Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN HUYỆN
2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
2.3.3. Kết quả thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Gia Lâm
Công tác triển khai thực hiện theo quy trình GPMB và hoạt động tuyên truyền cho người dân về việc thu hồi đất, bồi thường GPMB đã được các cấp chính quyền thực hiện khá tốt, nhưng sự chấp hành, hợp tác của người dân trong quá trình kê khai, kiểm đếm, nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng của một số dự dự án còn chậm. Đặc biệt là các dự án liên quan đến đấu giá, hoặc các dự án thu hồi mục đích phát triển kinh tế tạo nguồn thu cho địa phương. Vì vậy, số dự án chƣa đạt tiến độ đề ra còn cao.
62
Bảng 2.8. Khái quát tiến độ công tác bồi thường GPMB năm 2017-2019 Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng số Dự án đã thực
hiện xong Dự án 17 21 28
Tổng diện tích đã
GPMB ha 432,00 198,91 106,87
Tổng số hộ bị thu hồi
đất đã bàn giao MB Hộ 5.819 2.417 2.598
Số tiền đã chi trả tỷ đồng 3.854,32 1,508,82 523,5
Diện tích đất NN ha 398,70 118,00 66,35
Diện tích phi NN ha 1,50 1,93 1,87
Diện tích đất khác ha 31,80 78,98 38,65
Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gia Lâm Biểu 2.9. Tiến độ công tác bồi thường GPMB từ năm 2017 đến 2019
Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng số Dự án thực hiện
công tác GPMB Dự án 29 30 44
Dự án thực hiện đúng
tiến độ Dự án 17 21 28
Dự án chậm tiến độ Dự án 12 9 16
Tỷ lệ % dự án chậm tiến
độ % 41,38 30 36,36
Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gia Lâm
63
Hình 2.1 Tiến độ công tác bồi thường GPMB từ năm 2017 đến 2019 Theo đánh giá và ghi nhận của UBND thành phố Hà Nội, kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian qua là đáng ghi nhận, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc như:
Thứ nhất, hộ gia đình không phối hợp để thực hiện việc kê khai, kiểm đếm làm ảnh hưởng đến tiến độ lập hồ sơ, thẩm định phương án và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ còn chậm so với yêu cầu. Một số dự án đã triển khai trong thời gian qua chậm kế hoạch đề ra, đặc biệt là các dự án đấu giá quyền sử dụng đất nhƣ Dự án đấu giá TQ5 thị trấn Trâu Quỳ, dự án đấu giá X3, X4,X5 xã Đình Xuyên và xã Yên Thường, dự án đấu giá đất Đình Xuyên…
Thứ hai, đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan đến công tác bồi thường GPMB còn nhiều, phức tạp và kéo dài làm ảnh hưởng không chỉ trực tiếp đến dự án cần GPMB mà còn ảnh hưởng sâu rộng tới an ninh, kinh tế, chính trị - xã hội tại địa phương, cụ thể: có những đơn thư khiếu nại của hàng chục hộ gia đình và khiếu nại ở nhiều cấp nhƣ Dự án đấu giá TQ5 thị trấn Trâu Quỳ.
Ngoài ra, việc lập hồ sơ bồi thường GPMB của Tổ công tác giúp việc cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện nhiều khi không đầy đủ nên phải phúc tra, kiểm tra lại. Một số trường hợp UBND cấp xã xác định nguồn
29 30
44
17
21
28
12
9
16 41.38
30
36.36
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng số Dự án thực hiện công tác GPMB Dự án thực hiện đúng tiến độ
Dự án chậm tiến độ Tỷ lệ % dự án chậm tiến độ
64
gốc sử dụng đất chƣa đầy đủ, không xác định, ghi rõ loại đất, thời gian sử dụng nên không có cơ sở thẩm định. Bên cạnh đó, hệ thống bản đồ đo đạc địa chính quy còn thiếu, công tác lập, trích lục hoặc chính đo bản đồ địa chính của các dự án đầu tƣ còn có sự sai khác, chỉnh sửa mất nhiều thời gian. Đây không chỉ là vướng mắc trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội mà còn là vướng mắc chung của nhiều địa phương khác trong thành phố và ngoài thành phố. Để thấy rõ hơn thực tế áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trong thời gian qua, luận văn sẽ phân tích một số dự án cụ thể, những dự án này có dự án phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, có dự án phục vụ cho mục đích anh ninh quốc phòng.
