Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt tại bạc liêu và đề xuất một số giải pháp thích ứng (Trang 20 - 24)

Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học.

Điều này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết.

Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH là một nghiên cứu liên quan đến các nhân tố khí hậu của một khu vực, vùng, quốc gia hoặc toàn cầu (bao gồm các yếu tố khí tượng và thủy văn) và các tác động của sự thay đổi khí hậu đến các đối tượng tài nguyên và môi trường. Các tác động của BĐKH rất rộng và phức tạp, trong đó các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và con người có mối liên hệ phức tạp, đan xen với nhau như: TN nước, nông nghiệp, công nghiệp, lương thực, sức khỏe, giao thông và qui hoạch đô thị.

Nghiên cứu về động lực, áp lực, hiện trạng, tác động của biến đổi khí hậu đến TN nước là việc nghiên cứu liên quan đến nhân tố khí hậu và các thay đổi của khí hậu ảnh hưởng đến lưu lượng và chất lượng tài nguyên nước mặt tại Bạc Liêu - một trong những tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long. Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước mặt có thể bao gồm lượng (mực nước, dòng chảy,…) và chất (nhiệt độ, độ đục, chất dinh dưỡng và độ mặn do quá trình xâm nhập mặn,…). Cách tiếp cận của đề tài được mô tả trên Hình 2 dưới đây.

Từ đó, dựa vào hiện trạng, đánh giá các thay đổi xảy ra do BĐKH, đặc biệt là tác động do nước biển dâng và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm quản lý hiệu quả nguồn TN nước mặt.

Hình 2: Sơ đồ phương pháp tiếp cận nghiên cứu b/ Phương pháp thu thập và tổng quan tài liệu

Phương pháp thu thập được áp dụng để thực hiện nội dung nghiên cứu về đánh giá hiện trạng tài nguyên nước tại Bạc Liêu. Phương pháp khảo sát nhằm thu thập các thông tin cần thiết cho đề tài gồm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thông qua bảng thu thập thông tin về điều kiện kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng nước, các dữ liệu quan trắc chất lượng, lưu lượng nước hàng năm. Các thông tin và dữ liệu sẽ được thu thập từ các cơ quan nhà nước bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục thống kê của tỉnh Bạc Liêu. Thời gian khảo sát thu thập dữ liệu được thực hiện từ 11/2014 đến 02/2015. Các loại tài liệu bao gồm các báo cáo về BĐKH do Bộ TNMT thực hiện, các bài báo chuyên ngành liên quan đến BĐKH trên các tạp chí, số liệu quan trắc chất lượng nước mặt tại Bạc Liêu từ năm 2008 – 2015 do Sở Tài nguyên Môi trường Bạc Liêu cung cấp.

Biến đổi khí hậu

Nước biển dâng Kế thừa các nghiên cứu và mô hình đánh giá về tác động của BĐKH đến

TNN trên thế giới và Việt Nam Khảo

sát

Phân tích

Quan trắc

Các yếu tố thủy văn

(lượng mưa, dòng chảy, độ bốc hơi, mức độ xâm nhập mặn…)

Khảo sát Mô hình Xác định nhu cầu sử dụng nước

Các giải pháp thích ứng BĐKH (Công nghệ và Quản lý) đối với nguồn nước mặt Thay đổi chất lượng nước

(nhiệt độ, độ mặn, pH, DO, BOD, chất dinh dưỡng, kim loại, vi sinh…)

Phương pháp tổng quan tài liệu được thực hiện ở tất cả các giai đoạn và nội dung nghiên cứu. Với phương pháp này, các thông tin, dữ liệu sẽ được tổng quan và kế thừa từ các công trình nghiên cứu trước đây về BĐKH tại khu vực Đông Nam Á, Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Bạc Liêu. Bằng cách này bức tranh về những kết quả nghiên cứu đã thực hiện và những nghiên cứu cần thực hiện trong tương lai liên quan đến đề tài sẽ được tổng quan. Đồng thời xác định những số liệu cần tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài có sẵn từ các báo cáo khoa học, nghiên cứu, các tạp chí, tập san.

c/ Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Phương pháp này được thực hiện sau khi có được số liệu từ quá trình khảo sát thực địa và thu thập các thông tin, dữ liệu thứ cấp. Các thông tin này được thống kê, xử lý và biểu diễn dưới dạng biểu đồ, bảng biểu để khai thác thông tin có hiệu quả.

