Thảo luận kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người sử dụng facebook đối với fanpage quảng cáo trên facebook (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.7. THẢO LUẬN KẾT QUẢ

4.7.1. Thảo luận kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa Thái độ đối với FF và 3 nhân tố độc lập (Thông tin truyền tải, Tính giải trí, Vai trò xã hội) theo hệ số Beta chuẩn hóa có dạng:

Thái độ đối với FF = 0.239 Thông tin truyền tải + 0.340 Tính giải trí + 0.234 Vai trò xã hội.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phù hợp với tính chất quảng cáo nói chung và bối cảnh F (cụ thể là FF) nói riêng hiện nay. Người dùng F truy cập vào các trang FF, không chỉ với mục đích mở rộng thông tin hay mục đích giải trí mà bao hàm cả 3 nhân tố đó là: Thông tin truyền tải, Tính giải trí, Vai trò xã hội. Trong đó thành phần Tính chất giải trí có mối quan hệ mạnh nhất với Beta = 0.340, tiếp đó là thành phần Thông tin truyền tải (Beta = 0.239) và cuối cùng là Vai trò xã hội với mối quan hệ cũng tương đối mạnh và không thua kém nhiều so với thành phần Thông tin truyền tải với Beta = 0.234. Như vậy, những FF mang tính chất giải trí cao có ảnh hưởng mạnh đến thái độ của người dùng F đối với FF đó.

Bối cảnh Việt Nam hiện nay, việc truy cập vào F của phần đông người dùng F nhằm mục đích giải trí, thư giãn, cập nhật thông tin mới và giao lưu chia sẻ với bạn bè trong cộng đồng F trong những khoảng thời rảnh rỗi. Trong khi tin mới thì không phải luôn được cập nhật liên tục, giao lưu chia sẻ với bạn bè khoảng thời gian đầu thì có nhiều điều mới, hấp dẫn – hoặc bạn bè cũng ko có nhiều điều mới lạ để chia sẻ cùng

54

nhau. Từ đó dẫn tới việc FF có tính chất giả trí cao có ảnh hưởng mạnh đến thái độ của đại đa số người dùng F đối với FF đó. Tiếp theo đó đến yếu tố Thông tin truyền tài và Vai trò xã hội.

Đầu tiên, xét mối quan hệ giữa Tính chất giải trí của FF với Thái độ của người dùng F đối với FF. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Tính chất giải trí có tác động mạnh nhất tới Thái độ của người dùng F đối với FF (Beta = 0.340 – Sig = 0.000). Cũng giống như theo luận ở trên thì, hầu như người dùng F truy cập vào F với mục đích đầu tiên là giải trí, thư giãn do đó FF có tính chất giải trí sẽ thu hút được người dùng F nhiều hơn, đặc biệt là những lần đầu tiếp xúc. Khi FF mang lại niềm vui cho người dùng F hay có nhiều điều thú vị sẽ làm cho người dùng F quan tâm hơn, có ấn tượng tốt – có Thái độ tốt với FF đó. Do vậy, các FF nên đƣa những nội dung (hình ảnh, video hay văn bản) có tính chất giải trí, có nhiều điều thú vị, mới lạ để thu hút người dùng F. Đối với những FF của những thương hiệu, tổ chức thì có thể ngoài việc đưa những thông tin về thương hiệu, tổ chức sản phẩm nên đưa thêm những nội dung có tính chất giải trí để thu hút người dùng F quan tâm đên FF hơn. Thành phần Tính chất giải trí được đo lường qua việc người dùng F cảm thấy vui, thoải mái khi truy cập và FF. Thành phần này, theo số liệu thu thập đƣợc trong nghiên cứu này thì khách hàng đánh giá trên mức trung bình (với Mean = 3.45 – Std = 0.064), giá trị dao động tương đối lớn (Min = 1, Max = 5) – lý do là một số người dùng là fan của những FF của các công ty, tổ chức, sản phẩm hay những FF mang tính chất chia sẻ chuyên môn nên giá trị họ đánh cho yếu tố Tính chất giải trí là thấp nhất (hoàn toàn không đồng ý -1).

Ngoài ra một lượng lớn người dùng F là fan của các FF được tạo ra với mục đích giải trí, cập nhật những điều mới lạ đã cho mức đánh giá cao nhất (hoàn toàn đồng ý – 5).