2.3.3.1 Dự án 1: Dự án Xây dựng Nhà máy nước mặt sông Đuống, huyện Gia Lâm a) Các văn bản pháp lý có liên quan đến dự án:
- Văn bản số 1321/QHKT-P7 ngày 23/3/2016 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội về việc triển khai dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống tại xã PHù Đổng, xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm;
- Văn bản số 447/UBND-TNMT ngày 01/4/2016 của UBND huyện Gia Lâm về việc chấp thuận vị trí, địa điểm lập quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống tại xã Phù Đổng, xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm;
- Văn bản số 870/VQH-TT2 ngày 29/4/2016 của Viện Quy hoạch Hà Nội về việc cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật xây dựng Nhà máy nước mặt sông Đuống tại xã Phù Đổng, xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm;
- Quyết định chủ trương đầu tư số 2869/QĐ-UBND ngày 03/6/2016 của UBND thành phố Hà Nội;
b) Đơn vị thực hiện công tác GPMB: Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gia Lâm.
c) Quy mô và kết quả thực hiện của dự án:
- Địa điểm thực hiện dự án: xã Phù Đổng và xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm.
- Thời gian thực hiện thu hồi đất: Từ quý IV năm 2016 đến quý I năm 2018.
- Số hộ thu hồi đất: 1.061 hộ đất nông nghiệp + 50 hộ phải di chuyển mộ + 03 tổ chức.
- Tổng diện tích đất thu hồi của dự án: 615.001,6 m2. Trong đó:
65
+ Đất nông nghiệp: 512.630,5 m2
+ Đất công do UBND xã Phù Đổng, Trung Mầu quản lý (đất mương đường nội đồng, đất giao thông, đất nông nghiệp công ích)
100.482,1 m2
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1.889,0 m2
- Đơn giá bồi thường, hỗ trợ:
+ Bồi thường, hỗ trợ đất theo Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành các loại giá đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019: Đất nông nghiệp 135.000 đ/m2; Hỗ trợ công tôn tạo đất (đối với hộ gia đình thuê đất nông nghiệp công ích của UBND các xã để canh tác): 13.500 đ/m2.
+ Bồi thường, hỗ trợ công trình, vật kiến trúc theo đơn giá được quy định tại Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 21/01/2016; Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 03/3/2017;
+ Bồi thường, hỗ trợ đơn giá cây cối, hoa màu theo thông báo 7218/TB- STC-BG ngày 30/12/2015; Thông báo 8802/STC-BG ngày 30/12/2016; Thông báo 8514/STC-BG ngày 25/12/2017 của Sở Tài chính Hà Nội;
+ Thưởng tiến độ (đất nông nghiệp): 3.000 đ/m2 nhưng không quá 3.000.000đ/hộ.
- Kết quả thực hiện dự án:
+ Tổ chức di chuyển xong 110 mộ - số tiền Bồi thường di chuyển 521.327.600 đồng. Còn 01 ngôi mộ tổ của dòng họ Bùi tại xã Phù Đổng không tiến hành di chuyển, lý do: Ngôi mộ đã có từ lâu đời, và phần ngôi mộ nằm trên phần đường bao quanh dự án, không làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của dự án.
+ Đã hoàn thành công tác GPMB trên diện tích 511.630,5 m2 đất nông nghiệp, chi trả tiền cho 1.061/1061 hộ với số tiền 426,6 tỷ đồng.
+ Chi trả tiền GPMB cho 02 tổ chức (Công ty Giống gia súc Hà Nội, Công ty TONKIN) và hỗ trợ tiền đất công ích sử dụng vào sản xuất nông nghiệp 02 đơn vị (UBND xã Phù Đổng + UBND xã Dương Hà) với tổng số tiền là 11,13 tỷ đồng.
