Kịch bản xâm nhập mặn do nước biển dâng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt tại bạc liêu và đề xuất một số giải pháp thích ứng (Trang 112 - 116)

3.1. Các kịch bản tác động biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước tỉnh Bạc Liêu

3.1.5. Kịch bản xâm nhập mặn do nước biển dâng

Các kịch bản xâm nhập mặn do NBD cũng được xây dựng tương tự như các kịch bản ngập (Bảng 3.4), bao gồm kịch bản nền 2005 và 4 kịch bản tương ứng với các mức NBD khác nhau (30cm, 50cm, 75cm và 100cm). Mô hình tính toán xâm nhập mặn là mô hình Mike 11 như đã giới thiệu trong kịch bản ngập ở trên.

Bản đồ xâm nhập mặn đối với tỉnh Bạc Liêu cũng được xây dựng theo cách tương tự với bản đồ phân bố ngập, dựa trên kết quả mô hình tính toán thủy lực – xâm nhập mặn tương ứng với các kịch bản mô phỏng ở Bảng 3.4.

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000

Tp. Bạc Liêu

huyện Phước

Long

huyện Hồng Dân

huyện Vĩnh Lợi

huyện Hòa Bình

huyện Giá Rai

huyện Đông Hải

Ngập 20 - 50cm Ngập 50 - 70cm Ngập 70 - 100cm Ngập > 100cm

3.1.5.1. Hiện trạng xâm nhập mặn

Tính đến năm 2010, nếu lấy ngưỡng mặn 4‰ để đánh giá tình hình xâm nhập mặn ở tỉnh Bạc Liêu thì dựa trên các kết quả quan trắc cho thấy hiện có khoảng 74,56% DTTN của tỉnh bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn (Hình 3.9), có khoảng 91.792 ha đất bị nhiễm mặn thường xuyên (chiếm 37,18% DTTN), chủ yếu phân bổ ở khu vực phía Tây và phía Nam của tỉnh (thuộc các huyện Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải, Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu). Khu vực này hiện đang thực hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi tôm quãng canh, quãng canh cải tiến kết hợp, tôm – rừng, làm muối và phát triển rừng ngập mặn ven biển.

Khu vực phía Bắc QL1A đến kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp và từ kênh Giá Rai – Phó Sinh đến giáp ranh tỉnh Sóc Trăng hiện tại đã được ngọt hóa (Tiểu vùng giữ ngọt ổn định); khu vực còn lại của vùng phía Bắc QL1A được điều tiết nước mặn phục vụ NTTS (nuôi tôm sú kết hợp nuôi cua, cá) vào mùa khô (qua hệ thống cống dọc QL1A và một phần từ biển Tây do chưa khép kín các công trình ngăn mặn từ phía tỉnh Cà Mau và tỉnh Kiên Giang); vào mùa mưa thực hiện giữ ngọt phục vụ trồng lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh (Tiểu vùng chuyển đổi sản xuất).

Hình 3. 10: Bản đồ hiện trạng xâm nhập mặn ở tỉnh Bạc Liêu Nguồn: Sở TNMT Bạc Liêu, 2012

3.1.5.2. Kịch bản xâm nhập mặn do nước biển dâng

Theo các kịch bản BĐKH, khi nước biển dâng lên sẽ làm gia tăng diện tích bị nhiễm mặn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo quy luật chung: nước biển dâng càng cao thì xâm nhập mặn càng lấn sâu vào nội đồng. Nếu không có các biện pháp thích hợp để bảo vệ chống xâm nhập mặn trong điều kiện BĐKH-NBD, thì phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh Bạc Liêu sẽ bị mặn xâm nhập, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt, các hoạt động sản xuất nông nghiệp và làm thay đổi các hệ sinh thái đất ngập nước.

Hình 3. 11: Diễn biến xâm nhập mặn ở tỉnh Bạc Liêu ứng với các kịch bản NBD

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi Trường Bạc Liêu, 2012 Kết luận

Từ các bản đồ phân bố xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ứng với các kịch bản nước biển dõng khỏc nhau (Hỡnh 3.10) cho thấy cú trờn ắ diện tớch tự nhiên của tỉnh Bạc Liêu bị nhiễm mặn với mức độ mặn từ 40/00 trở lên.

So với hiện trạng xâm nhập mặn năm 2010, diễn biến xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong điều kiện nước biển dâng trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp ngăn mặn đối với tiểu vùng ngọt hóa ổn định (phía Bắc QL1A) cũng như các biện pháp kiểm soát mặn theo mùa vụ đối với tiểu vùng chuyển đổi ở phía Bắc QL1A. Các cống ngăn mặn giữ ngọt cho tiểu vùng ngọt hóa và cống điều tiết nước cho tiểu vùng chuyển đổi hiện tại cơ bản phát huy tốt tác dụng của chúng, tuy nhiên hệ thống cống này cũng đang bị đe dọa trước áp lực triều

Ghi chú: Độ mặn (((0/00)

cường ngày càng cao (hiện tại mực nước đỉnh triều trong các tháng cao điểm đã xấp xỉ ngang bằng cửa van cống tại hầu hết các cống ngăn mặn dọc QL1A).

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt tại bạc liêu và đề xuất một số giải pháp thích ứng (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)