CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
3.2.1. Hiện trạng phát triển dòng sản phẩm mới
Việc phát triển mẫu mã là điều thật sự cần thiết đối với các công ty sản xuất để đáp ứng những nhu cầu biến đổi từ khách hàng. Điều này dẫn đến việc phải có một công cụ kiểm soát dự án để nắm rõ những thông tin mong muốn, kiểm soát đánh giá các quá trình và duy trì kế hoạch đúng hạn.
Đối với loại hình công ty lắp ráp thiết bị điện – điện tử thì quá trình này bao gồm 5 giai đoạn chính:
1. Giai đoạn đánh giá thiết kế sản phẩm (Design Validation) 2. Giai đoạn đánh giá sản phẩm (Product Validation)
3. Giai đoạn trước sản xuất (Pre Production) 4. Giai đoạn bắt đầu sản xuất (Start of Production)
5. Cuối cùng là giai đoạn sản xuất hàng loạt (Mass Production)
Trong luận văn, tác giả chỉ tập trung vào các giai đoạn liên quan đến công tác đảm bảo và cải tiến chất lượng hiện tại đang được áp dụng tại công ty, tương ứng với giai đoạn 2, 3 và 4.
Chương 3: Phân tích hiện trạng
Hình 3.2: Sơ đồ quá trình phát triển sản phẩm mới
Mỗi giai đoạn có những mục tiêu và yêu cầu khác nhau. Do vậy các sự cố chất lượng và các giải pháp tương ứng cũng thay đổi cho phù hợp.
Bảng sau mô tả rõ hơn về chức năng và nội dung hoạt động của từng công đoạn trong quá trình phát triển sản phẩm mới.
• Nhằm đánh giá các lỗi thiết kế đã được khắc phục hoặc phát hiện ra
1. Đánh giá thiết kế
• Nhằm đánh giá các lỗi thiết kế đã được khắc phục hoặc phát hiện ra
2. Đánh giá sản phẩm
• Khắc phục các lỗi sản xuất để đạt được mục tiêu sản lượng (Yield Target) ở từng công đoạn
• Giải quyết các khiếu nại khách hàng
3. Trước sản xuất
• Theo dõi mức độ ổn định của mục tiêu sản lượng
• Theo dõi hiệu quả của các hành động khắc phục
• Giải quyết các khiếu nại khách hàng
4. Bắt đầu sản xuất
• Theo dõi và giải quyết sự cố chất lượng mỗi build
• Giải quyết các khiếu nại khách hàng
5. Sản xuất hàng loạt
Chương 2: Phương pháp luận và cơ sở lý thuyết
Bảng 3.1: Bảng mô tả chi tiết các giai đoạn của quá trình phát triển sản phẩm mới
Tiêu chí Đánh Giá Thiết Kế Đánh Giá Sản Phẩm Trước Sản Xuất Bắt Đầu Sản Xuất Sản Xuất Hàng Loạt Quy mô sản
xuất Chưa hình thành sản phẩm Số lượng ít
Số lượng tương
đối Số lượng lớn Số lượng lớn
Nội dung
công việc Phát hiện, ngăn ngừa và chỉnh
sửa tất cả lỗi thiết kế Nhằm đánh giá các lỗi thiết kế đã được khắc phục hoặc phát hiện ra
1/ Khắc phục các lỗi sản xuất để đạt được mục tiêu sản lượng (Yield Target) ở từng công đoạn 2/ Giải quyết các khiếu nại
1/ Theo dõi mức độ ổn định chất lượng và hiệu quả của các hành động khắc phục
2/ Giải quyết khiếu nại khách hàng
1/ Theo dõi và giải quyết sự cố chất lượng mỗi build 2/ Giải quyết các khiếu nại khách hàng
Công cụ kiểm soát
1/ Phân tích dạng sai hỏng và tác động từ thiết kế (DFMEA)
2/ Thiết kế cho sản xuất (Design for Manufacturing - DFM) 3/ Thiết kế cho quá trình kiểm tra (Design for Testability - DFT) 4/ Thiết kế cho vận hành (Design for Execution - DFE)
1/ PFMEA, PCP
2/ Hướng dẫn công việc (Visual Aid)
