Môi trường vi mô/ tác nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại trung tâm thông tin di động khu vực ii giai đọan 2014 2016 (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN DI ĐỘNG KHU VỰC II

3.4 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

3.4.2 Môi trường vi mô/ tác nghiệp

3.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh

(Nguồn sách trắng CNTT&TT Việt Nam năm 2013)

Hình 3.8 Thị phần thuê bao các mạng di động năm 2013

Thị trường di động tại Việt Nam có 6 nhà mạng: Viettel, Vinaphone, Mobifone, Vietnammobile, Gtel, Sfone. Theo Sách Trắng về CNTT & Truyền thông Việt Nam 2013, Viettel đang đứng số một về thị phần di động (44,05%), tiếp sau là Mobifone (21,4%), Vinaphone (19,88%), Vietnamobile (10,74%), Gmobile (3,93%) và cuối cùng là S-Fone (0,01%). Cả nước đang có hơn 120 triệu thuê bao hoạt động có phát sinh liên lạc. Chi tiết hơn về 6 nhà mạng (xem phụ lục 3.12)

3.4.2.2 Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành tại Tp.HCM

Trong 6 nhà mạng thì Sfone dùng công nghệ CDMA khai thác năm 2003 nhƣng đến nay đã ngừng hoạt động, các nhà mạng còn lại dùng công nghệ GSM. Gmobile thuộc Bộ công an đƣợc xem là có nhiều lợi thế phát triển, nhƣng sau 1 năm mua lại cổ phần của Tập đoàn VimpelCom từ tháng 4/2012 việc kinh doanh cũng không khả quan, tính đến tháng 5/2013 Gmobile chiếm 3.9% thị trường, Vietnamobile dù có phát triển nhưng cũng chỉ chiếm 10.74% thị trường.

Thị trường tại Tp.HCM, Mobifone có thuê bao phát sinh cước chiếm thị phần cao nhất 47,5% ( năm 2012 là 48,9%) so với 6 nhà mạng .

(Nguồn : Báo cáo tổng hợp Trung tâm II năm 2013)

Hình 3.9 Biểu đồ thị phần thuê bao phát sinh cước tại Tp.HCM Nhận xét:

Thị phần Mobifone chỉ tăng (0.8%), trong khi Vinaphone và Viettel lần lƣợt tăng trưởng 5% và 6%, các đối thủ còn lại chiếm thị phần nhỏ và sụt giảm so với năm 2012.

Thị phần Viettel chiếm 33.9%, Vinaphone 12.1%, Vietnamobile 5,2%, Gmobile 1.3%

3.4.2.3 Vị thế nhà cung cấp

Mobifone là mạng di động có từ lâu đời nhất hiện nay, với hơn 20 năm hoạt động kinh doanh và có tiềm lực tài chính tốt. Mobifone có rất nhiều nhà cung cấp thiết bị Huewei, ZTE, Acatel, Nokia, Siemens, Ericsson…; các đối tác là công ty cho thuê cáp quang truyền dẫn, các đối tác cho thuê nhà trạm BTS trên cả nước, các đối tác là chủ doanh nghiệp lớn nhƣ Vincom, Sheraton, New world, các ngân hàng, các công ty lĩnh vực truyền thông, marketting….

Do hoạt động hiệu quả và có tài chính mạnh và uy tín trên thị trường nên Mobifone được các đối tác tin tưởng và rất có lợi thế trong việc hợp tác.

48.10% 48.60%

48%

47.10%

46.30% 46.20% 46.70%

46.10%

46.70%

45.20%

45.80%

47.90%

43.00%

44.00%

45.00%

46.00%

47.00%

48.00%

49.00%

50.00%

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

47.50%

12.10%

33.90%

5.20%

1.30% 0.00%

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

Mobifone Vinaphone Viettel Vietnamobile Gmobile Sfone

Năm 2012 Năm 2013

3.4.2.4 Vị thế khách hàng

Kết quả nghiên cứu thị trường của Nielsen 3 nhà mạng MobiFone, VinaPhone và Viettel có 90% đồng ý với nhận định rằng MobiFone có chất lƣợng cuộc gọi tốt, 81% đồng ý Mobifone có dịch vụ CSKH tốt, tỷ lệ khách hàng có thu nhập cao từ 15 triệu đồng/tháng trở lên: MobiFone 15%; VinaPhone 13%; Viettel 7%, những người hiện đang sử dụng MobiFone cho chiếc điện thoại chính có tỉ lệ sử dụng các dịch vụ truyền tải 3G nhiều hơn so với khách hàng hiện đang sử dụng VinaPhone hay Viettel.

