CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng.
3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi Bảng câu hỏi khảo sát gồm ba phần:
Phần sàng lọc đối tượng khảo sát: Gồm các câu hỏi về mạng sử dụng, và thông tin về trải nghiệm dịch vụ 3G: đã, đang hoặc chưa từng sử dụng dịch vụ 3G của một (hoặc nhiều) trong ba nhà mạng Mobifone, Vinaphone và Viettel tại Lâm Đồng.
Phần thông tin khảo sát: Gồm tất cả câu hỏi trong các thang đo xây dựng trên đây.
Phần thông tin cá nhân: thu thập thông tin về cá nhân đối tượng khảo sát: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập bình quân hàng tháng.
3.3.2. Nghiên cứu thử nghiệm
Bảng câu hỏi B1 (xây dựng từ bước nghiên cứu sơ bộ) được gởi đến tám khách hàng để phỏng vấn thử. Tác giả trực tiếp phỏng vấn về ngữ nghĩa và nội dung câu hỏi và thu thập ý kiến phản hồi bổ sung nội dung, điều chỉnh một số câu từ cho phù hợp hơn để ra bảng câu hỏi B2. Tiếp theo, 100 bảng câu hỏi B2 được phát đến khách hàng và thu về 80 hồi đáp phù hợp.
Thực hiện phân tích nhân tố EFA của thang đo các khái niệm độc lập của mẫu sơ bộ này cho kết quả như Bảng 3.8:
Bảng 3.9 Kết quả phân tích nhân tố khám phá Nhân tố
1 2 3 4 5 6
tlsm22 .942
tlsm23 .914
tlsm24 .809
tlli13 .448 .298
tlgd10 .831
tlgd11 .659
tlgd09 .637
tlqd03 .477 .277
tlgd12 .431
tlli15 .866
tlli14 .808
tlli16 .690 .296 -.271
tlli17 -.386 .477 .267
tlqd01 .278 .704
tlqd04 .617
tlqg02 .353 .614
tltc05 .522 .482
tlli18 .370
tltc08 .781
tltc07 .680
tltc06 .255 .293 .396
tlsm19 .737
tlsm20 .385 .308 .451
tlsm21 .385 .432
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 8 iterations.
Kết quả phân tích EFA cho thấy các biến quan sát 13, 3, 18,… chưa tải lên nhân tố theo định nghĩa của khái niệm cần đo. Căn cứ kết quả này, tác giả điều chỉnh lại từ ngữ trong bảng câu hỏi để câu hỏi rõ nghĩa hơn. Sau khi điều chỉnh, bảng câu hỏi B3 (Phụ lục 2) được trực tiếp gửi đến đối tượng khảo sát.
3.3.3. Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu
3.3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp những khách hàng đã từng hoặc đang sử dụng dịch vụ 3G của các nhà mạng Vinnaphone, Mobifone hoặc Viettel theo bảng câu hỏi B3 (Phụ lục 2).
3.3.3.2. Phương pháp lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được áp dụng trong nghiên cứu này. Kinh nghiệm từ công việc quản lý dịch vụ của tác giả cho biết khách hàng sử dụng dịch vụ 3G chủ yếu là những người có thu nhập ổn định (trừ đối tượng học sinh - sinh viên), có thời gian rảnh, có kiến thức và nhu cầu sử dụng các ứng dụng trên nền băng thông rộng như: Internet, báo chí, mạng xã hội, định vị tìm đường, giải trí online, email,… Vì vậy, đối tượng khảo sát chủ yếu là cán bộ - công nhân viên các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, học sinh sinh viên.
Phiếu khảo sát đã được phát đến lớp học dành cho Đảng viên mới (phạm vi toàn tỉnh), học sinh trường chuyên Thăng Long, học viên Học Viện Lục Quân Đà Lạt, nhân viên của một số doanh nghiệp địa bàn tỉnh (VNPT Lâm Đồng, Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội, Bưu điện tỉnh Lâm Đồng,…).
3.3.3.3. Cỡ mẫu
Nghiên cứu có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) nên kích thước mẫu tối thiểu phải theo tỷ lệ 05 mẫu/01 biến quan sát (Hair và cộng sự, 1998). Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu bao gồm là 33 biến, như vậy kích thước mẫu tối thiểu là n = 165 (33x5). Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), nên để đạt được ước lượng tin cậy cần cỡ mẫu phải lớn hơn 200 (Hoeltel, 1983, được trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Để đạt được kích thước mẫu này, 450 bảng câu hỏi khảo sát đã được phát ra. Số phiếu khảo sát thu hồi về là 397 phiếu, trong đó 76 phiếu không sử dụng được do các nguyên nhân: đáp viên chưa từng sử dụng dịch vụ 3G, không trả lời đủ
các câu trả lời, trả lời chỉ một ô điểm cho tất cả các câu hỏi,… Như vậy, cỡ mẫu chính thức trong nghiên cứu này là 321 (tỷ lệ hồi đáp là 71.3%).