CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG
2.3. Các thành tựu trong thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
2.3.2. Với tư cách là chủ thể có trách nhiệm, nghĩa vụ tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế
- Trong công tác triển khai chính sách pháp luật BHYT.
Công tác tổ chức thực hiện các chủ chương, chính sách về pháp luật BHYT tại Bệnh viện được thực hiện thông qua các khoa, phòng chức năng: Phòng Tổ chức cán bộ phụ trách công tác hoàn tất các thủ tục để cán bộ tham gia BHYT và thực hiện các chế độ chính sách về BHYT ... Phòng Tài chính kế toán phối kết hợp với cán bộ giám định thường trực tại Bệnh viện trong phục vụ công tác giám định và thanh toán chi phí KCB BHYT; Phòng Kế hoạch tổng hợp phụ trách công tác triển khai các chính sách về KCB BHYT, triển khai hệ thống các phần mềm và liên thông dữ liệu KCB BHYT lên Hệ thống Thông tin giám định BHYT; Khoa Khám bệnh là đơn vị tiếp nhận và làm thủ tục KCB BHYT cho người bệnh và các khoa lâm sàng trực tiếp thực hiện việc điều trị cho người bệnh có thẻ BHYT.
Để đưa chính sách BHYT vào đời sống, trong những năm qua BVĐK tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm, đẩy mạnh công tác truyền thông pháp luật BHYT với các hình thức như: tuyên truyền đối với người bệnh và người nhà người bệnh về công tác KCB BHYT tại các hội đồng người bệnh cấp khoa và bệnh viện vào chiều thứ 5 hàng tuần, qua đó giúp cho họ hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ khi tham gia bảo hiểm y tế; đối với nhân viên y tế thực hiện thông qua hình thức sinh hoạt chuyên môn vào chiều thứ tư hàng tuần, tập huấn về chính sách BHYT nhằm áp dụng đúng, giải thích đúng, tư vấn dễ hiểu và thiết thực cho người dân; tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân thông qua website của bệnh viện, tài liệu truyền thông (tờ rơi, khẩu hiệu, biểu ngữ, biểu tượng, tranh ảnh…) do cơ quan BHXH hoặc từ các chương trình, dự án cung cấp để phổ biến, cấp phát. Việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách BHYT trong bệnh viện thời gian qua đã có tác động tích cực đến nhận thức của cán bộ viên chức và
người dân, mọi người dần ý thức được tham gia BHYT không chỉ vì quyền lợi của bản thân mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm, chia sẻ rủi ro với cộng đồng xã hội.
Những hoạt động truyền thông về chính sách pháp luật BHYT đã tạo sức lan tỏa và nâng cao nhận thức của người lao động về thực hiện chính sách BHYT.
- Công tác tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Hàng năm Bệnh viện thực hiện ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT với cơ quan BHXH tỉnh Bắc Giang (Năm 2016: Hợp đồng số 08/HĐ-KCBBHYT ngày 31/12/2015, Phụ lục hợp đồng số 01/PLHĐ-KCBBHYT ngày 20/5/2016; năm 2017:
Hợp đồng số 08/HĐKCB-BHYT ngày 30/12/2016, các Phụ lục hợp đồng số 01/PLHĐ-KCBBHYT ngày 12/01/2017, số 02/PLHĐ-KCBBHYT ngày 29/9/2017 và số 03/PLHĐ-KCBBHYT 09/10/2017; năm 2018: Hợp đồng số 08/HĐKCB-BHYT ngày 29/12/201, Phụ lục hợp đồng số 01/PLHĐ-KCBBHYT ngày 12/01/2018 và số 02/PLHĐ-KCB BHYT ngày 10/7/2018; năm 2019: Hợp đồng số 08/HĐ-KCBBHYT ngày 28/12/2018, Phụ lục hợp đồng số 01/PLHĐ-KCBBHYT ngày 26/7/2019). Trong quá trình triển khai thực hiện hai bên thống nhất thực hiện đúng điều khoản đã ghi trong hợp đồng , không có sai phạm, tranh chấp, không thực hiện trái với các điều khoản đã được ghi trong