Phương pháp này sử dụng để thực hiện nội dung đánh giá hiện trạng chất lượng chất lượng nước mặt của tỉnh Bạc Liêu tại chương 2.

d/ Phương pháp xác định nhu cầu sử dụng nước

 Phương pháp này được sử dụng để tính nhu cầu sử dụng nước hiện tại và dự báo nhu cầu sử dụng nước trong tương lai trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

 Nhu cầu cấp nước sinh hoạt Q = M x q

Trong đó: Q: Lưu lượng nước cấp cho sinh hoạt (m3/ngày)

M: Dân số của tỉnh Bạc Liêu (bao gồm dân số thành thị và nông thôn) năm 2014 và 2020 (người).

q: Tiêu chuẩn nước cấp (l/người.ngày) – QCXDVN 01:2008/BXD

 Nhu cầu cấp nước cho công nghiệp Q = S x q

Trong đó: Q: Lưu lượng nước cấp cho công nghiệp (m3/ngày)

S: Diện tích khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2014 và 2020 (ha)

q: Tiêu chuẩn cấp nước cho KCN (m3/ha.ngày) – TCXDVN 33:2006

 Nhu cầu cấp nước cho du lịch Q = M x k x q

Trong đó: Q: Lưu lượng nước cấp cho du lịch (m3/ngày) M: Số lượt người du lịch (người/năm)

K: Số ngày lưu trú trung bình (ngày)

q: Tiêu chuẩn nước cấp (l/người.ngày) – QCXDVN 01:2008/BXD

 Nhu cầu cấp nước cho nông nghiệp Q = S x q

Trong đó: Q: Lưu lượng nước cấp cho nông nghiệp (m3/ngày) S: Diện tích sản xuất nông nghiệp (ha)

q: Lượng nước cần cung cấp cho sản xuất nông nghiệp (m3/ha) – Tùy vào từng loại cây trồng mà có lượng cung cấp nước khác nhau

 Nhu cầu cấp nước cho chăn nuôi Q = N x q

Trong đó: Q: Lưu lượng nước cấp cho chăn nuôi (m3/ngày) N: Sản lượng chăn nuôi (con/năm)

q: Lượng nước cần cung cấp cho chăn nuôi (l/ngày.con) – Tùy vào từng loại vật nuôi mà lượng nước cung cấp là khác nhau

 Nhu cầu cấp nước cho nuôi trồng thủy sản Q = N x q

Trong đó: Q: Lưu lượng nước cấp cho nông nghiệp (m3/ngày) N: Sản lượng chăn nuôi (con/năm)

q: Lượng nước cần cung cấp cho chăn nuôi (l/ngày.con) – Tùy vào từng loại vật nuôi mà lượng nước cung cấp là khác nhau e/ Phương pháp kế thừa

Sử dụng có chọn lọc các kết quả của một số nghiên cứu tương tự gồm các nghiên cứu về BĐKH tại ĐBSCL trong đó có tỉnh Bạc Liêu, các nghiên cứu và kết quả mô hình về những ảnh hưởng của BĐKH đến lưu lượng và chất lượng nước trên thế giới nhằm áp dụng cho đề tài để đưa ra những đánh giá tác động của BĐKH đến nguồn tài nguyên nước. Phương pháp này sử dụng để thực hiện nội dung nghiên

cứu phần đánh giá tác động của BĐKH đến lưu lượng và chất lượng nước mặt tại Bạc Liêu. Luận văn đã kế thừa kết quả Mô hình từ các nghiên cứu trước để thực hiện việc đánh giá xu hướng suy giảm và tác động của BĐKH đến TN Nước mặt, kết hợp với nhu cầu sử dụng và xu hướng sử dụng nước trong tương lai của các ngành để có những dự báo và đánh giá phù hợp cho khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt tại bạc liêu và đề xuất một số giải pháp thích ứng (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)