CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT
Trong phần này, hệ số tương quan pearson được sử dụng để phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập của mô hình: Yếu tố giải trí, Khó chịu cảm nhận, Yếu tố thông tin, Yếu tố Xã hội với biến phụ thuộc Thái độ và các biến độc lập với nhau.
Nếu giữa các nhân tố độc lập có tương quan chặt thì lưu ý đến kiểm định đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy. Giá trị của các biến đại diện đƣa vào phân tích ở phần này đƣợc tính toán bằng trị trung bình của các biến quan sát thuộc khái niệm nghiên cứu.
Bảng 4.5: Kết quả ma trận tương quan
F_THAIDO F_GIAITRI F_THONGTIN F_XAHOI F_KHOCHIU
F_THAIDO 1 .518** .471** .478** -.145*
F_GIAITRI .518** 1 .332** .379** -.166*
F_THONGTIN .471** .332** 1 .482** -0.1
F_XAHOI .478** .379** .482** 1 -0.007
F_KHOCHIU -.145* -.166* -0.1 -0.007 1
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Theo ma trận tương quan các biến trong mô hình cho ta thấy giữa biến phụ thuộc Thái độ với 4 biến độc lập là: Yếu tố giải trí, yếu tố Thông Tin, yếu tố Khó chịu cảm nhận, yếu tố Xã hội có tương quan chặt. Trong đó, Thái độ có tương quan mạnh
46
với yếu tố Giải trí (0.518), yếu tố Thông tin (0.471), yếu tố Xã hội (0.478) và tương quan yếu với yếu tố Khó chịu cảm nhận (0.145). Tương quan giữa các yếu tố độc lập Thông tin với Xã hội (0.482) và Giải trí (0.332), tương quan giữa Xã hội với Giải trí (0.379), cần lưu ý hiện tượng đa cộng tuyến. Các hệ số tương quan đều mang ý nghĩa thông kê ở mức 0,01.
4.5.2. Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy đa biến đƣợc thực hiện để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Phân tích hồi quy đa biến đƣợc thực hiện với biến phụ thuộc là Thái độ và 4 biến độc lập: Giải trí, Thông tin, Khó chịu cảm nhận, Xã hôi.
Bảng 4.6: Kết quả phân tích hồi quy
Mô
hình R R²
R² Hiệu chỉnh
Sai số chuẩn của ƣớc lƣợng
Số liệu thông kê thay đổi Mức
thay đổi R²
Mức thay đổi F
df1 df2
Mức thay đổi
Sig. F
1 .640a .410 .397 .67827 .410 32.136 4 185 .000
a. Các yếu tố dự đoán: (hằng số), Thông tin truyền tải, Tính chất giải trí, Khó chịu cảm nhận, Vai trò xã hội
ANOVAa
Mô hình Tổng bình
phương df Trung bình
bình phương F Sig.
Hồi quy 59.137 4 14.784 32.136 .000b
Dƣ 85.109 185 .460
Tổng 144.246 189
47
Yếu tố dự đoán
Hệ số chƣa chuẩn hóa
Hệ số chuẩn hóa
T Sig.
Thống kê đa cộng tuyến
B Sai số
chuẩn Beta
Độ chấp nhận
VIF
(Hằng số) .411 .313 1.315 .190
Thông tin truyền tải .244 .067 .239 3.641 .000 .737 1.357 Tính chất giải trí .344 .064 .340 5.402 .000 .806 1.240 Khó chịu cảm nhận -.059 .054 -.063 -1.100 .273 .963 1.039 Yếu tố Xã hội .247 .071 .234 3.484 .001 .708 1.412
Từ bảng kết quả cho thấy R² hiệu chỉnh =.397 cho thấy 39.7% biến thiên của Thái độ đối với FF đƣợc giải thích bởi 4 thành phần: Thông tin truyền tải, Tính chất giải trí, Khó chịu cảm nhận, Tính xã hội. Bên cạnh đó, trị thống kê F đƣợc tính từ R của mô hình có ý nghĩa thống kê Sig = 0,000 (ở mức < 0,05) (xem bảng 4.5). Cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng cho việc kiểm định các giả thuyết.
