Dựa vào giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lƣợng đào tạo trung cấp tại TP.HCM (mục 4.5), sự đánh giá, góp ý của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, và quá trình làm việc thực tế trong ngành, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm gợi ý các nhà quản lý giáo dục, Ban giám hiệu các trường có thể cải thiện chất lượng dịch vụ đào tạo, chính sách đào tạo nhằm tăng mức hài lòng của sinh viên đang theo học và nhóm đối tượng người học trong tương lai.
+ Đối với các cấp quản lý giáo dục
- Đưa ra những chính sách, thông tư nhất quán để các trường trung cấp, các trường phổ thông có thể định hướng đúng cho học sinh, sinh viên. Định hướng, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai chính xác để hoạch định chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường với số lượng thích hợp cho từng ngành nghề, giúp tránh tình trạng thiếu – thừa nguồn cung nhân lực nhƣ hiện nay.
- Cần quản lý thống nhất về trình độ đầu vào để tránh việc đào tạo tràn lan các ngành nghề ở bậc trung cấp hiện nay, dẫn đến chất lƣợng đầu ra đôi khi không phù hợp với một số ngành quan trọng Sƣ phạm, Y sỹ đa khoa, Dƣợc sỹ,… . Hiện nay các trường đang đào tạo bậc trung cấp theo 03 hệ: (1) hệ CS – đã tốt nghiệp THCS, (2) hệ PC – học dang dở lớp 12 hoặc trƣợt tốt nghiệp THPT, (3) hệ PT – đã tốt nghiệp THPT, và theo nhƣ các hệ nhập học đầu vào này thì đặc biệt hệ CS sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng khi người học chỉ tốt nghiệp THCS đã có thể trở thành thầy giáo, cô giáo hay dược sỹ, y sỹ khi ra trường, điều này đôi khi ảnh hưởng đến tương lai của những thế hệ sau, hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh khi sinh viên chƣa đủ kiến thức nền tảng. Tác giả kiến nghị đối với bậc TCCN, Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT cần xem xét và hạn chế tối đa đối tƣợng nhập học hệ CS tham gia học những ngành có hưởng hưởng đến tương lai ngành giáo dục cũng như sức khỏe của người dân.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, ngành nghề đào tạo,… để phân bố chỉ tiêu tuyển sinh hợp lý cho từng trường theo chất lượng đạt được và theo nhu cầu nguồn lực tại địa phương.
- Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cần xem xét về việc ngừng tuyển sinh hệ trung cấp đối với các trường đại học để các trường trung cấp có thể an tâm về số lượng học sinh, sinh viên đầu vào và chú trọng nâng cao chất lƣợng đào tạo, chất lƣợng đầu ra của sinh viên. Đồng thời, điều kiện để liên thông từ bậc trung cấp lên cao đẳng, đại học cũng cần đƣợc các cấp quản lý xem xét, vì theo tác giả phỏng vấn đa phần sinh viên đều muốn đƣợc liên thông ngay khi tốt nghiệp trung cấp với mong
muốn việc học không bị gián đoạn, nâng cao kiến thức, bằng cấp nhằm dễ xin việc làm sau khi ra trường.
+ Đối với Ban giám hiệu các trường trung cấp
- Nhà trường cần đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo nhu cầu học tập cho sinh viên. Tránh tình trạng hiện nay khi các trường thuê nhiều cơ sở đào tạo và việc học của sinh viên bị ảnh hưởng vì phải di chuyển từ cơ sở này sang cơ sở khác trong thời gian học tập tại trường. Đầu tư hệ thống máy tính, máy móc hiện đại cho phòng thí nghiệm, phòng thực hành giúp sinh viên tiếp cận đƣợc những trang thiết bị hiện đại, thực tế hiện nay.
- Cần chú trọng chất lượng đào tạo bằng việc tuyển chọn, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và xây dựng chương trình đào tạo phù hợp giữa lý thuyết và thực hành. Theo kết quả phỏng vấn sâu tại các trường TCCN thì phần lớn sinh viên chƣa đƣợc thực hành cũng nhƣ chƣa đƣợc đi thực tế nhiều, phân bổ thời lƣợng giữa lý thuyết và thực hành tại các trường thường với tỉ lệ 70%/30%; điều này làm giảm chất lƣợng đào tạo và đầu ra của sinh viên không khả quan khi đi làm việc.
Các trường cần đưa thêm những buổi hội thảo, chuyên đề về từng ngành nghề giúp sinh viên định hướng đúng việc học, ngành học và việc làm trong tương lai. Đào tạo kỹ năng mềm, những hoạt động phong trào tại các trường cũng là yếu tố khá quan trọng mà sinh viên quan tâm.
- Cần nâng cao mức độ đáp ứng của nhà trường, Ban giám hiệu/ Ban chủ nhiệm Khoa cần thiết kế chương trình đào tạo, mức học phí hợp lý, phù hợp với từng ngành nghề, tiếp cận thực tế; đồng thời lắng nghe ý kiến của phụ huynh, sinh viên để nắm bắt đƣợc mong muốn, nhu cầu hiện nay của sinh viên nhằm đƣa ra định hướng phát triển phù hợp. Giảng viên cũng cần tôn trọng, lắng nghe sinh viên, chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong các buổi giảng để thu hút sinh viên, tránh lý thuyết hóa bài giảng. Cán bộ hành chính tại các phòng ban cần nhiệt tình, gần gũi giúp đỡ và lắng nghe ý kiến sinh viên, vì theo kết quả phỏng vấn sâu đa phần sinh viên phàn nàn về bộ phận phòng đào tạo, giáo vụ các khoa cũng nhƣ phòng kế toán.
- Cần chú trọng việc liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp để tìm nơi kiến tập, thực tập giúp sinh viên tiếp cận thực tế trong quá trình học, nâng cao chất lƣợng đầu ra. Đồng thời, các trường trung cấp nên hỗ trợ giới thiệu việc làm thêm cho sinh viên trong khi đang theo học tại trường, cũng như giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường. Chính yếu tố này giúp sinh viên có ấn tượng tốt về trường và giúp nhà trường quảng bá hình ảnh trường, hình ảnh sinh viên đến các tổ chức, doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà trường cũng cần liên kết, hợp tác với doanh nghiệp để đề xuất và cấp phát học bổng cho những sinh viên trường có thành tích học tập khá giỏi và những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, giúp sinh viên có động lực học tập và hài lòng khi học tại trường. Và khi có ấn tượng tốt về trường, sinh viên sẽ tác động đến người thân, bạn bè cùng theo học tại trường. Đây là cách thức Marketing trường hiệu quả khi không cần bỏ ra các khoảng chi phí quá lớn cho quảng cáo, tài trợ.