Thích ứng với việc ngập lũ vào mùa mưa

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt tại bạc liêu và đề xuất một số giải pháp thích ứng (Trang 131 - 142)

4.1. Giải pháp quản lý lưu lượng tài nguyên nước hiệu quả

4.1.3. Thích ứng với việc ngập lũ vào mùa mưa

Các biện pháp thích ứng với việc ngập lũ để hạn chế những thiệt hại do lũ gây ra, các biện pháp sau có thể giải quyết được vần đề ngập lũ vào mùa mưa:

Đối với lĩnh vực cấp thoát nước

- Quy hoạch hợp lý cao trình nền, có giải pháp nâng nền cục bộ đối với các nhà máy khai thác và xử lý nước hiện hữu;

- Chọn vật liệu đường ống cấp thoát nước thích hợp;

- Quan trắc và thường xuyên kiểm tra đường ống;

- Có chế độ bảo trì định kỳ các tuyến đường ống cấp nước;

- Cải tạo mạng lưới thoát nước;

- Quy hoạch cao trình nền đối với các khu đô thị mới;

- Quy định cửa xả, các vị trí trạm bơm xả, vị trí trạm xử lý hợp lý.

Đối với lĩnh vực giao thông

- Điều chỉnh các quy hoạch phát triển giao thông đường bộ, đường thủy hiện tại và lồng ghép BĐKH vào các quy hoạch phát triển trong tương lai;

- Nâng cao độ nền đường bộ - Cải tạo hệ thống thoát nước mưa - Lắp đặt hệ thống bơm dự phòng Đối với lĩnh vực nông nghiệp

- Chuyển đổi mô hình canh tác;

- Sử dụng có hiệu quả đất canh tác, tận dụng các loại luống, liếp, trồng trên giàn, trồng thủy sinh…

- Nâng cao nhận thức cho người nông dân về các tác động của BĐKH và các giải pháp thích ứng;

- Lồng ghép thích ứng với BĐKH vào các kế hoạch, quy hoạch của ngành nông nghiệp;

- Hình thành các chính sách xã hội hỗ trợ cho người làm nông nghiệp;

- Quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung ít chịu tác động của các hiểm họa khí hậu;

- Chọn giống, tạo giống có khả năng thích nghi cao;

- Nghiên cứu nhằm đa dạng hóa các loại thức ăn.

Đối với lĩnh vực công nghiệp

- Quy hoạch cốt nền phù hợp tránh ngập lụt các khu vực nhà máy, khu công nghiệp;

- Kiểm soát các khu vực chôn lấp chất thải rắn và các khu vực xử lý nước thải công nghiệp;

- Có giải pháp chủ động phòng tránh và xử lý khi có tác động bất thường.

4.3. Giải pháp quản lý chất lượng nguồn nước

Muốn cải thiện được chất lượng nước mặt và nước ngầm thích ứng với BĐKH trước hết phải khắc phục được nguồn gây ô nhiễm hiện tại. Một số giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng nước được đề xuất như sau:

- Chấm dứt tình trạng xây dựng nhà cửa lấn chiếm sông rạch;

- Thực hiện quy hoạch, khai thác và sử dụng TN nước mặt hợp lý và hiệu quả.

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh mương thoát nước và thu gom nước thải của các đô thị và khu dân cư tập trung đã có tạo điều kiện thuận lợi cho nước thải chảy liền mạch đến nguồn tiếp nhận;

- Hướng đến việc tách hệ thống thoát nước mưa khỏi hệ thống thoát nước chung của khu đô thị;

- Đối với các khu đô thị dự kiến mở rộng, tiến hành xây dựng hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải riêng biệt dọc theo các trục giao thông.

- Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tại các khu đô thị hiện hữu và mới trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Xem xét điều kiện tự nhiên, quy mô phát triển đô thị để định hướng quy hoạch xây dựng 1 hoặc 2 trạm xử lý nước thải tập trung hoặc xây dựng từng trạm nhỏ tại từng khu dân cư tập trung;

- Các khu chợ, trung tâm thương mại lớn trong thành phố, thị xã cần phải có hệ thống xử lý nước thải riêng đạt tiêu chuẩn loại B trước khi đi vào hệ thống xử lý nước thải chung của đô thị;

- Nâng cấp, cải tạo hệ thống thu gom và xử lý nước thải y tế đã có;

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các bệnh viện, trung tâm y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải;

- Có kế hoạch di dời và bắt buộc các cơ sở sản xuất nằm xen lẫn trong các khu dân cư phải di chuyển vào các khu – cụm công nghiệp theo quy hoạch.

