Phân tích cấu trúc đa nhóm

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tiện lợi dịch vụ, sự hài lòng và dự định hành vi của khách hàng trường hợp dịch vụ 3g tại lâm đồng (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Phân tích cấu trúc đa nhóm

Kết quả trên đây đã cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thị trường và các giả thuyết đều được chấp nhận. Trong thực tế, với mỗi nhà cung cấp dịch vụ khác nhau thường có cách thiết kế dịch vụ khác nhau, chất lượng vùng phủ sóng cũng khác nên sẽ có ảnh hưởng đến mức độ tiện lợi của dịch vụ 3G. Đối với những người trẻ tuổi, kỹ năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ mang hàm lượng công nghệ cao như 3G thường được coi là tốt hơn những người lớn tuổi nên rất có thể mức độ tác động của tiện lợi đến sự hài lòng không cao bằng người lớn tuổi nhưng tác động đến dự định hành vi tích cực lại nhiều hơn. Vì vậy, phân tích cấu trúc đa nhóm sẽ so sánh kết quả mô hình nghiên cứu giữa các nhóm khách hàng sử dụng mạng di động và ở độ tuổi khác nhau.

9 CR = Bias/SE-Bias

Mối quan hệ SE SE-SE Mean Bias SE-Bias CR9 p

SU HAI

LONG <--- TIEN LOI

DICH VU 0.085 0.003 0.462 -0.001 0.004 -0.25 0.80

HANH VI

DU DINH <--- TIEN LOI

DICH VU 0.081 0.003 0.312 0.002 0.004 0.5 0.62

HANH VI

DU DINH <--- SU HAI

LONG 0.081 0.003 0.268 -0.007 0.004 -1.75 0.08

Phương pháp phân tích đa nhóm được sử dụng bao gồm khả biến và bất biến từng phần. Trong mô hình khả biến, các tham số ước lượng trong từng mô hình (của mỗi nhóm) không bị ràng buộc. Với mô hình bất biến, thành phần đo lường không bị ràng buộc nhưng mối quan hệ giữa các khái niệm được ràng buộc như nhau cho tất cả các nhóm.

4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo mạng di động

Phép kiểm định này nhằm xem xét ảnh hưởng của các khái niệm nghiên cứu giữa nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ 3G của những nhà cung cấp khác nhau.

Thiết lập mô hình khả biến và bất biến từng phần cho 02 nhóm khách hàng: (1) sử dụng mạng di động Mobifone, Vinaphone (sản phẩm của Tập đoàn VNPT) và (3) sử dụng mạng di động Viettel (sản phẩm Tập đoàn viễn thông Quân Đội).

Kiểm định khác biệt Chi-square được dùng để so sánh hai mô hình bất biến và khả biến. Kết quả như sau (Bảng 4.12):

Bảng 4.1221Khác biệt các chỉ tiêu tương thích (bất biến và khả biến theo nhà cung cấp)

Mô hình so sánh Chi-square df p10

Khả biến (H1) 550.642 254 0.00

Bất biến (H0) 555.864 257 0.00

Sai biệt 5.222 3 0.16

Giá trị khác biệt Chi-square của hai mô hình bất biến từng phần và khả biến là 5.222 với 3 bậc tự do. Vì vậy, mức khác biệt của hai mô hình này không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (p = 0.16). Như vậy mô hình bất biến từng phần được chọn (Bảng 4.13).

Kết quả kiểm định này cho thấy ảnh hưởng của yếu tố tiện lợi dịch vụ đến sự hài lòng và dự định hành vi cũng như mối quan hệ giữa sự hài lòng và dự định hành vi không thay đổi theo nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ băng thông rộng

10 p = CHISQ.DIST.RT(Chi-square,df) (excel 2010)

di động 3G của hai Tập đoàn cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Bảng 4.1322 Mối quan hệ giữa các khái niệm (theo nhà cung cấp dịch vụ)

Mối quan hệ

Khả biến

Bất biến

VNPT VIETTEL

Ước

lượng S.E. C.R. P Ước

lượng S.E. C.R. P Ước

lượng S.E. C.R. P

SU HAI

LONG <--- TIEN LOI DICH VU 1.330 0.173 4.142 *** 0.347 0.111 1.834 0.067 0.975 0.198 4.93 ***

HANH VI

DU DINH <--- TIEN LOI DICH VU 1.419 0.193 2.904 0.004 0.624 0.116 2.436 0.015 0.774 0.217 3.574 ***

HANH VI

DU DINH <--- SU HAI LONG -0.012 0.138 -0.056 0.955 0.512 0.087 4.534 *** 0.347 0.092 3.781 ***

4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi

Thiết lập mô hình khả biến và bất biến từng phần cho 02 nhóm khách hàng: (1) Trẻ tuổi (từ 35 tuổi trở xuống), (2) Lớn tuổi (từ 36 tuổi trở lên).

Kiểm định khác biệt Chi-square được dùng để so sánh hai mô hình bất biến và khả biến. Kết quả được trình bày trong Bảng 4.14:

Bảng 4.1423 Khác biệt các chỉ tiêu tương thích (bất biến và khả biến theo độ tuổi)

Mô hình so sánh Chi-square df p11

Khả biến (H1) 555.719 254 0.00

Bất biến(H0) 558.543 257 0.00

Sai biệt 2.824 3 0.42

11 p = CHISQ.DIST.RT(Chi-square,df) (excel 2010)

Giá trị khác biệt Chi-square của hai mô hình bất biến từng phần và khả biến là 2.824 với 3 bậc tự do. Vì vậy, mức khác biệt của hai mô hình này không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (p = 0.42). Như vậy mô hình bất biến từng phần được chọn (Bảng 4.15).

Kết quả kiểm định này cho thấy ảnh hưởng của yếu tố tiện lợi dịch vụ đến sự hài lòng và dự định hành vi cũng như mối quan hệ giữa sự hài lòng và dự định hành vi là không khác nhau theo độ tuổi của khách hàng sử dụng dịch vụ băng thông rộng di động 3G.

Bảng 4.1524 Mối quan hệ giữa các khái niệm (theo độ tuổi)

Mối quan hệ

Khả biến

Bất biến

Trẻ tuổi Lớn tuổi

Ước

lượng S.E. C.R. P Ước

lượng S.E. C.R. P Ước

lượng S.E. C.R. P

SU HAI

LONG <--- TIEN LOI DICH VU 1.191 0.158 3.072 0.002 0.886 0.147 4.696 *** 0.998 0.179 5.588 ***

HANH VI

DU DINH <--- TIEN LOI DICH VU 1.232 0.143 2.804 0.005 0.460 0.158 1.882 0.060 0.79 0.203 3.9 ***

HANH VI

DU DINH <--- SU HAI LONG 0.16 0.094 1.368 0.171 0.400 0.153 2.159 0.031 0.238 0.1 2.38 0.017

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tiện lợi dịch vụ, sự hài lòng và dự định hành vi của khách hàng trường hợp dịch vụ 3g tại lâm đồng (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)