Kiểm định thang đo bằng phân tích CFA

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tiện lợi dịch vụ, sự hài lòng và dự định hành vi của khách hàng trường hợp dịch vụ 3g tại lâm đồng (Trang 56 - 62)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kiểm định thang đo bằng phân tích CFA

Sau khi đánh giá sơ bộ thang đo bằng các phương pháp phân tích nhân tố khám phá và Cronbach’s Alpha, 07 khái niệm trong mô hình nghiên cứu được sử dụng, bao gồm:

 Năm khái niệm thành phần của khái niệm Tiện lợi dịch vụ: Tiện lợi quyết định, Tiện lợi tiếp cận, Tiện lợi giao dịch, Tiện lợi lợi ích và Tiện lợi sau mua;

 Hai khái niệm phụ thuộc: Sự hài lòng và Dự định hành vi.

Tuy nhiên, để khẳng định mô hình đo lường có phù hợp và các thang đo có thực sự tốt hay không thì cần kiểm định bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA).

Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định được sử dụng để đánh giá đồng thời 07 khái niệm nghiên cứu nêu trên trong một mô hình CFA (mô hình đo lường tới hạn). Các tiêu chí đánh giá gồm có: (1) Độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, (2) Giá trị hội tụ, (3) Giá trị phân biệt, (4) Độ tin cậy của thang đo.

4.3.1. Mô hình đo lường tới hạn

Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu được đưa vào phân tích mô hình CFA (Hình 4.1). Phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelihood) được lựa chọn để ước lượng các tham số trong mô hình.

Từ sơ đồ phân tích nhân tố khẳng định CFA cho thấy: chỉ số Chi-square = 271.195, Chi-square/df = 2.379 < 3 (Carmines & McIver, 1981, được trích bởi Nguyễn Khánh Duy, 2009); các chỉ số: GFI =0.917, TLI = 0,920 và CFI = 0.941 đều lớn hơn 0.9 (Bentler & Bonett, 1980, được trích bởi Nguyễn Khánh Duy, 2009); RMSEA = 0.066 < 0.8 (Steiger, 1990, được trích bởi Nguyễn Khánh Duy, 2009) cho thấy mô hình đạt được độ phù hợp với dữ liệu thị trường. Mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường là điều kiện cần và đủ để tập biến quan sát đạt được tính đơn hướng (Steenkamp & van Trijp, 1991

được trích bởi Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008).

z

Hình 4.1 Mô hình đo lường tới hạn (chuẩn hóa)

Trong quá trình phân tích CFA, một số biến quan sát đã bị loại để cải thiện các chỉ số của mô hình. Những biến quan sát này kém ý nghĩa hoặc tương quan khá lớn so với biến quan sát khác trong cùng thang đo, vì vậy không ảnh hưởng đến giá trị nội dung của thang đo. Các biến bị loại gồm:

Thang đo Tiện lợi quyết định:

tlqd03: Quyết định sử dụng dịch vụ 3G dễ dàng Thang đo Tiện lợi giao dịch:

tlgd09: Dễ dàng hoàn tất việc đăng ký sử dụng dịch vụ 3G Thang đo Tiện lợi lợi ích:

tlli18: Tốc độ truy cập của dịch vụ 3G là chấp nhận được Thang đo Tiện lợi sau mua:

tlsm24: Thanh toán cước phí sử dụng dễ dàng tlsm26: Thanh toán cước phí bằng nhiều cách Thang đo Sự hài lòng:

hail28: Sử dụng dịch vụ 3G là trải nghiệm thú vị Thang đo Dự định hành vi:

hvdd33: Tôi sẽ thường xuyên sử dụng dịch vụ 3G 4.3.2. Giá trị hội tụ

Mục tiêu của bước này là sẽ kiểm định lại giá trị hội tụ của các biến quan sát trong quá trình hình thành biến khái niệm. Phần đánh giá sơ bộ thang đo, phân tích nhân tố khám phá, đã kiểm định, nhưng khi phân tích CFA một số biến quan sát đã bị loại nên cần xem xét lại giá trị hội tụ của các biến quan sát một lần nữa.

Kết quả từ sơ đồ phân tích nhân tố khẳng định (mô hình tới hạn) cho thấy các trọng số hồi quy chuẩn hóa của tất cả các biến quan sát cao (> 0.5) như trình bày trong Bảng 4.6 và có ý nghĩa thống kê (P < 0.05). Như vậy, có thể kết luận các thangđo đều đạt giá trị hội tụ (Anderson & Gerbring, 1988, được trích bởi Nguyễn Khánh Duy, 2009).