- Tăng cường quan trắc diễn biến tài nguyên nước, trong đó tập trung vào việc quan trắc chất lượng nước. Xây dựng quy hoạch và quản lý, bảo vệ nguồn nước mặt và nước dưới đất, sử dụng tài nguyên nước trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản, thủy điện, nông nghiệp, sinh hoạt;

- Điều chỉnh quy hoạch đất đai hợp lý để trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, để tích nước mưa, giữ ẩm và giảm cường độ bốc hơi nước;

Ngoài ra, cần xây dựng các giải pháp về ứng biến với những thiên tai khắc nghiệt, chống ngập; tăng cường giám sát khí hậu và cảnh báo sớm thiên tai như sau:

- Xây dựng phương pháp luận để đánh giá mức độ dao động và tính chất của các yếu tố và hiện tượng khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ, lượng mưa, thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan; đánh giá xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, triều cường, thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,…);

- Xây dựng và thường xuyên cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Bạc Liêu như xây dựng các kịch bản BĐKH giai đoạn từ 2015 đến 2100 dựa trên các kịch bản BĐKH đã được Bộ Tài nguyên Môi trường xây dựng;

- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực, các ngành để từ đó xây dựng các giải pháp ứng phó phù hợp cho từng đối tượng bị tác động;

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban phòng chống lụt bão của Tỉnh với các đơn vị có liên quan để kịp thời ứng phó với thiên tai; Xây dựng và thường xuyên tập luyện các phương án phòng chống, ứng cứu kịp thời khi có bão lũ;

Chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết;

- Xây dựng các bản đồ ngập lụt tại các khu vực có nguy cơ cao về bão lũ và các phương án di dời thích hợp;

- Tập huấn nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân trong công tác ứng phó với thiên tai;

- Thường xuyên khảo sát đánh giá hiện trạng của các đoạn đê xung yếu, các đoạn đã đang và có nguy cơ sạt lở để tiến hành nâng cấp kịp thời trong mùa mưa bão;

- Thu thập số liệu về tình hình ngập lụt các công trình giao thông và phối hợp với các Sở ngành có liên quan lập các phương án quy hoạch mới để khắc phục.

- Thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất khi thiên tai bất ngờ xảy ra; thường xuyên giám sát việc chấp hành Luật bảo vệ môi trường đối với các trường hợp cố tình vi phạm gây ô nhiễm môi trường.

4.4. Giải pháp về nâng cao nhận thức người dân và phát triển nguồn nhân lực quản lý

4.3.1. Nâng cao nhận thức

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch giáo dục nâng cao nhận thức và truyền thông về BĐKH và sử dụng hợp lý tài nguyên nước;

- Xây dựng đề án tổng thể nâng cao nhận thức về BĐKH cho các nhóm đối tượng chọn lọc (bao gồm cả các cán bộ quản lý các cấp);

- Xây dựng đề án thiết lập mạng lưới tuyên truyền viên và hoàn thiện cơ chế để duy trì hoạt động thường xuyên của mạng lưới đến cấp phường/xã;

- Xây dựng đề án tổng thể lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH trong chương trình giáo dục phổ thông và đại học;

- Thường xuyên cập nhật tin tức và các sự kiện có liên quan đến BĐKH đặc biệt là các sự kiện liên quan đến tài nguyên nướctrên địa bàn Tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và báo đài để người dân có thể dễ dàng tiếp cận;

- Giới thiệu các hành vi/tác phong sinh hoạt phát triển bền vững cho người dân (tiết kiệm điện, nước; phân loại, giảm thiểu và tái sử dụng rác thải;…)

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên môi trường. Phối hợp với các ngành có liên quan tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng đến cán bộ, quần chúng nhân dân những thông tin về tình hình BĐKH đang ngày một báo động, nó gây thiệt hại rất nặng nề về con

người và tài sản, giúp người dân hiểu được tác hại của BĐKH ảnh hưởng đến cuộc sống con người hiện tại và tương lai nhằm ứng phó có hiệu quả nhất;

thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập về cách ứng phó khi có thiên tai xảy ra, qua đó hướng dẫn cách tự phòng, tránh và ứng phó kịp thời; cung cấp những thông tin chính xác và kịp thời đến người dân về những thai đổi bất thường của thời tiết và nước biển dâng qua các phương tiện như: loa, báo, đài, tờ rơi, trang website...