hợp đồng. Mẫu hợp đồng, nội dung các điều khoản trong hợp đồng thực hiện đúng theo nội dung hướng dẫn tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số 41/2014/TTLT- BYT-BTC ngày 24/11/2014 của BYT- BTC và hướng dẫn tại Quyết định số 1399/QĐ-BHXH ngày 22/12/2014 về việc ban hành quy định về tổ chức thực hiện BHYT trong khám bệnh, chữa bệnh của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Trong công tác tiếp nhận người bệnh, BVĐK tỉnh Bắc Giang có trách nhiệm tiếp nhận KCB cho trên 1,8 triệu người dân trên địa bàn tỉnh và nhân dân các tỉnh lân cận, bao gồm người dân có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện, người có thẻ BHYT không đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện và người dân không có thẻ BHYT. Theo số liệu tổng hợp của BVĐK tỉnh Bắc Giang, từ năm 2016 đến hết năm 2018 Bệnh viện chịu trách nhiệm tiếp nhận KCB ban đầu cho tổng số 16.630 đầu thẻ BHYT [3] (trước năm 2019, hàng quý cơ quan BHXH tỉnh Bắc Giang có thông báo số đầu thẻ đăng ký khám chữa bệnh cho cơ sở KCB; Tuy nhiên từ năm 2019, căn cứ Quyết định giao dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của Chủ tịch UBND tỉnh, cơ quan BHXH tỉnh Bắc Giang không có văn bản thông báo số thẻ đăng ký KCB ban đầu cho các cơ sở KCB). Số đối tượng tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại Bệnh viện năm sau cao hơn năm trước: Năm 2016, tính đến ngày 31/12/2016, số người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại Bệnh viện là 4432 người; Năm 2017,
tính đến ngày 31/12/2016, số người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu lại Bệnh viện là 5756 người, tăng 1324 người; năm 2018, số người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại Bệnh viện là 6442 người, tăng 696 người. Có thể thấy, từ năm 2016 khi BHYT được quy định bắt buộc cùng với chính sách mở rộng đối tượng tham gia BHYT và chính sách hỗ trợ mức đóng từ ngân sách nhà nước, số lượng thẻ BHYT được đăng ký KCB BHYT ban đầu tại Bệnh viện phát triển theo chiều hướng tăng, chứng tỏ chính sách pháp luật BHYT đã được người dân quan tâm và ủng hộ. Người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại Bệnh viện về cơ bản là đã được cấp thẻ BHYT theo mẫu mới. Vì vậy, công tác đăng ký KCB tại Bệnh viện được đồng bộ theo hệ thống BHYT cả tỉnh, tạo thuận lợi trong công tác đăng ký KCB.
- Trong khám chữa bệnh BHYT
Là cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh hạng I, hàng ngày Bệnh viện tiếp nhận khoảng 800-1000 người bệnh đến khám, chữa bệnh, số bệnh nhân điều trị nội trú từ 800-1000 lượt, trong đó đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) chiếm từ 90%- 95% [7]. Bệnh viện thực hiện KCB BHYT theo quy định của Luật BHYT năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Để cải tiến và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, bệnh viện thực hiện nhiều giải pháp như: thành lập các khoa, phòng mới; phát triển chuyên môn và phát triển các kỹ thuật cao chuyên sâu; xây dựng, sửa chữa và nâng cấp sơ sở vật chất, đào tạo nhân lực... đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác khám chữa bệnh BHYT trong những năm gần đây: người bệnh nặng được điều trị tại bệnh viện, số ngày điều trị trung bình giảm, số ca phẫu thuật tăng, tỷ lệ chuyển viện giảm. Song song với công tác điều trị ngội trú, công tác điều trị ngoại trú tiếp tục được duy trì và củng cố.
