Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN HUYỆN
2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
2.3.4. Đánh giá chung thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước
Qua tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, tôi có một số đánh giá nhƣ sau:
Trong thời gian qua, chính sách bồi thường và hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển nền kinh tế đã đƣợc thể chế hoá trong Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành. Các quy định này đã tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ, cụ thể hoá các nguyên tắc điều kiện bồi thường về đất, về tài sản phù hợp với thực tế quản lý và thực trạng sử dụng đất đai, quy định giá đất tính bồi thường sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, tăng các khoản hỗ trợ di chuyển, ổn định đời sống, ổn định sản xuất hỗ và chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm, các khoản hỗ trợ khác như thưởng bàn giao mặt bằng trước thời hạn, hỗ trợ gia đình chính sách và lập khu TĐC bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, quy trình thực hiện công tác GPMB đƣợc quy định rõ ràng, công khai nhất là quy chế công khai dân chủ….
74
nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi chính đáng của người có đất bị thu hồi.
Trên cơ sở các quy định của Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ ngành, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản về chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương. Do đó tiến độ bồi thường, GPMB đối với các dự án triển khai trong thời gian gần đây đạt kết quả khả quan, đa số nhân dân đồng tình ủng hộ.
Vì vậy trong quá trình thực hiện đã đem lại kết quả rõ rệt, kinh tế tăng trưởng ở mức cao và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Diện mạo đô thị ngày một khang trang hiện đại, chính sách xã hội đƣợc quan tâm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc thu hồi đất đặc biệt đối với hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi còn có khó khăn, vướng mắc sau:
Thứ nhất, do đất sản xuất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính của người nông dân. Người nông dân mất tư liệu sản xuất từng bước phải chuyển đổi sang nghề mới trong khi phần lớn lao động ở độ tuổi cao, trình độ văn hoá hạn chế, khó có khả năng học nghề để đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật chất lƣợng cao.
Nhu cầu học nghề chuyển đổi nghề nghiệp ngày một lớn, nhƣng đào tạo nghề chưa linh hoạt, chưa phù hợp với đặc điểm của người lao động nông nghiệp, số đông sau khi thu hồi đất chƣa chuyển đổi đƣợc nghề nghiệp. Mặt khác cơ chế của Trung ƣơng và của Thành phố về hỗ trợ học nghề, lao động, việc làm cho người dân nông nghiệp bị thu hồi đất hiện hành chưa đồng bộ và hiệu quả dẫn tới nguy cơ về mất việc làm, thất nghiệp là rất lớn. Qua các phương tiện thông tin cho thấy, một số bộ phận gia đình nông dân khi bị thu hồi đất đã trở thành hộ nghèo, một số nơi đã phát sinh tệ nạn xã hội ... Vì vậy giải quyết việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp vừa là trách nhiệm, vừa là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Đảng bộ, chính quyền các cấp trong toàn Thành phố. Phải quán triệt sâu rộng trong cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và toàn xã hội ..., có cơ chế chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân trong vùng thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tạo điều kiện để người dân trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc có cơ hội tìm đƣợc việc làm.
75
Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, mỗi gia đình và người lao động cần nhận thức đầy đủ về những thuận lợi, thách thức trong quá trình đô thị hoá, khắc phục tư tưởng chờ đợi vào Nhà nước, chủ động học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp để tạo cho mình một việc làm, có thu nhập ổn định đời sống.
Thứ hai, việc bồi thường luôn gặp nhiều vướng mắc nhất trong quá trình thực hiện như: Giá bồi thường còn thấp, chưa sát với giá chuyển nhượng thực tế tại thời điểm bồi thường, giá đất nông nghiệp do UBND Thành phố công bố chỉ bằng khoảng 70-80% giá chuyển nhƣợng thực tế, một số vị trí đặc biệt chỉ bằng 30-40%. Đặc biệt, giá đất do UBND Thành phố công bố không có sự thay đổi trong thời gian dài (từ năm 2009 đến năm 2020), giá đất nông nghiệp vẫn đƣợc tính với mức là 135.000 đồng/m2 đối với các xã đồng bằng, là 162.000 đ/m2 đối với thị trấn và các xã ven đô trên địa bàn huyện Gia Lâm. Trong khi đó, giá cả thị trường chuyển nhượng luôn có sự biến động, nhất là đối với các xã, thị trấn đã bị thu hồi số lƣợng lớn diện tích đất nông nghiệp và có hình thức sản xuất nông nghiệp tiên tiến (trồng cây ăn quả chất lƣợng cao, cây giống…) nhƣ Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Đông Dƣ, Ninh Hiệp. Điều này tất yếu tạo nên sự chênh lệch giữa giá được áp dụng để bồi thường và giá chuyển nhượng trên thị trường, ngoài ra có sự chênh lệch giữa các dự án với nhau. Đặc biệt, áp dụng quy định tại Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND Thành phố (thời điểm có hiệu lực từ ngày 29/9/2008 đến 29/9/2009) về chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: đối với các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trên 30% diện tích đƣợc giao nếu có nguyện vọng sẽ đƣợc xem xét hỗ trợ bằng hình thức giao đất dịch vụ (bằng đất ở) cho các hộ; sau thời điểm 29/9/2009 nếu các hộ có bị thu hồi đất đạt 30% diện tích đất trở lên thì chỉ đƣợc hỗ trợ bằng tiền (bằng 05 lần giá bồi thường đất nông nghiệp); so sánh về giá trị thì việc nhận bằng đất ở sẽ có giá trị kinh tế cao hơn, do dó các hộ bị thu hồi đất gần đất có ý kiến so sánh và đòi hỏi quyền lợi khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Đây cũng chính là nội dung vướng mắc chủ yếu làm chậm tiến độ của dự án do các cơ quan chức năng phải giải thích, trả lời đơn thƣ nhiều lần, thậm chí phải có văn bản xin ý kiến của cấp Thành phố.
Thứ ba, về nhận thức tư tưởng và ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều người dân bị thu hồi đất nông nghiệp đã được Nhà nước đã được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã đƣợc vận động thuyết phục nhƣng vẫn cố tình chống đối, không chấp hành phương án đền bù thiệt hại. Họ còn lôi kéo kích động nhân dân
76
không chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng và thi công dự án. Trình độ nhận thức của một số các cán bộ trong các cơ quan Nhà nước các cấp thực hiện công tác này cũng có nhiều điểm không thống nhất gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đặc biệt là việc xác định các đối tƣợng và các điều kiện được đền bù, hỗ trợ và tái định cư. Mặt khác, công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nhiều xã, thị trấn không có sự liên tục và kế thừa cả về nhân lực và hồ sơ quản lý: Không đầy đủ, không rõ ràng, không thống kê đầy đủ và không thường xuyên chỉnh lý biến động, cán bộ cấp xã không có thông tin đầy đủ gây khó khăn cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.