Hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt tại bạc liêu và đề xuất một số giải pháp thích ứng (Trang 84 - 94)

2.3. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI TỈNH BẠC LIÊU

2.3.2. Hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt

Ô nhiễm mang tính chất lan tỏa trên diện rộng, mức độ ô nhiễm nhìn chung tuy chưa phải là nghiêm trọng nhưng có biểu hiện ngày càng tăng, đặc biệt là ở trục kênh Xáng Bạc Liêu – Cà Mau và khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung vùng Nam Quốc lộ 1A, các đoạn sông ngang qua khu vực dân cư tập trung.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có thể kể đến là:

- Các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xả nước thải vào các nguồn tiếp nhận. Trong đó, đáng quan tâm nhất là nước thải từ các nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu với lưu lượng nước thải rất lớn, tải lượng ô nhiễm cao nhưng chưa được xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu, được thải trực tiếp ra kênh rạch gây ô nhiễm môi trường, trực tiếp ảnh

hưởng tới năng suất, chất lượng nuôi trồng thủy sản ở vùng nông thôn và sức khỏe người dân xung quanh.

- Nước thải sinh hoạt tại các đô thị và các khu vực dân cư sống tập trung như:

chợ, bệnh viện, các tuyến dân cư gần sông, gần đường giao thông, đã và đang thải trực tiếp ra kênh mương và sông ngòi tỉnh Bạc Liêu với một khối lượng nước thải chưa qua xử lý khá lớn. Đặc biệt vào mùa khô, lưu lượng nước tại các con sông và các kênh rạch giảm xuống, tốc độ dòng chảy yếu, khả năng tự làm sạch của sông kém. Do đó, hàm lượng các chất ô nhiễm sẽ rất cao, đặc biệt là các kênh rạch chảy qua các vùng tập trung dân đông, các khu chợ, mà điển hình là thành phố Bạc Liêu.

- Ô nhiễm môi trường do việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông, ngư, diêm nghiệp: do nhiều diện tích trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang nuôi tôm thu lợi nhuận cao, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp và một số loại hình nuôi trồng khác mà phổ biến hiện nay là các mô hình nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn và nuôi nước ngọt. Việc chuyển đổi này tăng nhanh trong những năm gần đây gây ra những khó khăn nhất định, chẳng hạn là việc thiếu vốn và kỹ thuật còn lạc hậu nên việc đầu tư xử lý ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, hầu hết các khu vực nuôi trồng thủy sản không có biện pháp xử lý nước thải trước khi ra môi trường mà đổ trực tiếp xuống các kênh rạch, sông ngòi gây ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là nguồn nước mặt.

- Ô nhiễm nguồn nước còn do nguyên nhân là thiếu nước ngọt trong giai đoạn mùa khô, nước sông cạn kiệt khiến nước biển theo các sông, kênh dẫn tràn vào gây mặn. Xâm nhập mặn vào mùa khô ngày càng diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống sinh hoạt của người dân, canh tác nông nghiệp và công nghiệp. Bên cạnh đó, những vùng đất ven biển cũng có nguy cơ nhiễm mặn do thẩm thấu hoặc do tiềm sinh.

- Ô nhiễm do chất thải nông nghiệp trong vùng sản xuất lúa phía Bắc quốc lộ 1A cũng như những diện tích phía thượng nguồn của tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang và Cần Thơ đổ về (nước chua từ các diện tích đất phèn được cải tạo và

canh tác thải xuống, các loại phân bón, các chất hữu cơ,...). Đặc biệt là vào mùa khô do thiếu nguồn nước ngọt từ sông Hậu đổ về, nước mặn từ biển Tây và biển Đông xâm nhập sâu vào các kênh nội đồng, sự xâm nhập mặn diễn ra phức tạp do hệ thống sông ngòi chằng chịch ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp, đặc biệt trong sản xuất lúa trên đất nuôi tôm.

- Nhận thức và ý thức trách nhiệm về BVMT của cộng đồng dân cư tỉnh Bạc Liêu nhìn chung còn rất thấp; các thói quen xả rác và thải bỏ chất thải không hợp vệ sinh vẫn đang còn rất phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày.

2.3.2.2. Chất lượng nguồn nước mặt

Nhận thức được tình hình ô nhiễm chất lượng nguồn nước mặt có chiều hướng gia tăng, tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện giám sát chất lượng môi trường nước mặt trên toàn tỉnh bắt đầu từ năm 2008. Đến nay toàn tỉnh đã có 08 điểm giám sát, tần suất giám sát 01 lần/tháng (Chi tiết Bản đồ điểm giám sát tại Phụ lục 4). Các chỉ tiêu giám sát bao gồm 13 thông số: pH, DO, BOD5, COD, Sắt (Fe), NH4+, NO3-, NO2-, Cl-, Độ muối, TSS, Độ kiềm, Coliform. Kết quả giám sát được so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng nước mặt (cột B1).