Hệ số phóng đại VIF có giá trị 1,039 đến 1.412 (VIF < 2) cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tƣợng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng nhiều đến mức độ giải thích của mô hình hồi quy.
Trong 4 thành phần của Thái độ đối với FF, có 3 thành phần có mối quan hệ với Thái độ đối với FF đó là: Thông tin truyền tải, Tính chất giải trí, Tính xã hội (với mức ý nghĩa Sig < 0.05). Ba hệ số hồi quy mang dấu dương thể hiện 3 thành phần của Thái độ đối với FF có mối quan hệ cùng chiều với Thái độ. Thành phần còn lại Khó chịu cảm nhận (Sig = 0.273) có mức ý nghĩa lớn hơn 0.05 nên thành phần này không có mối quan hệ với Thái độ đối với FF.
Như vậy, phương trình tuyến tính được viết lại như sau:
Thái độ đối với FF = 0.411 + 0.244Thông tin truyền tải + 0.344 Tính chất giải trí + 0.247 Vai trò xã hội
48
Để phản ánh kết quả chính xác hơn do không phụ thuộc vào đơn vị đo lường của các biến độc lập, hệ số beta chuẩn hóa được sử dụng trong phương pháp hồi quy.
Phương trình hồi quy tuyến tính được trích theo hệ số Beta chuẩn có dạng như sau:
Thái độ đối với FF = 0.239 Thông tin truyền tải + 0.340 Tính giải trí + 0.234 Vai trò xã hội
4.5.3. Kiểm định các giả thuyết
Nghiên cứu này có 4 giả thuyết cần đƣợc kiểm định nhƣ đã nêu ở mục 4.4, theo kết quả phân tích thì 3 thành phần Tính chất giải trí (Beta = 0.340, Sig = 0.000), Vai trò xã hội (Beta = 0.234, Sig = 0.001), Thông tin truyền tải (Beta = 0.239, Sig = 0.000) có mối quan hệ với Thái độ của người dùng F đối với FF. Các chỉ số đều dương cho thấy 3 thành phần này có mối quan hệ cùng chiều với Thái độ đối với FF và có ý nghĩa thống kê ở mức Sig < 0.05. Thành phần còn lại Khó chịu cảm nhận (Sig = 0.273) có mức ý nghĩa lớn hơn 0.05 nên thành phần này không có mối quan hệ với Thái độ đối với FF.
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định giả thuyết
Phát biểu giả thuyết Kết quả
H1 FF có tính chất giải trí có ảnh hưởng tích cực đến Thái độ của
người dùng F đối với FF đó. Ủng hộ
H2 Yếu tố khó chịu cảm nhận của FF có ảnh hưởng tiêu cực đến
thái độ của người dùng F đối với FF. Bác bỏ
H3 Yếu tố thông tin truyền tải của FF ảnh hưởng tích cực đến thái
đô của người dùng F đối với những FF đó. Ủng hộ H4 Yếu tố vai trò xã hội ảnh hưởng tích cực đến thái độ người
dùng F đối với FF. Ủng hộ
Nhƣ vậy, trong 4 giả thuyết đƣợc đƣa ra thì 3 giả thuyết H1, H3, H4 đƣợc ủng hộ, và 1 giả thuyết H2 bị bác bỏ. Điều này cũng hợp lý vì hiếm có FF nào tạo ra với tiêu trí làm cho người dùng F cảm thấy khó chịu, làm phiền người dùng F. Những FF mang tính chất giải trí, thông tin truyền tải chất lƣợng, thể hiện đƣợc vai trò xã hội của những người tham ra sẽ nhận được thái độ tốt từ người dùng F.