4.3.2. Phát triển nguồn nhân lực quản lý và các chính sách quản lý

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về bảo vệ Tài nguyên môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua việc thực hiện kịp thời trong công tác phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai, các ô thủy lợi kếp kín và các trạm bơm điện gắn với xây dựng các công trình cấp thoát nước tại các điểm trũng; Củng cố, hoàn thiện bộ máy phòng, chống lụt bão, thiên tai; quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thích ứng với BĐKH; chống xả thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường nước...

- Các đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh liên quan đến vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên môi trường là cơ sở, dữ liệu quan trọng giúp cho việc định hướng chính sách, quy hoạch các công trình ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên môi trường của Tỉnh trong thời gian tới. Đề tài: “Ứng dụng GIS vào công tác quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Bạc Liêu”, đã tạo ra được bộ cơ sở dữ liệu GIS quản lý phục vụ quản lý tài nguyên môi trường là bộ cơ sở dữ liệu đa ngành đáp ứng thiết thực cho các nhu cầu thông tin cơ bản, tình hình về quản lý và khai thác nguồn tài nguyên và môi trường cho các ngành trong Tỉnh và các đơn vị hành chính trực thuộc;

là cơ sở tốt cho việc quy hoạch quản lý tài nguyên môi trường,…

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để kịp thời có thông tin, số liệu chính xác được cập nhật kịp thời liên quan đến biến đổi khí hậu và nước biển dâng; hợp tác

trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác trong điều tra và nghiên cứu những đề tài khoa học. Được sự giúp đỡ của Tổ chức hợp tác Quốc tế (GIZ), Bạc liêu xây dựng dự án “Quản lý bền vững hệ sinh thái Rừng ven biển”, bên cạnh đó, các cấp, các ngành trong tỉnh đặc biệt là Đoàn Thanh niên thường xuyên ra quân vì môi trường Xanh-Sạch-Đẹp.

4.5. Tổng hợp các giải pháp khả thi, phù hợp để quản lý nguồn nước mặt thích ứng với BĐKH tại Bạc Liêu:

Những giải pháp được đề xuất ở phần trên đáp ứng với việc thích ứng với BĐKH để quản lý nguồn nước mặt hiện tại và tầm nhìn đến những năm sau trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, việc thích ứng cần phải làm ngay để bảo đảm đón đầu những tác động do BĐKH gây ra. Vì vậy, các giải pháp sau phải được ưu tiên thực hiện trên địa bàn tỉnh:

Bảng 4. 2: Tổng hợp các giải pháp phù hợp với đặc điểm tỉnh Bạc Liêu nhằm thích ứng với BĐKH

STT Đặc trưng của tỉnh

Giải pháp thích ứng Thời gian thực

hiện

Kinh phí đầu

Mức độ ưu tiên

1 Xâm nhập mặn nghiêm trọng

Cải tạo và xây dựng thêm các công trình thủy lợi nhằm mục đích thoát lũ, tiêu úng, ngăn mặn trên địa bàn tỉnh

Trung bình

Cao Cao

2 Ảnh hưởng nặng khi nước biển dâng

Cập nhật, xây dựng các bản đồ nước biển dâng vào hai mùa khô và mưa, bản đồ ngập lụt khi mùa lũ về trên địa bàn tỉnh để có những biện pháp quản lý và ứng phó kịp thời trong các khoảng thời gian trong năm

Lâu dài Trung bình

Cao

3 Thiếu nước ngọt mùa khô

Hướng dẫn người dân trữ nước ngọt tại nhà và đầu tư các công trình trữ nước ngọt quy mô hộ gia đình để đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt đầy đủ cho người dân vào mùa khô

Thấp Thấp Cao

Thực hiện quy hoạch sử dụng TN nước mặt

Trung bình

Thấp Cao

4 Phát triển nông nghiệp và chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc phát triển các giống cây chịu mặn, chịu ngập

Lâu dài Trung bình

Cao

5 Chất lượng nước bị ô nhiễm

Xây dựng các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, kiểm tra kiểm soát các cơ sở sản xuất nhằm đảm bảo nước thải sản xuất không được thải ra ngoài mà chưa qua xử lý đạt quy chuẩn cho phép

Lâu dài Cao Cao

Ngoài ra, cần cải tạo và xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh nhằm tránh khả năng là nguồn gây ô nhiễm khi mùa lũ về, hay khi triều cường dâng cao