Bảng 2. 5: Vị trí các điểm giám sát môi trường chất lượng nước mặt

STT VỊ TRÍ KÝ HIỆU

1 Cửa Nhà mát, Thành phố Bạc Liêu M1

2 Cống Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi M2

3 Cống Cái Cùng, huyện Hoà Bình M3

4 Cống Đầu Bằng, huyện Giá Rai M4

5 Chủ Chí, huyện Phước Long M5

6 Cửa Gành Hào, huyện Đông Hải M6

7 Vĩnh Lộc - Ba Đình, huyện Hồng Dân M7

8 Ngã Tư Ninh Quới, huyện Hồng Dân M8

Luận văn đã sử dụng nguồn số liệu kết quả quan trắc chất lượng nước mặt từ năm 2008 – 2015 tại 8 điểm giám sát trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu do Sở TNMT Bạc

Liêu cung cấp. Dựa vào bảng kết quả quan trắc nước mặt – đính kèm phụ lục, một số đánh giá và nhận xét được đưa ra như sau:

 Theo số liệu khảo sát trong thời gian 6 năm (01/2008 – 05/2015), nước mặt trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu vào có giá trị pH trung tính với giá trị dao động trung bình năm trong khoảng từ thấp nhất là 6,77 đến cao nhất là 7,65, và đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. Giá trị pH vào mùa khô cao hơn mùa mưa, đặc biệt tại hai điểm quan trắc Vĩnh Lộc – Ba Đình và ngã tư Ninh Quới có tính kiềm nhẹ với giá trị pH khoảng 8,2 – 8,36 vào tháng 2/2014.

 Do ảnh hưởng bởi việc xâm nhập mặn từ phía biển Đông do chế độ thủy triều, một số điểm giám sát thuộc tỉnh Bạc Liêu có giá trị độ mặn cao (gấp từ 3 – 7,5 lần so với ngưỡng gây độc cho cây trồng < 4‰). Đó là các điểm quan trắc cửa Nhà Mát (thành phố Bạc Liêu), Cửa Gành Hào (huyện Đông Hải). Trong khi đó, do ảnh hưởng của xâm nhập mặn, nên vào mùa khô, các điểm quan trắc Cống Cái Cùng (huyện Hoà Bình), Cống Đầu Bằng (huyện Giá Rai), Chủ Chí (huyện Phước Long) cũng khi nhận giá trị độ mặn cao (gấp 3 – 5 lần). Riêng tại huyện Hồng Dân, độ mặn vẫn còn khá thấp trong tất cả thời gian quan trắc.

Hình 2. 14: Hàm lượng pH từ năm 2008 đến năm 2015

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Bạc Liêu, 2008 – 2015

6.200 6.400 6.600 6.800 7.000 7.200 7.400 7.600 7.800

M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8

Thông số pH

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Hình 2. 15: Hàm lượng Độ mặn từ năm 2008 đến năm 2015

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Bạc Liêu, 2008 – 2015

Hình 2. 16: Hàm lượng BOD5 từ năm 2008 đến năm 2015

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Bạc Liêu, 2008 – 2015

 Mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước mặt được đánh giá qua các thông số DO, BOD5 và COD. Hàm lượng DO trong tại tỉnh Bạc Liêu dao động trong khoảng trung bình từ 2,8 – 5,7 mg/l, hầu hết các điểm quan trắc trong năm 2014 và năm 2015 đều có giá trị DO cao hơn QCVN 08: 2008/BTNMT, có sự gia tăng đáng kể so với các năm trước.

 Ngoài ra, khoảng 27,66% giá trị BOD5 tại các điểm giám sát đạt quy chuẩn, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa. Tổng số lần quan trắc còn lại, giá

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00

M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8

Độmặn (%)

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

BOD5 (mg/l)

M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8

trị BOD5 đều vượt quy chuẩn từ 1,5 – 2,5 lần. Tuy nhiên, hàm lượng BOD5 lại có xu hướng gia tăng cao hơn trong thời gian gần đây, thể hiện nước mặt có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học nhiều hơn.

Hình 2. 17: Hàm lượng COD từ năm 2008 đến năm 2015

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Bạc Liêu, 2008 – 2015

 Mặt khác, hàm lượng COD khảo sát được vào từ năm 2008 đến năm 2015 có 58,43% vượt quy chuẩn tại lần khảo sát và hàm lượng vượt khoảng 1,5 lần, chủ yếu tập trung tại thành phố Bạc Liêu, huyện Hoà Bình và huyện Giá Rai.

