Kinh nghiệm và thực tiễn pháp lý của một số nước trên thế giới về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và một số gợi mở cho Việt

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 39 - 45)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP

1.5. Kinh nghiệm và thực tiễn pháp lý của một số nước trên thế giới về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và một số gợi mở cho Việt

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có nhiều điểm tương đồng về chính trị, truyền thống văn hóa, lịch sử... Trong chế độ sở hữu và sử dụng đất đai, Trung Quốc cũng là nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.

Ở Trung Quốc, đất đai thuộc chế độ công hữu: chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể. Đất đai ở khu vực thành thị và đất xây dựng thuộc sở hữu toàn dân (sở hữu Nhà nước). Còn đất ở khu vực nông thôn và đất nông nghiệp thuộc sở hữu của tập thể nông dân lao động. Trong trường hợp Nhà nước cần thu hồi đất của người đang sử dụng để sử dụng vào mục đích công cộng, lợi ích quốc gia thì Nhà nước có chính sách bồi thường và tổ chức tái định cư cho người bị thu hồi đất.

Pháp luật đất đai Trung Quốc quy định người nào sử dụng đất thì người đó có trách nhiệm bồi thường. Phần lớn tiền bồi thường do người sử dụng đất trả. Tiền bồi thường này bao gồm: Lệ phí sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước và các khoản tiền trả cho người có đất bị thu hồi.

Các khoản tiền trả cho người sử dụng đất bị thu hồi: Khi thu hồi đất phải trả cho người bị thu hồi đất các loại tiền sau: Tiền bồi thường đất đai; Tiền trợ cấp về tái định cư; Tiền trợ cấp bồi thường hoa màu trên đất đai.

Về phương thức bồi thường thiệt hại, Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong phạm vi một năm. Người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường thiệt haị bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới. Tại thủ đô Bắc Kinh và thành phố Thượng Hải, người dân thường lựa chọn bồi thường thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phù hợp với nơi làm

29 việc của mình.

Về giá bồi thường thiệt hại, tiêu chuẩn là giá thị trường. Mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động điều chỉnh tại chính thị trường đó. Đối với đất nông nghiệp, bồi thường thiệt hại theo tính chất của đất và loại đất (tốt, xấu).

1.5.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc [18]

Hàn Quốc là một nước nhỏ hẹp với 70% diện tích là đất đồi, núi cho nên đất công cộng đƣợc xem là một vấn đề hết sức quan trọng. Do đó để sử dụng đất một cách hiệu quả hơn thì các quy hoạch, và quy chế đƣợc coi nhƣ một hình thức pháp luật.

Luật đất đai của Hàn Quốc đƣợc xác lập trên cơ sở Luật quy hoạch đô thị cho từng đô thị và Luật quản lý sử dụng quốc thổ bao gồm tất cả các đô thị, Nhà nước chỉ định năm khu vực sử dụng để cân bằng sự phát triển đồng bộ.

Đặc biệt, khái niệm cơ bản của luật quản lý sử dụng quốc thổ công khai rõ ràng về đất đai. Đây có ý nghĩa là tách riêng hai phần quyền sở hữu và quyền sử dụng đất để nhấn mạnh tầm quan trọng của đất công cộng trong xã hội. Chế độ này giúp việc sử dụng đất một cách hữu dụng bằng cách thúc đẩy quyền sử dụng đất nhiều hơn quyền sở hữu đất. Với khái niệm công khai đất đai, hạn chế sở hữu đất, hạn chế sử dụng đất, hạn chế lợi ích phát sinh, hạn chế thanh lý các quy chế công cộng đƣợc áp dụng theo luật pháp và cách tính các quy chế nhƣ thế này đƣợc xem là đặc trƣng của luật liên quan đến đất đai của Hàn Quốc.

Luật bồi thường GPMB của Hàn Quốc được chia ra thành hai thể chế.

Một là “đặc lệ” liên quan đến bồi thường GPMB cho đất công cộng đã đạt được theo thủ tục thương lượng của pháp luật. Hai là luật “sung công đất” theo thủ tục quy định cƣỡng chế của công pháp.

