Thiết kế hệ thống

Một phần của tài liệu Ứng dụng kho tri thức để nâng cao hoạt động chuyển giao tri thức của phòng it công ty elca việt nam (Trang 48 - 51)

Chương 5. Thiết kế và xây dựng công cụ CNTT

5.3 Thiết kế hệ thống

Là quá trình thiết kế chi tiết hệ thống được xây dựng trong quá trình phân tích hệ thống.

Thiết kế hệ thống được thực hiện bao gồm thiết kế giao diện người sử dụng, thiết kế dữ liệu và thiết kế môi trường cài đặt nhằm cung cấp cho người có thẩm quyền trong công ty có một cái nhìn tổng quát về cách thức làm việc của hệ thống.

5.3.1 Thiết kế giao diện người sử dụng

Hoạt động thiết kế giao diện người sử dụng tập trung vào việc hỗ trợ các tác động qua lại giữa người dùng cuối và ứng dụng dựa vào máy tính của họ. Dựa trên phân tích yêu cầu người dùng và sơ đồ tương tác người dùng như hình dưới đây, ta cần tiến hành quá trình lấy mẫu thử.

How-to

Bugs

Reporting Monitoring

News Provider Product Documents

Services Support Nhân viên dự án

Trưởng phòng IT

Nhân viên IT

Project Management Fault resolution

Administration

Hình 5-1: Sơ đồ tương tác người dùng trên kho tri thức

Quá trình này bắt đầu bằng việc thảo luận với trường phòng IT. Sau đó, phiên bản giao diện nháp sẽ được trưởng phòng IT dùng thử và góp ý sửa đổi. Có thể phải thực hiện quá trình này nhiều lần để đáp ứng tốt nhất tiêu chí đơn giản, sạch sẽ, rõ ràng và được tổ chức hợp lý. Kết quả của quá trình thiết kế giao diện người dùng tạo ra các đặc tả thiết kế chi

tiết cho sản phẩm thông tin/máy tính tương tác, các đáp ứng âm thanh, biểu mẫu, tài liệu và các báo cáo.

5.3.2 Thiết kế nội dung

Là việc xác định những tri thức cốt lõi sẽ được đưa vào kho tri thức. Tri thức cốt lõi là những những tri thức có liên quan trực tiếp đến mục tiêu hoạt động của phòng IT. Trong bối cảnh hoạt động của phòng IT tại công ty ELCA Việt Nam, những tri thức cốt lõi là những kinh nghiệm giải quyết sự cố liên quan đến hệ thống CNTT của từng dự án, các kỹ năng và kiến thức về cách thức cấu hình và cài đặt những thành phần của hạ tầng CNTT trong công ty. Ngoài ra, còn phải kể đến các hiểu biết sâu rộng về ngành, thông tin về thiết bị phần cứng và các xu hướng công nghệ mới đang nằm trong đầu các nhân viên IT giàu kinh nghiệm. Sau quá trình thảo luận với anh Thi -trưởng phòng IT, tác giả rút ra một số tiêu chuẩn cho những tài liệu ghi nhận các tri thức cốt lõi trên đây.

Nội dung của tài liệu phải rõ ràng và giúp giải quyết được một vấn đề cụ thể.

Tài liệu không được dài quá hai trang.

Một tài liệu không được đề cập đến nhiều hơn 4 chủ đề.

Sử dụng một trong ba loại định dạng tập tin như sau: Word, PDF hay HTML.

Liên kết các tài liệu với nhau thông qua cơ chế đánh mã số cho từng file.

Ngôn ngữ được sử dụng trong các tài liệu phải là tiếng Anh.

Cố gắng thêm hình ảnh minh họa vào trong nội dung các tài liệu.

Tổ chức phân cấp tài liệu không quá sâu với tối đa là 5 cấp.

Ngoài vấn đề nội dung thì một kho tri thức được thiết kế tốt cần có sự phân loại tri thức hợp lí. Tri thức phải được sắp xếp theo từng chủ để rõ ràng và riêng biệt. Các chủ đề này phải phản ánh đầy đủ các khía cạnh trong công việc của nhân viên IT. Tổ chức nội dung chính xác ngay từ đầu sẽ mang lại khả năng mở rộng về sau cho kho tri thức. Kho tri thức được tổ chức theo dạng cây thư mục phân cấp với mỗi thư mục đại diện cho một chủ đề. Hình 2 trong phụ lục 5 sẽ minh họa rõ hơn về cấu trúc phân cấp của kho tri thức.

Nội dung của kho tri thức được tồn tại dưới dạng tài liệu các loại, những dữ liệu dạng ảnh hay video. Tài liệu được chia thành hai nhóm lớn là tài liệu theo mục đích sử dụng và tài liệu theo chủ đề. Thông thường, nhóm tài liệu theo chủ đề này liên quan chặt chẽ, phục vụ trực tiếp và dành riêng cho nhân viên IT. Chúng bao gồm những loại tài liệu kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn cài đặt/cấu hình và tài liệu hướng dẫn sử dụng/quản trị/phát triển phần mềm, phần cứng và hệ thống mạng hiện có tại công ty. Nhóm tài liệu theo mục đích sử dụng thường phục vụ cho cả nhân viên IT lẫn nhân viên dự án. Các tài liệu này được phân loại thành ba dạng như sau:

1) How-to: là các hướng dẫn cài đặt, cấu hình và sử dụng những phần mềm, các thiết bị phần cứng hay những dịch vụ mạng trong công ty.

2) Faul resolution: là các mẹo giúp khắc phục sự cố các loại. Nó là một giải pháp tạm thời giúp khắc phục vấn đề một cách nhanh nhất.

3) Bugs: là tài liệu ghi nhận lại những lỗi nghiêm trọng trong quá trình làm việc với hệ thống CNTT của công ty. Nó bao gồm cả những khuyến cáo, những bài học kinh nghiệm để giúp người khác không lặp lại sai lầm của người đi trước.

5.3.3 Kiến trúc hệ thống

Kho tri thức được xây dựng bằng phần mềm mã nguồn mở Plone, dưới hình thức trang web động. Plone là hệ thống mã nguồn mở được xây dựng trên nền máy chủ ứng dụng Zope và ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Python. Python là một ngôn ngữ lập trình thông dịch, có hình thức rất sáng sủa, cấu trúc rõ ràng. Cấu trúc của Python cho phép người sử dụng viết mã lệnh với số lần gõ phím tối thiểu. Zope là một phần mềm máy chủ ứng dụng web. Nó rất mạnh mẽ trong việc hỗ trợ thiết kế website. Trong kiến trúc hệ thống của công cụ kho tri thức còn có một thành phần quan trọng khác là hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu nhanh, hiệu suất cao và dễ sử dụng. Sau đây là thông số về phiên bản của các thành phần được sử dụng trong hệ thống.

Plone 4.3.2 Zope 2.13.21 Python 2.7.3 MySQL 5.5.31

Một phần của tài liệu Ứng dụng kho tri thức để nâng cao hoạt động chuyển giao tri thức của phòng it công ty elca việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)