Kết quả công tác KCB BHYT cụ thể như sau: Tổng số lượt KCB BHYT bệnh viện thực hiện từ năm 2016 đến hết tháng 9 năm 2019 là 1.219.701 lượt người [3]
(trong đó KCB nội trú là 173.584 lượt; KCB ngoại trú là 1.046.117 lượt). Số lượt khám và điều trị nội trú BHYT tại Bệnh viện tăng lên đáng kể: năm 2016 là 45.096 lượt; năm 2017 là 46.298 lượt, bằng 102,7% so với năm 2016; đến 9 tháng đầu năm 2019 có số lượt KCB là 36.373, bằng 79,4% so với cả năm 2018. Nhờ phát triển kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu như: Kỹ thuật can thiệp tim mạch với sự hỗ trợ của hệ thống số hóa xóa nền (DSA), hệ thống chụp cắt lớp 64 dãy 128 lát cắt; kỹ thuật nút mạch gan trong u gan, nút động mạch tử cung trong u xơ tử cung; kỹ thuật phẫu thuật mạch máu như thay đoạn động mạch bằng tĩnh mạch hiển đảo chiều; kỹ thuật phẫu thuật thay đoạn ĐMC bụng bằng đoạn ĐM nhân tạo; phẫu thuật cắt u phổi, u trung thất, cắt đường truyền giao cảm … bệnh viện đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu
thuật khó: phẫu thuật nối liền chi thể đứt rời; phẫu thuật nội soi tiết niệu; tạo hình đốt sống bằng ciment; phẫu thuật thay khớp gối, khớp háng, khớp vai; phẫu thuật bệnh lý cột sống; phẫu thuật lấy máu tụ nội sọ; mổ nội soi lấy sỏi trong thận, tán sỏi nội soi ống mềm, nội soi ổ bụng, triển khai lọc thận nhân tạo, HDF online, Lọc máu liên tục và thay huyết tương, Tiêu sợi huyết ở đường tĩnh mạch, can thiệp Tim- mạch. … được áp dụng rộng rãi, ngày càng nâng tầm về mặt kỹ thuật, giảm chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao, nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh.
Bên cạnh sự phát triển của hệ điều trị, hệ cận lâm sàng cũng được áp dụng đồng bộ như: Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ; siêu âm mạch máu, nội soi gây mê; xét nghiệm sinh thiết tức thì bằng máy cắt lạnh chẩn đoán ung thư sớm giúp các phẫu thuật viên có thái độ sử trí thích hợp với các bệnh nhân bị ung thư; sinh thiết xuyên thành dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính...Đặc biệt Bệnh viện đã đầu tư, thực hiện chụp cắt lớp vi tính 64 dãy 128 lát cắt, là kỹ thuật cao vượt bậc so với kỹ thuật CĐHA hiện có với các chức năng: Chụp nhanh, tái tạo nhiều mặt phẳng khác nhau (hình ảnh 3D), chụp cấu trúc mạch máu (mạch vành, mạch não, mạch chi, mạch tạng ổ bụng). Ngoài ra, các kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu như: Hoá sinh miễn dịch chẩn đoán bệnh ung thư; kỹ thuật điện di huyết sắc tố; kỹ thuật hóa học tế bào tủy xương...giúp chẩn đoán các bệnh lý tự miễn, phân loại các thể Thalasemi, điều chế khối tiểu cầu gạn tách từ người, …Sự đặc hiệu và chính xác của các kỹ thuật xét nghiệm đã khẳng định vị trí, vai trò của can thiệp cận lâm sàng tại Bệnh viện hiện nay.
Với việc ứng dụng kỹ thuật mới trong khám và điều trị, số ca phẫu thuật tại bệnh viện hàng năm đều tăng, năm 2016 phẫu thuật 11.017 ca, năm 2017 phẫu thuật 11.751 ca (tăng 734 ca so với năm 2016), năm 2018 phẫu thuật 11.961 ca (tăng 210 ca so với năm 2017), năm 2019 phẫu thuật 12.076 (tăng 325 so với năm 2018) [9] [6]
[3 ] [4]. Cùng với đó, số ngày điều trị trung bình cho bệnh nhân điều trị nội trú giảm theo các năm: năm 2016 là 8,16 ngày [9]; năm 2017 là 7,84 ngày [6]; năm 2018 là 7,04 ngày [5]; năm 2019 là 6,5 ngày [4]. Tỷ lệ người bệnh điều trị nội trú chuyển viện so với tổng số điệu trị nội trú giảm rõ rệt, năm 2015 là 4,96%, năm 2018 là 4,24 % [3] đến hết năm 2019 còn 3,8% [4] …Chất lượng KCB BHYT tại Bệnh viện ngày càng được nâng cao đã bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế khi KCB tại Bệnh viện.
Về công tác nâng cao chất lượng KCB BHYT
Xác định con người là yếu tố then chốt trong việc nâng cao chất lượng KCB BHYT, Lãnh đạo Bệnh viện đã đưa công tác đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực
trình độ cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bệnh viện. Nhờ đó cơ cấu viên chức có trình độ chuyên môn cao của bệnh viện tăng dần qua các năm, cụ thể:
Bảng 2. 1. Số lượng và chất lượng viên chức người lao động tại BVĐK tỉnh Bắc Giang các năm
Nội dung 2016 2017 2018 2019
1. Số lượng lao động
- Viên chức 697 701 706 741
- Hợp đồng 44 74 110 130
2. Trình độ
- Chuyên khoa cấp 2, tiến sĩ 17 15 28 31
- Chuyên khoa cấp 1, thạc sĩ 98 116 115 125
- Đại học 228 240 246 257
- Cao đẳng 50 54 53 64
- Trung cấp, nhân viên khác 304 276 264 264
Nguồn: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang
Vì vậy chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh tại bệnh viện không ngừng được nâng cao, đáp ứng được sự hài lòng của người bệnh, kết qủa khảo sát sự hài lòng của người bệnh 6 tháng đầu năm 2019 tại BVĐK tỉnh Bắc Giang cho thấy, có 93,45 người được khảo sát hài lòng về thái độ ứng xử và năng lực chuyên môn của nhân viên y tế.
Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, Bệnh viện xác định việc tập trung phát triển chuyên môn kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay cũng như những năm tiếp theo là vấn đề then chốt, quyết định sự phát triển và nâng tầm Bệnh viện. Tích cực phát triển các kỹ thuật mới, kỹ thuật tuyến trên tại đơn vị nhằm hạn chế tỷ lệ chuyển tuyến. Trong năm 2019 bệnh viện đã bổ sung thêm 127 kỹ thuật và thực hiện thí điểm 116 kỹ thuật mới (Trong đó đã có 11 kỹ thuật được thực hiện chính thức: 03 kỹ thuật của phẫu thuật nội soi Thận, 01 kỹ thuật lọc máu, 01 Laser nội mạch, 02 kỹ thuật mắt, 04 kỹ thuật sản khoa) [4]. Các kỹ thuật cao, kỹ thuật khó được triển khai rộng khắp ở các khối lâm sàng và cận lâm sàng. Kết quả, việc triển khai và ứng dụng có hiệu quả các kỹ thuật mới đã nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, số lượng khám, điều trị tại Bệnh viện ngày càng tăng, tỷ lệ chuyển tuyến giảm rõ rệt qua các năm.
Được sự quan tâm đầu tư của UBND tỉnh Bắc Giang, diện tích sử dụng đất của Bệnh viện không ngừng được mở rộng . Đến nay bệnh viện được UBND tỉnh giao tổng diện tích 35.448,6 m² đất, bao gồm phần diện tích đất của bệnh viện đang sử dụng và tiếp nhận quyền sử dụng đất từ các đơn vị như: Trung tâm Chăm sóc sức
khỏe sinh sản; Sở Khoa học và Công nghệ; Tỉnh hội Đông Y Bắc Giang; Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; Bệnh viện Y học cổ truyền. Với diện tích đất được sử dụng, bệnh viện có nhiều điều kiện để quy hoạch, phát triển, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Từ năm 2017 đến nay, Bệnh viện đã xây dựng và đưa vào sử dụng Khối nhà 5 tầng phục vụ công tác cấp cứu, khám bệnh, xét nghiệm; Khối nhà điều trị nội trú 9 tầng, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 5 tầng, Hệ thống khí y tế với tổng diện tích sàn 14.322 m2; tổng mức đầu tư là 250.911.000.000 đồng [3]. Đồng thời đầu tư nhiều trang thiết bị máy móc như: máy XN sinh hóa máu, XN nước tiểu, máy XQ kỹ thuật số, Hệ thống chụp CT-Scaner, Đèn mổ, bàn mổ, …
Về công tác về dụng công nghệ thông tin trong KCB và thanh toán BHYT.
Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý KCB, giám định và thanh toán BHYT được xác định là nhiệm vụ quan trọng của ngành bệnh viện, góp phần minh bạch thông tin, đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ BHYT. Với mục tiêu ứng dụng đồng bộ công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của Bệnh viện, kết nối liên thông dữ liệu KCB với Bộ Y tế, BHXH và liên thông kết qủa cận lâm sàng giữa các khoa thuộc bệnh viện, tiến tới triển khai bệnh án điện tử trong toàn Bệnh viện; Trong thời gian qua BVĐK tỉnh Bắc Giang đã không ngừng đầu tư mua sắm bổ sung trang thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng, bổ sung các modul quản lý, đảm bảo đáp ứng cơ bản nhu cầu hoạt động của Bệnh viện cũng như liên thông kết nối dữ liệu với Bộ Y tế và BHXH. Hiện tại toàn viện có 2 hệ thống xếp hàng gọi số tự động, 20 đầu đọc thẻ mã vạch, 04 máy chủ, 02 máy tính xách tay, 02 máy chiếu, 227 bộ máy tính để bàn, 185 máy in các loại. Hệ thống xếp hàng tự động đặt tại khoa Khám bệnh và khoa Thăm dò chức năng, đầu đọc mã vạch đặt ở khoa Khám bệnh, các khoa đón tiếp bệnh nhân trực tiếp và khoa xét nghiệm. Các phần mềm đơn vị đang áp dụng: Phần mềm quản lý bệnh viện HIS ONE (Tiếp đón và hành chính, Quản lý KCB và điều trị ngoại trú, Quản lý nội trú, Quản lý viện phí, Quản lý phẫu thuật, thủ thuật, Quản lý dược, Quản lý chỉ đạo tuyến), Phần mềm quản lý xét nghiệm, siêu âm, và chuẩn đoán hình ảnh, phần mềm Tài chính - kế toán, Tổ chức cán bộ.