Để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế thì cần rất nhiều đất công cộng trong một khoảng thời gian ngắn với mục đích cƣỡng chế đất cho nên luật “sung công đất” đã được thiết lập trước vào năm 1962. Sau đó theo pháp luật ngoài mục đích thương lượng thu hồi đất công cộng thì còn muốn thống nhất việc này trên phạm vi toàn quốc và đảm bảo quyền tài sản của công nên luật này đã đƣợc lập vào năm 1975 và dựa vào hai luật trên Hàn Quốc đã triển khai bồi thường cho đến nay. Tuy nhiên dưới hai thể chế luật và trong quá trình thực hiện luật

30

“đặc lệ” thương lượng không đạt được thỏa thuận thì luật “sung công đất” được thực hiện bằng cách cƣỡng chế, nhƣng nếu cứ nhƣ vậy thì phải lặp đi lặp lại quá trình này và đôi khi trùng lặp cho nên thời gian có thể bị kéo dài hoặc chi phí cho bồi thường sẽ tăng lên. Do đó, cho đến nay đã có nhiều thảo luận thống nhất hai thể chế này thành một.

Thực hiện bồi thường theo luật mới của Hàn Quốc thì sẽ thực hiện theo ba giai đoạn:

Thứ nhất: Tiền bồi thường đất đai được giám định viên công cộng đánh giá trên tiêu chuẩn giá quy định để thu hồi đất phục vụ cho công trình công cộng. Mỗi năm Hàn Quốc cho thi hành đánh giá đất trên 27 triệu địa điểm trên toàn quốc và chỉ định 470.000 địa điểm làm tiêu chuẩn và thông qua đánh giá của giám định để dựa theo đó hình thành giá quy định cho việc bồi thường. Giá quy định không dựa vào lợi nhuận khai thác do đó có thể đảm bảo sự khách quan trong việc bồi thường.

Thứ hai: Pháp luật có quy định không gây thiệt hại nhiều cho người có quyền sở hữu đất trong quá trình thương lượng chấp thuận thu hồi đất. Quy trình chấp thuận theo thứ tự là công nhận mục đích, lập biên bản tài sản và đất đai, thương lượng, chấp nhận thu hồi.

Thứ ba: Biện pháp di dời là một đặc điểm quan trọng. Nhà nước hỗ trợ tích cực về mặt chính sách đảm bảo sự sinh hoạt của con người, cung cấp đất đai cho những người bị mất nơi cư trú do thực hiện công trình công cộng cần thiết của Nhà nước. Đây là công việc có hiệu quả lôi cuốn người dân tự nguyện di dời và liên quan rất nhiều tới việc GPMB. Theo luật bồi thường, nếu như tòa nhà nơi dự án sẽ được thực hiện có trên 10 người sở hữu thì phải xây dựng cho các đối tƣợng này nơi cƣ trú hoặc hỗ trợ 30% giá trị của tòa nhà đó. Còn nếu nhƣ các dự án xây dựng chung cƣ nhà ở thì cung cấp cho các đối tƣợng này chung cƣ hoặc nhà ở thấp hơn giá thành.

Đối với các đối tác kinh doanh để kiếm sống nhƣng không có pháp nhân, các đối tác kinh doanh nông nghiệp, gia cầm thì có chính sách mang tính chất ân huệ ngoài biện pháp di dời còn ƣu tiên cung cấp cho họ các cửa hàng hoặc khu kinh doanh.

Luật bồi thường Hàn Quốc được thực hiện theo ba giai đoạn trên đối với đất đai, bất động sản và các quyền kinh doanh nông nghiệp, ngƣ nghiệp, khoáng

31

sản…để cung cấp tiền bồi thường và chi phí di dời.

Chế độ và luật GPMB: theo luật sung công đất đai thì nếu nhƣ đã trả hoặc đặt cọc tiền bồi thường xong nhưng không chịu di dời thì được xem như gây hại cho lợi ích công cộng do đó phải thi hành cƣỡng chế giải tỏa đƣợc thực hiện quyền thi hành theo luật thực hiện thi hành hành chính và quyền thi hành ngày phải theo thủ tục pháp lệnh cảnh cáo theo quy định. Thực chất biện pháp GPMB thường bị người dân hoặc các người ở thuê phản đối và chống trả quyết liệt gây ảnh hưởng xấu đến xã hội cho nên tốt nhất là phải có sự nghiên cứu tìm ra biện pháp cho dân tự nguyện di dời là hay hơn cả.

