Các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tỉnh Bắc Giang có ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế từ thực tiễn bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG

2.2. Các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tỉnh Bắc Giang có ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế

Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc (nằm phía Đông Bắc Việt Nam); là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội; phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên, thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp với tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn và một phần tỉnh Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên là 3.843,9 km2, tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành phố Bắc Giang và 9 huyện, trong đó có 6 huyện miền núi (Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Tân Yên), 01 huyện vùng cao (Sơn Động) và 02 huyện trung du, đồng bằng (Hiệp Hòa, Việt Yên).

Theo kết quả điều tra dân số, tính đến 0h ngày 01 tháng 04 năm 2019, dân số Bắc Giang có 1.803.950 [46] người, trong đó dân số sống ở đô thị là 205.463 người chiếm 11,37% và 1.598.487 người sống ở nông thôn chiếm 88,63% dân số; mật độ dân số 468 người/km², gấp 1,5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Tỉnh Bắc Giang là tỉnh đông dân thứ 12 cả nước và đông dân nhất vùng trung du và miền núi phía Bắc. Trên địa bàn Bắc Giang có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%;

người Dao 0,5%. Cư dân Bắc Giang sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu, một số địa phương có làng nghề truyền thống còn duy trì đến ngày nay. Cơ cấu lao động trong tỉnh đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Sự chuyển dịch này phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.

Năm 2019, tỉnh Bắc Giang giành được nhiều thành tựu trên các lĩnh kinh tế - xã hội [44]: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16,2% - đứng thứ 2 cả nước và đứng đầu khu vực. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp giảm 3,3% còn 15,8%. GRDP bình quân đầu người ngày càng thu hẹp so với bình quân cả nước đạt 2.620 USD/người bằng 93,5% so với cả nước, tăng 13,9% so với năm 2018. Quy mô GRDP của tỉnh tăng 19% đạt 108.915 tỷ đồng, tương đương khoảng 4,7 tỷ USD - đứng thứ 16 cả nước, thứ 2 Vùng Trung du miền

núi phía Bắc. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có nhiều tiến bộ. Mạng lưới cơ sở giáo dục được quy hoạch lại với 766 cơ sở, giảm 22 cơ sở; cơ sở vật chất giáo dục được kiên cố hóa đạt tỷ lệ 90,4%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 89,8%.

Hoàn thành việc sáp nhập, thành lập các trung tâm y tế tuyến huyện (giảm 11 đơn vị, còn 23 đơn vị); đồng thời, thực hiện tự chủ tài chính tại 04 bệnh viện. Tỷ lệ bao phủ BHYT cao hơn bình quân cả nước, đạt 98,8%.Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh còn 5,01%, trong đó đã hoàn thành mục tiêu xóa nghèo cho 100% hộ nghèo có thành viên hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Tạo việc làm mới cho 30.600 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66,6%. Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, tăng cường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo hướng tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Tập trung triển khai sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố; các nơi được sáp nhập đã nhanh chóng ổn định tổ chức và hoạt động hiệu quả. Sau sáp nhập, trên địa bàn tỉnh có 209 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 184 xã, 10 phường, 15 thị trấn) và 2.132 thôn, tổ dân phố.

Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh. Bắc Giang là tỉnh có dân số đông, diện tích rộng với sự phát triển đa dạng các vùng kinh tế. Kinh tế của tỉnh đang trên đà phát triển mạnh, cùng với vấn đề giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng được đảm bảo, đời sống của người dân được nâng lên, nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí cao là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và các vấn đề an sinh xã hội. Nhận thức được vai trò quan trọng của BHYT đối với đời sống kinh tế xã hội, trong những năm qua tỉnh Bắc Giang không ngừng phấn đấu nỗ lực tiến hành nhiều biện pháp nhằm tổ chức thực hiện tốt chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh và đã đạt được một số kết quả tích cực, cụ thể:

- Công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT

Công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT được UBND tỉnh Bắc Giang quan tâm triển khai với nhiều biện pháp tích cực: Ban hành Kế hoạch số 2583/KH-UBND ngày 30/9/2013 thực hiện lộ trình BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 21/3/2016 về việc tăng cường thực hiện chính sách BHYT. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện, UBND tỉnh đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 01/9/2016 về việc đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016–

2020, đồng thời ban hành Kế hoạch 210/KH-UBND ngày 28/9/2016 để triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và hằng năm, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia BHYT và phát động Tháng cao điểm vận động

nhân dân tham gia BHYT (Tháng 11 hàng năm).Chỉ đạo BHXH tỉnh phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ương, của tỉnh về chính sách BHYT; qua đó, giúp cán bộ, công chức, viên chức, và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, ý nghĩa của BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, hiểu rõ về nghĩa vụ, quyền lợi của người tham gia BHYT, từ đó vận động nhân dân tích cực tham gia và thực hiện tốt chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh

Với sự tham gia quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT, số người và tỷ lệ tham gia BHYT trên tổng dân số tăng ấn tượng, tính đến tháng 12 năm 2019 đã có 1.679.639 người tham gia BHYT, tương ứng với tỷ lệ bao phủ 98,8% dân số (vượt 11,5% so với Quyết định số 1167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh Bắc Giang năm 2019) [56].

- Công tác khám chữa bệnh BHYT.