3/ Đào tạo, chứng nhận kỹ năng 4/ Đo lường Cpk và GR&R cho thiết bị, con người
5/ Kiểm tra chức năng sản phẩm (Product Validation Test)
1/ Lựa chọn số lượng mẫu phù hợp
2/ Cuộc họp giải quyết nhanh vấn đề (QRQC) 3/ Phiếu thu thập và xử lý vấn đề
1/ Cuộc họp giải quyết nhanh vấn đề (QRQC) 2/ Phiếu thu thập và xử lý vấn đề
1/ Cuộc họp giải quyết nhanh vấn đề (QRQC)
2/ Phiếu thu thập và xử lý vấn đề
Hướng đi
thành phẩm Chưa hình thành sản phẩm Gửi đến bộ phận thiết kế, kỹ
thuật Gửi đến khách
hàng Gửi đến khách
hàng Gửi đến khách hàng Báo cáo
hoàn tất quá trình
1/ DFMEA (Design Failure Mode and Effect Analysis)
2/ DFM (Design for Manufacturing)
3/ DFT (Design for Test) 4/ DFE (Design for Execution)
1/ PFMEA, PCP 2/ Visual Aid
3/ Chứng nhận đào tạo (Training certification) 4/ Cpk & GR&R report 5/ PVT report
1/ Báo cáo chất lượng (Build report)
1/ Báo cáo xu hướng chất lượng
1/ Báo cáo chất lượng mỗi build
Tài liệu
khách hàng 1/ Bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ lắp ráp
2/ Cơ cấu vật tư (BOM) 1/ Hướng dẫn đặc tính kỹ thuật
(Build Specification Instruction) 1/ Thông số kiểm
soát quy trình 1/ Thông số kiểm
soát quy trình 1/ Thông số kiểm soát quy trình
Chương 3: Phân tích hiện trạng
Về tổng thể thì quá trình NPI sẽ được kiểm soát và điều hành triển khai bởi Kỹ sư dự án.
Tuy nhiên hiện tại, quá trình này chưa được theo dõi dưới dạng phiếu kiểm soát như 4M (con người, máy móc, nguyên vật liệu và phương pháp), kiểm soát trước – trong – sau dự án. Dẫn đến việc các vấn đề phát sinh do thiếu sót, chưa cập nhật thông tin như: thiếu vật tư, sai vật tư, dụng cụ chưa sẵn sàng, tài liệu chưa đầy đủ, báo cáo không nộp đúng thời hạn, lỗi xảy ra.
Bảng 3.2: Bảng mô tả các vấn đề phát sinh trong quá trình NPI
GIAI ĐOẠN VẤN ĐỀ TỒN TẠI
Đánh giá thiết kế
- Vẫn tồn tại nhiều lỗi thiết kế chưa thể khắc phục được và cần phải thực hiện nhiều lần sản xuất để phát hiện cũng như tái thiết kế lại sản phẩm. Ví dụ như khuôn mẫu không đồng bộ với thiết kế vật tư, hoặc các phần mềm kiểm tra chưa hoàn chỉnh.
- Cơ cấu vật tư (BOM) từ khách hàng cũng mắc phải một số sai sót khi sao chép từ sản phẩm cũ qua sản phẩm mới.
Đánh giá sản
phẩm - Số lượng mẫu không được chuẩn hóa dẫn đến việc đưa ra dữ liệu đánh giá tính hiệu quả đơn hàng sản xuất không phản ánh chính xác
- Công ty chưa xây dựng PFMEA và PCP để đánh giá được các lỗi tiềm năng có thể xảy ra và mức độ quan trọng cần tập trung giải quyết cũng như các hành động thích hợp nhằm đối phó và ngăn chặn
- Hướng dẫn công việc còn sơ sài, chưa hiển thị được đầy đủ nội dung cần thao tác cũng như các công việc, thiết bị cần chuẩn bị và quá trình kiểm tra sau khi thực hiện - Công nhân phát sinh sai hỏng do không tuân thủ đúng quy trình, yêu cầu công việc. Còn việc cấp kỹ năng thì chưa được xác định rõ như một ma trận kỹ năng và áp dụng theo từng công đoạn mà không được đào tạo qua từng sản phẩm bởi vì mỗi sản phẩm sẽ có yêu cầu, tính chất khác nhau. Thêm vào đó là việc thực hiện theo dõi, đánh giá cũng không được thực hiện định kỳ GR&R không hiệu quả.