Bảng 4.615 Trọng số hồi quy các khái niệm (chuẩn hóa)

Biến quan sát Biến khái niệm Trọng số hồi quy chuẩn hóa (λ) Thang đo Tiện lợi quyết định

tlqd01 <--- TIEN LOI QUYET DINH 0.873

tlqd02 <--- TIEN LOI QUYET DINH 0.62

Thang đo Tiện lợi tiếp cận

tltc07 <--- TIEN LOI TIEP CAN 0.787

tltc08 <--- TIEN LOI TIEP CAN 0.807

tltc05 <--- TIEN LOI TIEP CAN 0.782

Thang đo Tiện lợi giao dịch

tlgd10 <--- TIEN LOI GIAO DICH 0.879

tlgd11 <--- TIEN LOI GIAO DICH 0.643

Thang đo Tiện lợi lợi ích

tlli16 <--- TIEN LOI LOI ICH 0.849

tlli15 <--- TIEN LOI LOI ICH 0.812

tlli14 <--- TIEN LOI LOI ICH 0.82

Thang đo Tiện lợi sau mua

tlsm25 <--- TIEN LOI SAU MUA 0.864

tlsm20 <--- TIEN LOI SAU MUA 0.761

tlsm22 <--- TIEN LOI SAU MUA 0.717

Thang đo Dự định hành vi

hvdd31 <--- HANH VI DU DINH 0.903

hvdd32 <--- HANH VI DU DINH 0.644

hvdd30 <--- HANH VI DU DINH 0.843

Thang đo Sự hài lòng

hail27 <--- SU HAI LONG 0.848

hail29 <--- SU HAI LONG 0.818

4.3.3. Giá trị phân biệt

Kiểm định hệ số tương quan giữa các biến khái niệm cho thấy, tất cả các hệ số tương quan của 07 khái niệm đều nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95% (Bảng 4.7 7). Vì vậy, 07 khái niệm nghiên cứu đều đạt được giá trị phân biệt (Steenkamp & van Trijp, 1991 được trích bởi Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008).

Bảng 4.716 Tương quan giữa các khái niệm

Tương quan giữa các biến khái niệm r SE(r) CR p

TIEN LOI SAU MUA <--> TIEN LOI GIAO DICH 0.54 0.047 9.761 0.000

TIEN LOI LOI ICH <--> TIEN LOI SAU MUA 0.352 0.052 12.365 0.000

TIEN LOI LOI ICH <--> TIEN LOI TIEP CAN 0.451 0.050 10.986 0.000

TIEN LOI TIEP CAN <--> HANH VI DU DINH 0.265 0.054 13.614 0.000

TIEN LOI QUYET DINH <--> SU HAI LONG 0.156 0.055 15.261 0.000

TIEN LOI LOI ICH <--> TIEN LOI GIAO DICH 0.447 0.050 11.041 0.000

TIEN LOI LOI ICH <--> TIEN LOI QUYET DINH 0.379 0.052 11.986 0.000

TIEN LOI LOI ICH <--> HANH VI DU DINH 0.464 0.050 10.807 0.000

TIEN LOI LOI ICH <--> SU HAI LONG 0.57 0.046 9.347 0.000

TIEN LOI SAU MUA <--> TIEN LOI QUYET DINH 0.448 0.050 11.028 0.000

TIEN LOI SAU MUA <--> TIEN LOI TIEP CAN 0.477 0.049 10.628 0.000

TIEN LOI SAU MUA <--> SU HAI LONG 0.263 0.054 13.644 0.000

TIEN LOI GIAO DICH <--> SU HAI LONG 0.283 0.054 13.352 0.000

TIEN LOI TIEP CAN <--> TIEN LOI QUYET DINH 0.364 0.052 12.196 0.000

HANH VI DU DINH <--> TIEN LOI QUYET DINH 0.287 0.054 13.294 0.000

TIEN LOI TIEP CAN <--> SU HAI LONG 0.262 0.054 13.658 0.000

7Công thức tính: sai số chuẩn ( ) √ ; ( ) ; n: cỡ mẫu = 321; p: Xác suất kiểm định hai phía của phân phối Student với bậc tự do là n-2

Tương quan giữa các biến khái niệm r SE(r) CR p

TIEN LOI GIAO DICH <--> TIEN LOI TIEP CAN 0.483 0.049 10.546 0.0000

TIEN LOI GIAO DICH <--> HANH VI DU DINH 0.411 0.051 11.54 0.0000

TIEN LOI SAU MUA <--> HANH VI DU DINH 0.395 0.0514 11.762 0.0000

TIEN LOI GIAO DICH <--> TIEN LOI QUYET DINH 0.522 0.0478 10.009 0.0000

HANH VI DU DINH <--> SU HAI LONG 0.585 0.0454 9.1391 0.0000

4.3.4. Độ tin cậy của thang đo

Ngoài hệ số Cronbach’s Alpha, độ tin cậy của các thang đo được đánh giá bằng các chỉ số: (1) Hệ số tin cậy tổng hợp (composite reliability) và (2) Tổng phương sai trích được (variance extracted).

Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích 8 của từng khái niệm được tính toán trong Bảng 4.8 trên cơ sở trọng số nhân tố được ước lượng trong mô hình tới hạn. Kết quả cho thấy, các khái niệm đạt được yêu cầu về độ tin cậy tổng hợp, tối thiểu đạt 72.3% (>50%), và phương sai trích của từng nhân tố tối thiểu đạt 57.3% (>50%) (Hair et al, 1998, được trích bởi Nguyễn Khánh Duy, 2009).

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tiện lợi dịch vụ, sự hài lòng và dự định hành vi của khách hàng trường hợp dịch vụ 3g tại lâm đồng (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)