Công tác khám, chữa bệnh BHYT có nhiều chuyển biến tích cực. Mạng lưới khám, chữa bệnh ở các tuyến tiếp tục được củng cố, ổn định và phát triển, đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 263 cơ sở KCB BHYT (trong đó cơ sở công lập là 245, ngoài công lập là 18). Các chính sách KCB cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ. Các bệnh viện từ tuyến huyện đến tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật mới, kỹ thuật khó như: Phẫu thuật chấn thương sọ não kín; tán sỏi nội soi bằng laser; phẫu thuật u não, chấn thương cột sống, đặt stent mạch vành, phẫu thuật tim bẩm sinh trẻ em, chạy thận nhân tạo tại tuyến huyện... người bệnh không phải chuyển tuyến về Trung ương, giúp người dân giảm được chi phí khi đi khám, chữa bệnh. Số lượt người bệnh đi khám, chữa bệnh BHYT đều tăng qua các năm: năm 2015 khám, chữa bệnh cho 1,9 triệu lượt người với số tiền quỹ BHYT chi trả 612,6 tỷ đồng; năm 2018 khám, chữa bệnh cho 3,0 triệu lượt người với số tiền quỹ BHYT chi trả là 1.402 tỷ đồng [38].

Công tác cải cách thủ tục hành chính trong KCB BHYT có nhiều tiến bộ. Hầu hết các bệnh viện đã củng cố, sắp xếp lại các khoa, phòng, tăng cường nhân lực tại các khâu tiếp đón, khám bệnh, lấy mẫu xét nghiệm, thu viện phí, cấp phát thuốc; công khai thời gian, quy trình khám bệnh, bảng giá viện phí, đối tượng ưu tiên, có sơ đồ khoa khám, chữa bệnh. Các cơ sở khám, chữa bệnh đã triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh và thanh, quyết toán BHYT; qua đó giúp việc quản lý khám chữa bệnh tốt hơn và thuận lợi hơn cho người bệnh, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh. Các bệnh viện đều có thông báo đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý

các trường hợp vi phạm nguyên tắc, quy định trong công tác khám chữa bệnh và giải quyết các chế độ cho người dân.

- Công tác quản lý và sử dụng quỹ BHYT

Công tác quản lý và sử dụng quỹ BHYT được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ.

Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh BHYT sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT tiết kiệm, hiệu quả. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú đúng quy định, chỉ định thuốc, các dịch vụ kỹ thuật hợp lý trong quá trình điều trị cho người bệnh tránh những chỉ định không cần thiết làm ảnh hưởng đến người bệnh và quỹ BHYT; quản lý chặt chẽ việc cấp giấy xác nhận nghỉ ốm hưởng BHXH, ngăn ngừa các hành vi lạm dụng, làm giả hồ sơ chứng từ để trục lợi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở khám chữa bệnh, kịp thời chấn chỉnh các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trong việc chỉ định thuốc, dịch vụ kỹ thuật không hợp lý làm gia tăng chi phí, gây mất cân đối quỹ BHYT. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, BHXH tỉnh Bắc Giang đã thực hiện kiểm tra tại 31 cơ sở khám chữa bệnh, thu hồi 6,839 tỷ đồng do thanh toán sai trong khám chữa bệnh BHYT [38]. Công tác quản lý quỹ BHYT được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và quy định của ngành BHXH. Số thu BHYT đều được quản lý chặt chẽ theo đúng nguyên tắc quản lý quỹ tập trung, thống nhất. Kinh phí chi trả khám chữa bệnh BHYT được thực hiện nghiêm túc. Công tác tạm ứng, thanh quyết toán, đối chiếu số liệu giữa hệ thống BHXH các cấp, giữa cơ quan BHXH với các đơn vị liên quan được thực hiện theo định kỳ, đúng quy trình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quỹ. Năm 2015, số thu BHYT đạt 926,3 tỷ đồng, đạt 103%; đến hết năm 2018, thu BHYT đạt 1.660,9 tỷ đồng, đạt 112% [38].

- Về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin về BHYT

BHXH tỉnh, Sở Y tế, các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, rút ngắn thời gian, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia BHYT. Thường xuyên chỉ đạo tổ chức, thực hiện tốt công tác tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các thủ tục hành chính BHYT theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan BHXH cấp tỉnh và cấp huyện; lựa chọn một số thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực BHYT thực hiện tại Trung tâm phục vụ Hành chính công của tỉnh và bộ phận một cửa của UBND các huyện, thành phố; tích cực đẩy mạnh giao dịch điện tử trong lĩnh vực thu, cấp thẻ BHYT; áp dụng Bộ quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong hoạt động tại cơ quan BHXH các cấp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ. Phần mềm ứng dụng trong hoạt động

nghiệp vụ được triển khai tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, giải quyết các chế độ BHYT. Đến nay, 100% đơn vị sử dụng lao động thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thu, cấp thẻ BHYT; duy trì hệ thống mạng nội bộ, trang website và địa chỉ thư điện tử để phục vụ việc tra cứu, trao đổi thông tin về BHYT; triển khai và vận hành Hệ thống thông tin giám định BHYT, thực hiện kết nối liên thông dữ liệu chi phí khám chữa bệnh BHYT với 100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh [38].

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế từ thực tiễn bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)