66
- Đánh giá việc thực hiện GPMB dự án: Đây là một dự án phát triển kinh tế của doanh nghiệp. Đồng thời, là dự án có số lƣợng các hộ bị thu hồi đất lớn và có hai giai đoạn thu hồi đất: giai đoạn 1 phần nhà máy, giai đoạn 2 là công trình thu, riêng phần công trình thu là đất công do UBND xã Phù Đổng quản lý và cho công ty Giống Gia súc thuê sau đó công ty Giống gia súc lại hợp tác kinh doanh với công ty TONKIN bằng hình thức góp vốn quyền thuê đất. Trong quá trình thực hiện, các hộ có đất bị thu hồi tại 02 xã Phù Đổng và Trung Mầu chấp hành chủ trương thu hồi đất, chấp thuận giá bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp theo quy định, phối hợp thực hiện đúng quy trình GPMB, vì vậy đến tháng 9 năm 2017 đã cơ bản hoàn thành bàn giao mặt bằng để thi công dự án; phần vướng mắc chủ yếu nằm ở việc GPMB, di chuyển công trình, cây cối hoa màu trên đất của công ty TONKIN (đơn vị liên kết kinh doanh với đơn vị đƣợc thuê đất), công ty không đồng ý với giá bồi thường cây trồng theo đơn giá quy định của Sở Tài chính, dẫn đến việc phải trả lời đơn thƣ và tổ chức tuyên truyền vận động nhiều lần, đến thời điểm tháng 02/2018 (kéo dài thêm 05 tháng) đơn vị mới đồng ý phương án bồi thường, hỗ trợ hoa màu trên đất, nhận tiền và bàn giao mặt bằng theo quy định.
2.3.3.2 Dự án 2: Dự án xây dựng tuyến đường Đông Dư – Dương Xá a) Các văn bản pháp lý có liên quan đến dự án:
- Quyết định số 5485/QĐ-UBND ngày 22/10/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Xây dựng tuyến đường Đông Dư - Dương Xá, huyện Gia Lâm;
- Quyết định số 3807/QĐ-UBND ngày 23/8/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường Đông Dư - Dương Xá, tỷ lệ 1/500 địa điểm huyện Gia Lâm, Hà Nội;
- Quyết định số 5809/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông Dư - Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội;
- Văn bản số 2836/STNMT-QHKHSDĐ ngày 08/04/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc Hướng dẫn xác định ranh giới khu đất thu hồi phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông Dư - Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội;
b) Đơn vị thực hiện công tác GPMB: Trung tâm phát triển quỹ đất huyện
67 Gia Lâm.
c) Quy mô và kết quả thực hiện dự án:
- Dự án đi qua địa bàn xã Đông Dƣ, Đa Tốn và thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm. Tổng chiều dài 4,35km. Độ rộng trung bình 40,0m.
- Tổng diện tích đất thu hồi của dự án: 167.000,0 m2
+ Đất ở: 6.728,6 m2
+ Đất nông nghiệp: 87.229,7 m2
+ Đất công do UBND các xã Đông Dƣ, Đa Tốn và thị trấn Trâu Quỳ quản lý (đất mương đường nội đồng, đất giao thông, đất nông nghiệp công ích)
62.902,9 m2
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1.308,5 m2
+ Đất do Học viện Nông nghiệp quản lý 8.830,3 m2 - Đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
+ Giá đất ở: Bồi thường theo giá đất ở cụ thể tại Quyết định số 6714/QĐ- UBND ngày 07/12/2016 của UBND thành phố Hà Nội. Cụ thể:
Thị trấn Trâu Quỳ: Vị trí 1, đường từ ĐH Nông nghiệp I đến hết địa phận thị trấn Trâu Quỳ là 18.600.000 đ/m2; Vị trí 1, đường từ tiếp giáp đường Nguyễn Đức Thuận đi qua tổ dân phố Kiên Thành đến giáp đường từ ĐH Nông nghiệp 1 đến hết địa phận TT Trâu Quỳ là 18.544.000 đ/m2; Vị trí 2: Vị trí thửa đất nằm trong ngõ, ngách của đường từ tiếp giáp đường Nguyễn Đức Thuận đi qua tổ dân phố Kiên Thành đến giáp đường từ ĐH Nông nghiệp 1 đến hết địa phận TT Trâu Quỳ và vị trí mặt cắt ngõ nhỏ nhất >3,5m là 11.974.000 đ/m2; Vị trí 3: Vị trí thửa đất nằm trong ngõ, ngách của đường từ tiếp giáp đường Nguyễn Đức Thuận đi qua tổ dân phố Kiên Thành đến giáp đường từ ĐH Nông nghiệp 1 đến hết địa phận TT Trâu Quỳ và vị trí mặt cắt ngõ nhỏ nhất lớn hơn 2m và nhỏ hơn 3,5m là 10.065.000 đ/m2.