- Báo cáo chất lượng (Build report) được xây dựng từ nhiều bộ phận và mỗi bộ phận gửi đi thông tin theo một cách khác nhau dẫn đến việc chọn lọc thông tin bị khó khăn và gây rắc rối cho người đọc. Các chỉ tiêu không được xác định cụ thể cho nên các hành động khắc phục cũng chỉ thực hiện khi có yêu cầu.
- Một số vấn đề chất lượng không được giải quyết hiệu quả do khi vấn đề phát sinh thì không có tín hiệu báo hiệu yêu cầu giải quyết vấn đề ngay lập tức. Các thông tin bị đứt quãng và không có khả năng truy xuất, ảnh hưởng đến việc tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hành động giải quyết rất khó khăn
Trước sản xuất
- Ở giai đoạn này nhiều vấn đề chất lượng ở giai đoạn trước vẫn chưa được giải quyết triệt để dẫn đến việc dự án phải thực hiện nhiều lần
Chương 3: Phân tích hiện trạng
- Các sự cố chất lượng được diễn ra ở các ca làm việc buổi tối không có sự dẫn dắt của Kỹ sư nên thông tin thu thập được rất ít và kém hiệu quả.
- Các máy móc kiểm tra chức năng sản phẩm hoạt động không ổn định mà không có công cụ đo lường độ lặp lại và tái sản xuất của sản phẩm dẫn đến việc tìm hiểu nguyên nhân gây sai hỏng bị lệch hướng. Tương tự như vậy thao tác của công nhân bị phụ thuộc nhiều vào kỹ năng mà không được kiểm soát.
- Một số hạng mục kiểm tra chưa có tiêu chuẩn cụ thể làm ảnh hưởng đến quyết định đánh giá chất lượng sản phẩm. Nếu quá siết chặt thì sẽ làm gia tăng chi phí kiểm tra cũng như loại bỏ quá mức các sản phẩm lỗi. Ngược lại sẽ nhận thêm nhiều than phiền từ khách hàng. Do vậy, cần phải xác nhận và đưa ra các thỏa thuận chất lượng với khách hàng ngay từ đầu để hạn chế các phát sinh không mong muốn.
- Các linh kiện được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần dễ bị hư hỏng và ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra mà không có kế hoạch thay thế định kỳ dựa trên số lần sử dụng.
Bắt đầu sản xuất
- Nhiều vấn đề chất lượng ở giai đoạn trước vẫn chưa được giải quyết triệt để dẫn đến việc dự án phải thực hiện nhiều lần
- Việc thực hiện 5S tại nhà máy chưa hiệu quả; nhân viên thực hiện khi có sự điều động mà không tự chủ động
- Chuyền sản xuất thường xuyên bị trễ kế hoạch do thiếu vật tư hoặc quá trình chuyển đổi nhanh tốn nhiều thời gian và không được sắp xếp có kế hoạch và khoa học Sản xuất hàng
loạt - Nhiều vấn đề chất lượng ở giai đoạn trước vẫn chưa được giải quyết triệt để dẫn đến việc dự án phải thực hiện nhiều lần
- Việc thực hiện 5S tại nhà máy chưa hiệu quả; nhân viên thực hiện khi có sự điều động mà không tự chủ động
- Chuyền sản xuất thường xuyên bị trễ kế hoạch do thiếu vật tư hoặc quá trình chuyển đổi nhanh tốn nhiều thời gian và không được sắp xếp có kế hoạch và khoa học - Các khiếu nại của khách hàng được giải quyết một cách đơn giản và kém hiệu quả.
- Các sự cố chất lượng được diễn ra ở các ca làm việc buổi tối không có sự dẫn dắt của Kỹ sư nên thông tin thu thập được rất ít và kém hiệu quả.
- Một số vấn đề chất lượng không được giải quyết hiệu quả do khi vấn đề phát sinh thì không có tín hiệu báo hiệu yêu cầu giải quyết vấn đề ngay lập tức. Các thông tin bị đứt quãng và không có khả năng truy xuất, ảnh hưởng đến việc tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hành động giải quyết rất khó khăn
Trong phạm vi nghiên cứu này, các vấn đề được quan tâm giải quyết là:
Chương 3: Phân tích hiện trạng
➢ Giải quyết các vấn đề chất lượng kéo dài trong thời gian dài và chưa có phương án giải quyết
➢ Việc thu thập thông tin vấn đề để giải quyết chưa hiệu quả