CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN DI ĐỘNG KHU VỰC II
3.4 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
3.4.1 Môi trường vĩ mô
3.4.1.1 Môi trường kinh tế
Kinh tế Việt Nam từ năm 2009 đến 2013 có mức tăng trưởng GDP trung bình đạt 5,68%, lạm phát tăng cao vào năm 2010– 2011 đạt đỉnh điểm 18,13%. Tp.HCM tăng trưởng GDP giai đoạn này trung bình đạt 9,7% và lạm phát trung bình thấp hơn lạm phát chung cả nước, thu nhập trên đầu người năm 2013 đạt 4.515 USD.
Năm 2011 và 2012 tổng số DN rời khỏi thị trường bằng 20 năm trước đó. Nợ xấu nền kinh tế tăng cao và tăng với tốc độ nhanh đe dọa sự ổn định của nền kinh tế.
Đối với ngành viễn thông di động, năm 2011 EVN Telecom chuyển giao cho Viettel tiếp nhận, tháng 4/2012 mạng di động Beeline chính thức rút khỏi Việt Nam và bán cổ phần cho Gtel Mobile, tiếp theo đến cuối năm 2012 mạng di động Sfone ngƣng hoạt động và bên bờ phá sản. Mobifone doanh thu thu 2011 là 39.000 tỷ đồng và 2012 là 40.800 tỷ (tăng 4,6%) và thị phần năm 2012 sụt giảm mạnh từ 29,11% còn 17,90%.
( Nguồn : Tổng hợp Cục thống kê HCM )
Hình 3.7: Biểu đồ GDP, CPI cả nước và Tp.HCM
Năm 2013 tình hình kinh tế có dấu hiệu ổn định, lạm phát 6,04%, GDP tăng 5,42% thấp hơn mức 5,5% của năm 2012, mặt bằng lãi suất giảm 2-5% /năm so với năm 2012, tỷ giá ngoại tệ ổn định, dòng vốn FDI đăng ký tăng 21,6 tỷ USD (tăng 54,5% so với năm 2012), FDI giải ngân đạt 11,5 tỷ USD tăng 9,9% so với năm 2012.
Tuy nhiên, năm 2013 có gần 61.000 doanh nghiệp (DN) “chết”, phá sản, ngừng hoạt động, tăng 12% so với năm 2012.
Ngân hàng thế giới (WB) dự báo lạc quan nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3.2%, trong năm 2014, 3,4% trong năm 2015 và 3,6% trong năm 2016. Năm 2014 nền
7.52 11.75
18.13
6.81 6.04 7.71
9.58 15.86
4.07 5.2 0
5 10 15 20
2009 2010 2011 2012 2013
CPI cả nước CPI-HCM
5.32 6.78 5.89
5.03 5.42 8
11.8 10.3
9.2 9.2
0 5 10 15
2009 2010 2011 2012 2013
GDP cả nước GDP-HCM
kinh tế Việt Nam đƣợc dự đoán sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh và hợp tác mới điển hình là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, Hiệp định thương mại tự do với châu Âu hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Theo dự báo của WB năm 2014 GDP Việt nam sẽ tăng trưởng 5,4% (Tp.HCM khoảng 9,5-10%), theo tính toán của HSBC thì chỉ số tiêu dùng sẽ là 8,3%, dự báo tỉ giá 21.500VND/USD tức có thể tăng thêm 1,1%. Ngoài ra, hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) sẽ diễn ra sôi động do tác động từ chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chính sách nâng tỉ lệ sở hữu nước ngoài sẽ tác động mạnh đến nguồn vốn từ bên ngoài đầu tƣ vào những lĩnh vực giàu tiềm năng của Việt Nam nhƣ ngân hàng, chứng khoán, nông nghiệp, bất động sản, tiêu dùng, viễn thông.
3.4.1.2 Môi trường chính trị pháp luật
Theo Workbank Việt Nam có nền chính trị ổn định. Trong hơn 25 năm qua, môi trường chính trị và xã hội tại Việt nam từng bước được phát triển theo hướng cởi mở và tạo điều kiện cho người dân phát huy vai trò tham gia tích cực hơn.
Đối với ngành viễn thông, Luật Viễn Thông của Quốc hôi khóa XII kỳ họp thứ 6 số 41/2009/QH12 ban hành 04/12/2009, có hiệu lực từ ngày 01/07/2010 qui định về hoạt động viễn thông, bao gồm đầu tƣ, kinh doanh viễn thông; viễn thông công ích;
quản lý viễn thông; xây dựng công trình viễn thông. Ngoài ra, Chính phủ cũng ban hành quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ban hành ngày 27/07/2012 và hiệu lực 1/10/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020. Với những chính sách mới đƣợc ban hành của chính phủ đã tạo điều kiện cho ngành viễn thông nói chung và Mobifone nói riêng để phát triển và cạnh tranh lành mạnh.
3.4.1.3 Môi trường xã hội
Về dân số: dân số Việt Nam đã đạt ở con số 90 triệu. Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, nhóm tuổi 15-64 chiếm hiện chiếm 64%. Dân số Tp.HCM năm 2013 ước hiện có 7.990,100 người, tăng 2,5% so với năm 2012, khu vực thành thị chiếm 82,5%, tăng 2,7% so năm trước.