Xã Đông Dư: Vị trí 3 đường đê sông Hồng là 10.065.000đ/m2.
+ Giá đất vườn, ao liền kề: Áp dụng văn bản số 6009/UBND-KT ngày 27/11/2017 của UBND Thành phố và Tờ trình số 7689/TTrLN-STNMT-STC- BCĐGPMB-CTHN, giá đất bằng giá đất trồng cây lâu năm theo đơn giá quy định của Thành phố tại Quyết định 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014. Cụ
68
thể: đối với xã Đa Tốn là 158.000 đ/m2; đối với thị trấn Trâu Quỳ và xã Đông Dƣ là 189.600đ/m2.
+ Bồi thường, hỗ trợ đất theo Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành các loại giá đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019: Đất nông nghiệp tại xã Đa Tốn là 135.000 đ/m2, tại xã Đông Dƣ và thị trấn Trâu Quỳ là 162.000 đ/m2; Hỗ trợ công tôn tạo đất tại xã Đa Tốn là 13.500 đ/m2, tại xã Đông Dƣ và thị trấn Trâu Quỳ là 16.200 đ/m2 .
+ Bồi thường, hỗ trợ công trình, vật kiến trúc theo đơn giá được quy định tại Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 21/01/2016; Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 03/3/2017;
+ Bồi thường, hỗ trợ đơn giá cây cối, hoa màu theo thông báo 7218/TB- STC-BG ngày 30/12/2015; Thông báo 8802/STC-BG ngày 30/12/2016; Thông báo 8514/STC-BG ngày 25/12/2017 của Sở Tài chính Hà Nội;
+ Thưởng tiến độ (đất nông nghiệp): 3.000 đ/m2 nhưng không quá 3.000.000đ/hộ.
+ Giá thu tiền sử dụng đất khi đƣợc giao tái định cƣ: Thị trấn Trâu Quỳ từ 11.788.000 đ/m2 đến 12.001.000 đ/m2; xã Đông Dƣ là 9.117.000 đ/m2.
- Tổng số hộ được bồi thường, hỗ trợ: 441 hộ đất nông nghiệp + 78 hộ đất ở + 98 hộ di chuyển mộ + UBND thị trấn Trâu Quỳ; UBND các xã Đông Dƣ, Đa Tốn + Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Số hộ đƣợc giao và xét giao tái định cƣ: 39 hộ với tổng diện tích đất đã giao: 3.259,5 m2.
- Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ đã chi trả (sau khi đã khấu trừ tiền sử dụng đất các hộ phải nộp khi nhận tái định cƣ) là: 175,93 tỷ đồng.
- Thời gian thực hiện dự án: Từ quý I năm 2017 đến quý IV năm 2018.