Hình 2. 18: Hàm lượng Sắt từ năm 2008 đến năm 2015

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Bạc Liêu, 2008 – 2015

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

COD (mg/l)

M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8

0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 2.00

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Sắt (mg/l)

M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8

Hình 2. 19: Hàm lượng Amoni từ năm 2008 đến năm 2015

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Bạc Liêu, 2008 – 2015

 Chỉ tiêu Amoni tại các điểm quan trắc khá tốt, khoảng 40,5% trong 7 năm quan trắc, giá trị trung bình năm NH4+ vượt quy chuẩn từ 1,5 – 6 lần, đặc biệt ở các năm 2008 và năm 2009. Tuy nhiên, các năm gần đây chỉ số Amoni có sự suy giảm vào năm 2014, và có dấu hiệu tăng vào 6 tháng đầu năm 2015.

 Tất cả các điểm quan trắc về chỉ tiêu Nitrat đều đạt và nhỏ hơn rất nhiều so với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT từ 5 – 8 lần. Tuy nhiên, nồng độ NO3-

đang có xu hướng gia tăng trong các tháng gần đây, trung bình gia tăng khoảng 21%/tháng. Nếu không có các biện pháp giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm, dự báo đến tháng 10/2015, nồng độ NO3- sẽ vượt ngưỡng quy chuẩn.

 Hàm lượng Nitrit vượt chỉ tiêu từ 1,2 – 2 lần trong tổng số lần quan trắc.

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Amoni (mg/l)

M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8

Hình 2. 20: Hàm lượng Nitrat từ năm 2008 đến năm 2015

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Bạc Liêu, 2008 – 2015

Hình 2. 21: Hàm lượng Nitrit từ năm 2008 đến năm 2015

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Bạc Liêu, 2008 – 2015

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nitrat (mg/l)

M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8

0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 0.16 0.18

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nitrit (mg/l)

M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8

Hình 2. 22: Hàm lượng Clo từ năm 2008 đến năm 2015

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Bạc Liêu, 2008 – 2015

 Hàm lượng tổng Coliform hầu hết tại các điểm quan trắc tỉnh Bạc Liêu vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. Trong 7 năm quan trắc, có khoảng 34,13% giá trị Coliform vượt quy chuẩn từ 1,5 – 6 lần, phân bố đều ở các điểm quan trắc. Đặc biệt tại điểm quan trắc Cống Đầu Bằng (huyện Giá Rai) bị ô nhiễm vi sinh cao, giá trị Coliform trung bình năm 2010 là 163.000 MPN/100ml.

Hình 2. 23: Hàm lượng Coliform từ năm 2008 đến năm 2015

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Bạc Liêu, 2008 – 2015

0.00 200.00 400.00 600.00 800.00 1000.00 1200.00 1400.00

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Clo dư(mg/l)

M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Coliform (MPN/100ml)

M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8

,Hình 2. 24: Hàm lượng TSS từ năm 2008 đến năm 2015

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Bạc Liêu, 2008 – 2015

 87,34% trong tổng số 7 năm quan trắc, hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng ở tất cả điểm giám sát đều vượt quy chuẩn từ 1,5 – 10 lần. Đặc biệt tại ba điểm cửa Nhà Mát (thàn phố Bạc Liêu), Cống Cái Cùng (huyện Hoà Bình) và Cửa Gành Hào (huyện Đông Hải), có giá trị TSS trung bình năm cao năm 2009 lần lượt là 697 mg/l, 679,5 mg/l và 705 mg/l.

Nhận xét chung:

- pH của nước mặt trên địa bàn Bạc Liêu có giá trị trung tính vào cả mùa mưa và mùa khô, đều nằm trong giá trị quy chuẩn cho phép. pH vào mùa khô cao hơn mùa mưa. Hai điểm quan trắc Vĩnh Lộc – Ba Đình và ngã tư Ninh Quới có tính kiềm nhẹ.

- Vào mùa khô nước mặt có độ mặn cao hơn mùa mưa do xâm nhập mặn.

Hiện trạng xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ: độ mặn của các điểm quan trắc ven biển khá cao.

- Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng vượt quy chuẩn ở hầu hết các điểm quan trắc, giá trị TSS vào mùa mưa và mùa khô không có sự khác biệt.

- Hầu hết nước mặt trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu không bị nhiễm vi sinh vào cả hai mùa mưa và mùa khô.

0.00 100.00 200.00 300.00 400.00 500.00 600.00 700.00 800.00

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

TSS (mg/l)

M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8

- Hàm lượng BOD5 và COD vào khô có giá trị cao hơn vào mùa mưa và vượt quy chuẩn ở một số điểm quan trắc.

- Hàm lượng Nitrat ở tất cả các điểm quan trắc không vượt quá quy chuẩn, tuy nhiên có xu hướng gia tăng mạnh từ tháng 7/2014 – 2/2015.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt tại bạc liêu và đề xuất một số giải pháp thích ứng (Trang 84 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)