Về y tế: Tp.HCM là trung tâm y tế lớn của cả nước, có nhiều bệnh viện và cơ sở
khám chữa bệnh. Năm 2013, Ngành Y tế Thành phố ƣớc thực hiện khám và điều trị cho khoảng 31 triệu lƣợt bệnh nhân, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2012.
Về giáo dục: Đối với bậc phổ thông Tp.HCM có số học sinh đầu năm học 1.083,3 ngàn học sinh, tăng 3,5%, có hơn 80 trường đại học và hàng trăm trường cao đẳng, trung cấp nghề có số lƣợng sinh viên từ các tỉnh đến học chiếm hơn 40%
Giao thông vận tải: Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Tp.HCM trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Về du lịch: Hàng năm ngành du lịch Tp.HCM đón 40-60% lƣợng khách quốc tế đến Viêt Nam điển hình năm 2012 đón 3.8 triệu khách chiếm 56%, năm 2013 đón 4.109.000 triệu khách chiếm 44,6% lƣợng khách vào Việt Nam.
Về văn hóa: Tp.HCM hiện nay có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ƣơng và các tỉnh, lĩnh vực xuất bản chiếm 60 đến 70% số lượng sách của cả nước; lĩnh vực văn hóa giải trí Tp.HCM hiện nay có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thƣ viện. Lĩnh vực ca nhạc, Tp.HCM là thị trường sôi động nhất, điểm đến của phần lớn các ca sĩ nổi tiếng.
3.4.1.4 Môi trường công nghệ
Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trong trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, đẩy nhanh hội nhập sâu rộng kinh tế khu vực và thế giới. Ứng dụng khoa học công nghệ ở nhiều lĩnh vực nhƣ quân sự, công nghệ thông tin , công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, y học, giáo dục, viễn thông…đã làm thay đổi sâu rộng đến đời sống xã hội trên toàn cầu.
Đối với ngành viễn thông từ những năm 1980 đến nay thế giới đã chứng kiến sự phát triển không ngừng của công nghệ di động từ thế hệ thứ nhất (1G) năm 1980, thế hệ thứ 2 (2G) xuất hiện đầu những năm 1990, mạng di động thế hệ thứ 3 (3G) ra đời đầu những năm 2000, mạng di động thế hệ thứ 4 (4G) đã dần phổ biến tại các nước phát triển, mạng di động thế hệ thứ 5 (5G) đang nghiên cứu thử nghiệm.
Hai công nghệ di động 3G phổ biến trên toàn thế giới là UMTS và CDMA2000. Việt Nam có Viettel, Mobifone và Vinaphone, HT Mobible đều đã triển
khai công nghệ 3G thuộc thế hệ 3.5G HSDPA (High-Speed Downlink Packet Access).
Trên thế giới công nghệ 4G đã sử dụng tại một số nước phát triển, song tại Việt Nam, phải đến năm 2015 hoặc sau thời điểm này thì các giấy phép sử dụng công nghệ này mới đƣợc cơ quan quản lý xem xét cấp cho các doanh nghiệp.
3.4.1.5 Môi trường tự nhiên
Việt Nam có diện tích đất liền vào khoảng 331.698 km². Đường bờ biển dài 3.260 km, có hơn 2800 hòn đảo lớn nhỏ. Hàng năm có nhiều cơn bão đổ bộ vào Việt Nam, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung Việt Nam. Điều kiện địa lý khí hậu ảnh hưởng nhất định đến ngành viễn thông di động như đầu tư hạ tầng tốn kém, mạng di động tăng cường phủ sóng cho vùng đảo, bờ biển, thiết kế anten an toàn trong mùa mƣa gió .., tránh bị ảnh ở mức thấp nhất khi gặp thời tiết bất lợi làm hƣ hỏng, ngã đổ cột anten ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, gián đoạn thông tin.
Nguồn năng lƣợng điện Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt, theo quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đặt mục tiêu đến 2020 sẽ đạt tổng công suất nguồn phát khoảng 75.000 MW. Tính ra, hết năm 2013, tổng công suất điện của cả nước sẽ đạt khoảng 30.000 MW, như vậy từ 2014-2020 bình quân mỗi năm phải đƣa vào trên 6.000 MW - điều rất khó thực hiện. Thực tế nhiều năm xảy ra tình trạng cúp điện luân phiên vào kéo dài, đặc biệt vào mùa khô.
Với số lượng lớn trạm BTS của các nhà mạng di động việc thiếu điện làm ảnh hưởng chất lượng phát sóng và ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tp.HCM bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km², rất ít xảy ra bão lụt. Vì vậy, phát triển hạ tầng di động cũng gặp nhiều thuận lợi ngoại trừ vùng biển huyện Cần Giờ chịu ảnh hưởng gió bão nhiều, Bình Chánh, Củ Chi có vài nơi thiếu năng lƣợng điện nên gặp một ít khó khăn