Trung bình

Cao Cao

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Bạc liêu là một trong những địa phương ở ĐBSCL có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Do nằm tiếp giáp với biển Đông và có hệ thống sông ngòi chằng chịt, địa hình nói chung khá thấp (cao độ phổ biến từ 0,2 – 1,3m so với mực nước biển và có khoảng 98,1% diện tích có cao trình thấp hơn 1m so với mực nước biển) nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng và các thiên tai khác như bão, áp thấp nhiệt đới,…

Xu hướng khí hậu tại Bạc Liêu trong giai đoạn 1980 -2014:

Nhiệt độ có xu hướng tăng liên tục trong thập niên gần đây với mức tăng nhiệt độ khoảng 0,45oC. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là tháng 4 với 29,4oC, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là tháng 1 với 25,7oC.

Lưu lượng mưa có xu thế tăng với tốc độ tăng bình quân 17,88 mm/năm, ảnh hưởng đến lượng nước bay hơi và một số lí do về biến đổi khí hậu.

Mực nước và lưu lượng dòng chảy có xu hướng tăng trong những năm gần đây và lưu lượng dòng chảy trong mùa lũ tăng cao.

Những tác động chính của NBD đến tài nguyên nước tỉnh Bạc Liêu Ngập lụt:

- Khi nước biển dâng thêm 30cm so với năm 2005: toàn tỉnh Bạc Liêu có 180.112 ha bị ngập (chiếm 69,43% DTTN), trong đó có 103.104 ha bị ngập sâu từ 70cm trở lên (chiếm 39,75% DTTN).

- Khi nước biển dâng thêm 50cm so với năm 2005: toàn tỉnh Bạc Liêu có 253.978 ha bị ngập (chiếm 97,91% DTTN), trong đó có 111.216 ha bị ngập sâu từ 70cm trở lên (chiếm 42,87% DTTN).

- Khi nước biển dâng thêm 75cm so với năm 2005: hầu như toàn bộ tỉnh Bạc Liêu sẽ bị ngập, trong đó có 167.667 ha bị ngập sâu từ 70cm trở lên (chiếm 64,64%).

- Khi nước biển dâng thêm 100cm so với năm 2005: toàn bộ tỉnh Bạc Liêu bị ngập chìm trong nước.

Xâm nhập mặn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có khoảng 91.792 ha đất bị nhiễm mặn thường xuyờn (chiếm 37,18% DTTN). Khi mực nước biển dõng, trờn ắ diện tớch tự nhiên của tỉnh Bạc Liêu bị nhiễm mặn với mức độ mặn từ 40/00 trở lên.

2. Kiến nghị:

Nước biển dâng – hậu quả của Biến đổi khí hậu – sẽ tác động đến tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ở các khía cạnh chính sau đây: thay đổi mực nước và dòng chảy trên các sông, thiếu hụt nước trong mùa khô, ngập úng trong mùa mưa, gia tăng mức độ ô nhiễm và xâm nhập mặn đối với cả hệ thống nước mặt và nước dưới đất, nhu cầu sử dụng nước tăng cao trong mùa khô.

Mục tiêu chính đối với công tác quản lý tài nguyên nước là giảm nguy cơ suy thoái, cạn kiệt nguồn nước do tác động của biến đổi khí hậu để đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng nước lâu bền cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống của con người.

Sau khi đánh giá tác động BĐKH liên quan đến nguồn tài nguyên nước của Bạc Liêu nhằm ứng phó với BĐKH, một số giải pháp hiệu quả về quản lý nguồn nước đã được đề xuất. Đây là tiền đề để tỉnh xây dựng kế hoạch hành động có tính khả thi nhằm ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, phục vụ phát triển bền vững cho địa phương. Một trong những rào cản chính là kinh phí, năng lực và nhận thức của cộng đồng và của các cơ quan còn chưa cao, xem nhẹ các vấn đề tác động BĐKH.

Chính vì vậy, tác giả đề xuất các giải pháp trước mắt cần chú ý triển khai trong thời gian sớm nhất nhằm thích ứng với BĐKH tại địa phương như sau:

- Triển khai một số chương trình hỗ trợ cho người dân lưu trữ nước mưa trong mùa mưa để sử dụng vào mùa khô;

- Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải đô thị để xử lý nước thải tránh thải ra môi trường gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm;

- Xây dựng và triển khai hệ thống quan trắc xu hướng và mức độ xâm nhập mặn, chất lượng nước cho cả nước mặt và nước dưới đất, trong đó cần ưu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt tại bạc liêu và đề xuất một số giải pháp thích ứng (Trang 131 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)