Cụ thể con số này là MobiFone 27%, VinaPhone 19% và Viettel là 13%. Nielsen cũng đã đưa ra bản báo khảo sát riêng đối với thị trường TP HCM, có đến 59% dùng mạng MobiFone, 11% chọn VinaPhone và 26% đang sử dụng mạng Viettel.

Theo Báo cáo “Khảo sát mức độ hài lòng của người dùng 3G tại 3 thành phố Hà Nội - Đà Nẵng - TP.HCM” do Nielsen công bố ngày 9/5/2013, thì có tới 26% người dùng không hài lòng và 19% người dùng rất không hài lòng về tốc độ đường truyền, 56% người dùng 3G vẫn mong muốn nhà mạng cải thiện hơn nữa tốc độ kết nối và chất lƣợng mạng.

Khách hàng Mobifone là những người có thu nhập cao chiếm tỉ trọng lớn nên doanh thu bình quân một thuê bao cao nhất hơn 4USD/tháng cao hơn mạng thứ 2, thứ 3 là 1USD -2 USD/thuê bao.

Theo thống kê của phòng CSKH đối tƣợng khách hàng là thuê bao trả sau là những khách hàng trung thành, tỉ lệ tiếp tục sử dụng trên 12 tháng chiếm đến 94%.

Những khách hàng thuê bao trả sau này thường được công ty quan tâm CSKH, khách hàng này ít áp lực về giá cước mà họ yêu cầu nhiều về chế độ CSKH, hỗ trợ dịch vụ tốt. Khách hàng là thuê bao trả trước, khách hàng nhóm này họ đòi hỏi và so sánh về giá cước chương trình khuyến mãi, thống kê cho thấy có 31,3% khách hàng rời mạng sử dụng trong vòng 12 tháng so với thuê bao phát triển mới, điều này có nghĩa khách hàng thường thay đổi số thuê bao và lựa chọn nhà mạng khác.

3.4.2.5 Khả năng thay thế

Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội nhƣ Facebook, Twitter …, những ứng dụng miễn phí trên điện thoại di động – OTT (Over the top) nhƣ Viber, WhatsApp, Line, KakaoTalk, Zalo đã tác động mạnh đến doanh thu của tất cả các nhà mạng trên thế giới. Theo một báo cáo của Mobile SQUARED được thực hiện tại 68 thị trường viễn thông hành đầu thế giới (có Việt Nam) công bố vào tháng 8/2012 có 56% các nhà khai thác di động tuyên bố bị sụt giảm lưu lượng tin nhắn, 21,4% có tỷ lệ sụt giảm lưu lượng tin nhắn từ 1-5%; khoảng 7,1% có tỷ lệ sụt giảm lưu lượng tin nhắn từ 6-10% và có tới 14% các nhà khai thác bị sụt giảm lưu lượng tin nhắn trên 11%.

Tại Việt Nam, các dịch vụ OTT đã gây thiệt hại rất lớn đến doanh thu của VNPT (từ 9-10% tổng doanh thu), theo thống kê của Mobifone mỗi năm mất khoảng 1000 tỷ đồng, Viettel cũng tuyên bố mất hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, với sự tiện lợi và nhiều ứng dụng trên điện thoại di động, do đó các sản phẩm nhƣ điện thoại bàn, các dịch vụ OTT và nhắn tin trên internet…vẫn chƣa thể thay thế điện thoại di động.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại trung tâm thông tin di động khu vực ii giai đọan 2014 2016 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)