khía cạnh cơ bản sau đây: Một là, ở nước ta, trong trường hợp thật cần thiết khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; lợi ích quốc gia,… thì Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất có bồi thường cho người sử dụng đất chứ Nhà nước không mua đất của chủ đất như các nước có chế độ sở hữu tư nhân về đất đai; Hai là, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất căn cứ vào khung giá đất do Nhà nước xác định tại thời điểm thu hồi đất chứ không căn cứ vào giá đất trên thị trường; Ba là, không phải bất cứ người bị thu hồi đất nào cũng được Nhà nước bồi thường mà chỉ những người sử dụng đất đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định mới được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; Bốn là, không phải bất cứ cơ quan nhà nước nào cũng có thẩm quyền thu hồi đất mà chỉ những cơ quan đƣợc pháp luật quy định có thẩm quyền thu hồi đất thì mới đƣợc thu hồi…
- Cơ chế quản lý kinh tế cũng có những tác động nhất định đến pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Trong điều kiện kinh tế thị trường cơ chế quản lý đất đai có sự thay đổi: Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng đất là loại hàng hoá đặc biệt và được trao đổi trên thị trường; thừa nhận khung giá đất… nên đất đai ngày càng có giá. Do đó, việc thu hồi đất nông
19
nghiệp gặp nhiều khó khăn. Người nông dân bị thu hồi đất không đồng ý với phương án bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đã xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài.
1.3.3. Cơ cấu pháp luật điều chỉnh về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật cơ bản sau:
Thứ nhất, quy định về nguyên tắc và điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được hiểu là những quy định chung mang tính nền tảng, làm định hướng và tạo cơ sở cho việc thực hiện và áp dụng các quy định chi tiết về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
Thứ hai, nội dung bồi thường, hỗ trợ đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp, bao gồm các quy định cụ thể về phạm vi bồi thường (đó là bồi thường về đất và bồi thường thiệt hại về tài sản có trên đất, trong những trường hợp nhất định Nhà nước có thể hỗ trợ); về phương thức bồi thường (có thể bồi thường bằng đất nông nghiệp có cùng mục đích sử dụng với đất bị thu hồi hoặc bồi thường bằng tiền tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi); về giá đất tính bồi thường, được tính theo khung giá đất do Nhà nước quy định tương ứng với loại đất bị thu hồi, tính ở thời điểm thu hồi đất.
Thứ ba, về trình tự và thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thi hành có những quy định cụ thể về từng bước lập, bổ sung, thẩm định, thực hiện phương án bồi thường, cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất nông nghiệp. Những khiếu nại, tố cáo, bất bình của người dân tập trung khá nhiều trong lĩnh vực này.
Thứ tư, quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Những quy định pháp luật về vấn đềnày đƣợc quy định trong Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011; trong Luật Tố tụng Hành chính năm 2010 và hiện nay vấn đề này đã đƣợc ghi nhận trong Luật Đất đai năm 2013 (Khoản 2, Điều 204 và Khoản 2, Điều 205). Trên thực tế, công tác bồi thường được thực hiện thông qua những cán bộ, công chức nhà nước. Pháp luật quy định cho người bị thu hồi đất được quyền khiếu nại và tố cáo giúp họ tự
20
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Từ đó, Nhà nước có thể xem xét, đánh giá năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức và ý thức tuân thủ pháp luật của đội ngũ công chức nhà nước.