- Đánh giá việc thực hiện GPMB dự án: Dự án đường theo tuyến, vì vậy việc thu hồi đất đối với các hộ manh mún, không trọn thửa; thu hồi nhiều loại đất; thu hồi qua nhiều địa phương, nên dù có cùng một loại đất bị thu hồi và trong cung một dự án thì số tiền bồi thường, hỗ trợ khác nhau. Ví dụ: tại thị trấn Trâu Quỳ giá bồi thường đất nông nghiệp là 162.000 đ/m2 nhưng ở xã Đa Tốn giáp ranh thì giá bồi thường đất nông nghiệp chỉ là 135.000 đ/m2. Mặt khác, phần đất nông nghiệp bị thu hồi của các hộ trồng các cây chuyên canh (ổi Đông
69
Dƣ) và cây giống tại thị trấn Trâu Quỳ, thu nhập từ cây trồng là rất lớn. Tuy nhiên, đây là dự án thực hiện mục đích phát triển giao thông phục vụ lợi ích chung của huyện và của toàn xã hội, do đó không chỉ các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp mà các hộ bị thu hồi đất ở, các hộ phải di chuyển mồ mả của dự án chấp hành chủ trương thu hồi đất, chấp thuận giá bồi thường, hỗ trợ đất và tài sản trên đất theo quy định, phối hợp thực hiện đúng quy trình và đảm bảo tiến độ GPMB.
2.3.3.2 Dự án 3: Dự án GPMB khu đấu giá quyền sử dụng đất tại vị trí TQ5, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm
a) Các văn bản pháp lý có liên quan đến dự án:
- Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 05/12/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua danh mục các dự án thu hồi năm 2018; dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rùng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2018 thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 10/01/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Gia Lâm;
- Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 27/4/2018 của UBND thành phố Hà Nội về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2018 và giai đoạn 2018 – 2020;
- Quyết định số 1018/QĐ-UBND ngày 04/3/2019 về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Gia Lâm;
- Văn bản số 05/HĐND-KTXH ngày 13/02/2018 của Hội đồng nhân dân huyện Gia Lâm về việc chủ trương đầu tư dự án GPMB khu đấu giá quyền sử dụng đất tại vị trí TQ5, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm;
- Quyết định số 8706/QĐ-UBND ngày 11/7/2017 của UBND huyện Gia Lâm về việc phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đất dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại vị trí TQ5, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm;
- Quyết định số 2921/QĐ-UBND ngày 02/4/2018 của UBND huyện Gia Lâm về việc phê duyệt dự án GPMB khu đấu giá quyền sử dụng đất tại vị trí TQ5, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm;
- Văn bản số 3032/STNMT-QHKHSDĐ ngày 16/4/2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xác định ranh giới khu đất để thực hiện dự án khu đất đấu giá TQ5;
- Biên bản bàn giao mốc giới GPMB thực hiện dự án ngày 18/4/2018 của
70 Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
b) Đơn vị thực hiện công tác GPMB: Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Gia Lâm.
c) Quy mô và kết quả thực hiện của dự án:
- Địa điểm thực hiện dự án: thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm.
- Thời gian thực hiện thu hồi đất: Từ quý II năm 2018 đến quý II năm 2019.
- Số hộ thu hồi đất: 400 hộ đất nông nghiệp + UBND thị trấn Trâu Quỳ.
- Tổng diện tích đất thu hồi của dự án: 187.405,9 m2. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 78.879 m2
+ Đất công ích do UBND thị trấn
Trâu Quỳ quản lý 32.018,7 m2
+ Đất mương, đường nội đồng 26.494,2 m2
- Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp:
+ Bồi thường đất nông nghiệp, đơn giá 162.000 đ/m2 (Áp dụng Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017; Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND thành phố Hà Nội);
+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm đối với hộ gia đình đƣợc giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP, đơn giá 162.000 đ/m2 x 5 lần = 810.000 đ/m2 (Áp dụng Khoản 1, Điều 22 Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội);
+ Bồi thường cây cối, hoa màu trên đất (Áp dụng Điều 18 Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội; Thông báo số 8514/STC-BG ngày 25/12/2017 của Sở Tài chính)
+ Hỗ trợ công trình xây dựng, vật kiến trúc trên đất (Áp dụng Điều 14, Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017; Quyết định số 06/2017/QĐ- UBND ngày 03/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội) (đối với nhà tạm, hàng rào…);
+ Hỗ trợ ổn định và sản xuất đối với hộ gia đình đƣợc giao đất nông nghiệp theo Nghị định số 64/CP (Áp dụng Khoản 1, Điều 21, Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội)