Thực trạng tổ chức biên chế cán bộ thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 65 - 68)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN HUYỆN

2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội

2.3.1. Thực trạng tổ chức biên chế cán bộ thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của huyện Gia Lâm

* Vai trò của tổ chức Đảng và đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện các dự án:

- Các cấp ủy Đảng đã tổ chức triển khai quán triệt luật và các văn bản dưới luật của Trung ương và địa phương về đất đai.

- Huyện ủy có văn bản chỉ đạo cùng với các tổ chức Đảng cơ sở xử lý kiên quyết nhiều vấn đề quan trọng trong việc thực hiện bồi thường, thường vụ Huyện ủy thường xuyên trực tiếp nghe báo cáo và chỉ đạo UBND và các ngành giải quyết nhiều vụ khiếu kiện trong quá trình thực hiện bồi thường.

- Các tổ chức đoàn thể nhƣ: Mặt trận tổ quốc, hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên đã phát huy vai trò trong việc tuyên truyền giáo dục các hội viên đoàn viên, tổ chức vận động thực hiện chính sách pháp luật đất đai.

* Trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

- Nghiên cứu, đề xuất kịp thời với UBND cấp huyện để báo cáo UBND Thành phố giải quyết những vướng mắc trong áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cƣ trên cơ sở phù hợp thực tế và đúng pháp luật.

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC giúp UBND cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC; Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch hội đồng.

* Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng:

- Chủ tịch hội đồng chỉ đạo các thành viên Hội đồng lập trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm giúp Chủ tịch hội đồng lập phương án bồi

55

thường, hỗ trợ và tái định cư; đảm bảo đầy đủ kinh phí để chi trả kịp thời bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Đại diện của những người bị thu hồi đất có trách nhiệm phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất, người phải di chuyển chỗ ở; vận động những người bị thu hồi đất thực hiện di chuyển GPMB đúng tiến độ.

- Các thành viên khác thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công và chỉ đạo của Chủ tịch hội đồng phù hợp với trách nhiệm của ngành.

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản đƣợc bồi thường hỗ trợ hoặc không được bồi thường hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cƣ.

* Trách nhiệm của UBND các cấp:

- UBND Thành phố có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện GPMB theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Chỉ đạo các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện lập dự án tái định cư, khu tái định cư để phục vụ cho việc thu hồi đất; lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền.

+ Phê duyệt hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

+ Phê duyệt giá đất; ban hành bảng giá tài sản tính bồi thường, quy định các mức hỗ trợ và các biện pháp hỗ trợ theo thẩm quyền; phương án bố trí tái định cư, phương án đào tạo chuyển đổi nghề theo thẩm quyền được giao.

+ Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền pháp luật quy định.

+ Bảo đảm sự khách quan, công bằng khi xem xét và quyết định việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo thẩm quyền quy định.

+ Quyết định hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện cƣỡng chế đối với các trường hợp cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất của Nhà nước theo thẩm quyền.

56

+ Chỉ đạo kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cƣ.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện GPMB theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố;

+ Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức và chủ đầu tƣ thực hiện dự án đầu tư xây dựng, phương án tạo lập các khu tái định cư tại địa phương theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cƣ theo thẩm quyền đƣợc giao; ra quyết định cƣỡng chế và tổ chức cƣỡng chế đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc cƣỡng chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

+ Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cƣ của dự án.

+ Phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện việc xác nhận nguồn gốc đất đai, tài sản của người bị thu hồi.

+ Phối hợp và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng.

* Chủ đầu tƣ có trách nhiệm:

+ Căn cứ vào dự án đầu tƣ đƣợc phê duyệt, phối hợp với UBND cấp thành phố chuẩn bị quỹ đất tái định cƣ để di chuyển các hộ đến nơi ở mới. Chi trả kinh phí thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cƣ theo quy định.

+ Phối hợp với Hội đồng bồi thường GPMB kiểm kê, lập phương án dự toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo chế độ chính sách hiện hành.

+ Cung cấp hồ sơ, số liệu liên quan đến dự án phục vụ cho công tác lập,

57

thẩm định phương án dự toán bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

+ Phối hợp với Hội đồng bồi thường GPMB và UBND cấp xã, công khai phương án dự toán bồi thường được phê duyệt và các văn bản có liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

+ Đảm bảo đủ kinh phí để chi trả bồi thường, hỗ trợ, chi phí tổ chức thực hiện ngay sau khi phương án dự toán được phê duyệt.

Nhìn chung công tác tổ chức thực hiện và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành là tương đối đồng bộ tại tất cả các quận, huyện trên địa bàn Thành phố. Công tác tổ chức và thực hiện phù hợp với quy định của Nghị định 197/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, thu hồi, bồi thường và hỗ trợ tái định cư; Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp một số tồn tại và vướng mắc, đơn vị thực hiện bồi thường GPMB phải vừa xử lý vừa thực hiện. Do tình trạng chung công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại các địa phương còn nhiều bất cập do tiếp nhận Hồ sơ lưu trữ từ các năm trước dẫn đến việc triển khai công tác bồi thường, xác định đối tượng, xác định các cấp hạng nhà, vật kiến trúc … cũng như việc xác định giá bồi thường, hỗ trợ rất khó khăn, phức tạp. Đây là một trong những tồn tại lớn nhất trong công tác tổ chức thực hiện việc bồi thường GPMB của Thành phố nói riêng và của cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)