Tiếp theo là mối quan hệ giữ yếu tố Thông tin truyền tải với Thái độ của người dùng F đối với FF. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố Thông tin truyền tải có tác động tương đối mạnh tới Thái độ của người dùng F đối với FF (Beta = 0.239 – Sig = 0.000). Sau yếu tố Tính chất giải trí thì yếu tố Thông tin truyền tải cũng ảnh hưởng mạnh đến Thái độ của người dùng F đối với FF. Thông tin truyền tải không chỉ ở những thông tin thông thường mà còn ở cả ngay những thông tin mang tính chất giải trí và mới lạ - sau khi người dùng F tiếp cận những thông tin mang tính chất giải trí, ngoài việc giúp họ giải trí, nếu FF có thể truyền tải những thông điệp, thông tin tốt sẽ

55

làm cho hình ảnh của FF (nội dung của FF truyền tải) đọng lại trong người trí nhớ dùng F lâu hơn.

Những FF truyền tải thông tin về sản phẩm/dịch vụ đƣợc đánh giá dựa vào chất lƣợng nguồn thông tin, cách thông tin đƣợc truyền tải trên FF, và nội dung thông tin mà FF muốn truyền tải đến người dùng F. Thông tin FF cung cấp phải phù hợp với người dùng F (cụ thể hơn là khách hàng mục tiêu mà sản phẩm/dịch vụ hướng đến cung cấp) nhận được sự quan tâm, theo dõi nhiều hơn của người dùng F. FF cung cấp thông tin chất lượng, uy tín sẽ là nơi người dùng F truy cập, chia sẻ và trao đổi thông tin với những người dùng F khác trong cộng đồng fan của FF.

Do vậy, những FF cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ, nhãn hiệu hay tổ chức phải đặc biệt chú ý đến thông tin truyền tải trên FF. Thông tin có độ chính xác cao, mang lại thông tin hữu ích cho người dùng F được người dùng F đặc biệt quan tâm, chia sẻ với bạn bè và cộng đồng mạng. Không chỉ vậy, FF là nơi cung cấp thông tin hữu ích thì số lần mà người dùng F truy cập cũng như thời gian truy cập FF đó sẽ cao. Ngoài những FF cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ, nhãn hiệu hay tổ chức cần lưu ý đến Thông tin truyền tải thì những FF mang mục đích giải trí không chỉ cần quan tâm đến mục đích giải trí, mà còn cần phải quan tâm đến thông điệp truyền tải đến cho người dùng F. Trong nghiên cứu này, yếu tố Thông tin truyền tải cũng được đánh giá ở mức trên mức trung bình khá cao (với mean = 3.48- Std = 0.067). Mức dao động cũng tương đối lớn (Min = 1.25 – Max = 5), mức dao động này cũng được giải thích do một số người dùng F đang là fan của FF mang tính chất giải trí (cho điểm yếu tố Thông tin truyền tải thấp – hoàn toàn không đồng ý -1) và ngược lại, những người dùng F đang là fan của những FF cung cấp thông tin thì đánh giá điểm cho yếu tố thông tin ở mức cao (hoàn toàn đồng ý -5).

Tiếp theo nữa là nhân tố Vai trò xã hội, một nhân tố cũng có mối quan hệ mạnh với Thái độ của người dùng F đối vời FF với Beta = 0.234 – Sig = 0.001. giá trị Beta cho thấy Vai trò xã hội có tác động tương đối lớn (không thua kém nhiều so với tác động của nhân tố Thông tin truyền tải) đến Thái độ của người dùng F đối với FF. Kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tế và đặc điểm của F. Mọi người tham gia F- 1 trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay. Thể hiện rõ Vai trò xã hội của một trang mạng xã hội.

Người tham gia F với đồng thời nhiều mục đích đó là: giải trí, cập nhật thông tin, xu

56

hướng của cộng đồng và tin tức của bạn bè trong cộng đồng mạng F cũng như chia sẻ những trạng thái, những điều muốn chia sẻ của họ với bạn bè cộng đồng mạng. Thông qua cộng đồng mạng, người dùng F có thể biết được xu hướng sử dụng sản phẩm dịch vụ và sự phát triển từ cộng đồng, có thể chỉ là xu hướng hay sở thích, quan điểm của 1 thành viên trong cộng đồng mạng. Vai trò xã hội của FF thể hiện qua việc người dùng F có thể nắm được xu hướng của cộng đồng trong FF và khả năng họ có thể trao đổi, chia sẻ thông tin của họ với các thành viên khác. Do vậy để nâng cao Vai trò xã hội trong FF thì FF cần mở rộng quy mô cộng đồng mạng (số lƣợng thành viên và tần suất trao đổi của các thành viên trên FF) để có nhiều người tham gia chia sẻ, trao đổi thông tin với các thành viên khác cũng nhƣ giúp FF có nhiều thông tin hơn từ các thành viên mang lại.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người sử dụng facebook đối với fanpage quảng cáo trên facebook (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)