Về công tác cải cách thủ tục KCB BHYT:
Nhằm nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh BHYT, trong những năm qua Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều hoạt động cải cách thủ tục KCB như: Thành lập tổng đài chăm sóc khách hàng để đăng ký khám bệnh và phục vụ giải đáp yêu cầu của người bệnh khi nằm viện cũng như khi ra viện; Thực hiện phát thẻ khám bệnh thông minh cho bệnh nhân điều trị ngoại trú, trong 06 tháng đầu
năm 2019 đã phát 1.400 thẻ cho người bệnh ngoại trú đái tháo đường và tăng huyết áp; Thực hiện tốt công tác 5S; Tích cực triển khai hoàn thiện quy trình xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012. Trong năm 2019, các khoa: Hóa sinh, Vi sinh, Huyết học đã hoàn thiện đánh giá nội bộ và trình hồ sơ đánh giá chính thức và công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 [4]... Những hoạt động tích cực của bệnh viện trong công tác cải cách thủ tục hành chính khám chữa bệnh BHYT được đánh giá là phù hợp và hiệu quả, thời gian chờ khám chữa bệnh của người bệnh giảm đáng kể; tỷ lệ hài lòng của người bệnh nội trú về sự minh bạch thông tin, thủ tục khám bệnh BHYT cao (93%), thời gian thanh toán của người bệnh giảm; qua đó đã từng bước gây dựng nên uy tín, thương hiệu của Bệnh viện.
Trong việc đảm bảo quyền lợi, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh
Bệnh viện đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Triển khai các hoạt động giáo dục y đức, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, mỗi năm tổ chức từ 2 đến 4 lớp tập huấn về văn hóa ứng xử, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh cho khoảng 70% viên chức, người lao động trong đơn vị; Chỉ đạo thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, phác đồ chẩn đoán, điều trị đã được Bộ Y tế ban hành, nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả công tác KCB nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân có thẻ BHYT;
Lắp đặt Hòm thư góp ý tại 32 địa điểm ở nơi dễ nhận thấy, đông người qua lại, được treo cố định trên tường tại mỗi khoa, phòng trong bệnh viện; tiếp nhận và xử lý kịp thời thông tin tiếp nhận qua đường dây nóng…với các giải pháp đồng bộ như trên, từ năm 2017 đến nay ý kiến phản ánh của người bệnh và người nhà người bệnh về thái độ phục vụ của nhân viên y tế đã giảm đi đáng kể, tỷ lệ hài lòng về thái độ ứng xử của nhân viên y tế không ngừng tăng, đạt 93,45% năm 2019.
Trong công tác giám định, thanh toán chi phí KCB BHYT
Trong công tác giám định: Bệnh viện đã cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, bệnh án, hóa đơn chứng từ mua sắm thuốc, vật tư y tế và các tài liệu có liên quan đến việc KCB và thanh toán chi phí của người bệnh có thẻ BHYT để thanh quyết toán, kiểm tra, giám định, bảo đảm quyền lợi của người bệnh. Cơ quan BHXH thực hiện giám sát và giám định kết quả chi phí KCB BHYT tại Bệnh viện theo 2 hình thức: Bố trí giám định viên thường trực và giám định theo nhóm từng niên độ hàng quý, kết quả giám định được sử dụng làm căn cứ thanh quyết toán chi phí KCB BHYT theo hợp đồng. Việc thanh quyết toán giữa Bệnh viện và cơ quan BHXH thực hiện theo Thông tư số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2016, Quyết định số 1399/QĐ- BHXHVN và Hợp đồng KCB BHYT ký kết giữa 2 đơn vị. Quá trình thực hiện hợp