1.5.3. Kinh nghiệm của Singapore [1]

Singapore là một đảo quốc - một quốc gia nhỏ nhất ở Đông Nam Á - với tổng diện tích đất tự nhiên là 692,7 km2, dân số khoảng 4,5 triệu người. Với quy mô quốc gia nhỏ bé và có nhiều điểm đặc thù, Singapore khá thành công trong việc quản lý và điều tiết đất đai. Singapore có chế độ sở hữu đất đai đa dạng: sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân. Phần lớn đất đai thuộc sở hữu nhà nước (khoảng 90% diện tích đất tự nhiên), phần diện tích đất còn lại thuộc sở hữu tƣ nhân. Cho dù đất đai thuộc hình thức sở hữu nào chăng nữa thì việc quản lý, sử dụng đất đều phải tuân theo các quy định về quy hoạch đất đai do Nhà nước ban hành. Phần lớn đất đai được sử dụng theo hình thức Nhà nước cho thuê đất với thời hạn thuê xác định. Đối với đất nông nghiệp thì thời hạn thuê từ 10 - 20 năm hoặc thời hạn thuê có thể kéo dài đến 99 năm đối với đất ở, đất sử dụng vào mục đích thương mại. Mặc dù ở Singapore, đất nông nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 2% tổng diện tích tự nhiên; vì thế việc thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang mục đích khác không nhiều. Tuy nhiên trong chính sách bồi thường nói chung đối với đất bị thu hồi, có khá nhiều điểm để Việt Nam có thể học hỏi, vận dụng cho việc bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp.

Luật pháp Singapore quy định Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất, người dân có nghĩa vụ chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước. Việc thu hồi đất đƣợc thực hiện dựa trên quy hoạch tổng thể đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Trường hợp người bị thu hồi đất không thực hiện quyết định thu hồi đất sẽ bị Nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế hoặc bị phạt theo Luật xâm chiếm đất công (State Lands Encroachment Act).

Mức bồi thường thiệt hại được xác định căn cứ vào giá trị thực tế bất

32

động sản của chủ sở hữu. Việc xác định bồi thường được Nhà nước Singapore thực hiện căn cứ vào giá trị bất động sản do người bị thu hồi đất đầu tư chứ không căn cứ vào giá trị thực tế của bất động sản.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ tối đa về thiệt hại và tạo điều kiện công ăn việc làm cho người nông dân khi bị thu hồi đất. Mặt khác, không có trường hợp người nông dân tự chuyển nhượng đất cho nhà đầu tư để xây dựng các công trình (nhƣ ở Việt Nam).

1.5.4. Một số gợi mở cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Qua việc tìm hiểu pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của một số nước trong khu vực, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mang tính gợi mở cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện chế định bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp nhƣ sau:

Thứ nhất, cần quán triệt nguyên tắc người nào sử dụng đất thì người đó có trách nhiệm bồi thường, để gắn quyền lợi được hưởng với trách nhiệm phải thực hiện và tạo nên một sự công bằng trong việc thu hồi đất, đây là điều mà các nước đã làm.

Thứ hai, Việt Nam cần xác định một mô hình định giá đất phù hợp nhằm xây dựng một cơ quan định giá đất chuyên nghiệp, mang tính độc lập để làm việc một cách khách quan, chính xác.

Thứ ba, khi thực hiện công tác bồi thường cần đặc biệt chú trọng việc giải quyết các vấn đề xã hội cho người bị thu hồi đất nông nghiệp; bởi thông thường, do những điều kiện khách quan và chủ quan đặc thù, người nông dân khó tìm đƣợc việc làm thích hợp với khả năng của mình.

Thứ tƣ, mặc dù ở Hàn Quốc, đất đai thuộc sở hữu tƣ nhân, song do đất đai là loại tài sản công, nếu đất đƣợc sử dụng vào các mục đích chung nhƣ quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng … thì Nhà nước vẫn có quyền thu hồi đất.

33

Kết luận Chương 1

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam là một vấn đề nóng bỏng và phức tạp. Các quy định về bồi thường đất nông nghiệp thường xuyên thay đổi. Chính vì vậy, đã dẫn tới tình trạng so bì, khiếu kiện của người có đất bị thu hồi qua các dự án hoặc trong một dự án nhưng thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm. Ngoài ra, Luật đất đai 2013 chƣa có cơ chế bắt buộc để bảo đảm có quỹ đất và nguồn vốn xây dựng khu tái định cư trước khi thu hồi đất. Việc lập kế hoạch và phương án bồi thường tại một số dự án còn thiếu thiếu dân chủ, công khai, minh bạch. Vì vậy, quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đã trở thành một nội dung quan trọng, mang tính tất yếu trong pháp luật đất đai.

Bên cạnh việc làm rõ nội hàm những khái niệm cơ bản về đất nông nghiệp, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, đồng thời đã luận giải một cách thấu đáo khái niệm, đặc điểm và những yếu tố chi phối tới pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Đây là tiền đề để có thể hiểu rõ hơn các quy định cụ thể của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đƣợc tìm hiểu trong luận văn.

34 Chương 2

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp từ thực tiễn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)