Đặc điểm khí hậu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt tại bạc liêu và đề xuất một số giải pháp thích ứng (Trang 62 - 70)

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.3. Đặc điểm khí hậu

Tỉnh Bạc Liêu nằm trong khu vực mang đặc trưng điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, ảnh hưởng của biển, với nền nhiệt độ cao. Bạc Liêu có hai mùa rõ ràng: mùa khô (mùa nắng) từ tháng 10-11 đến tháng 4-5, và mùa mưa

từ 4-5 đến tháng 10-11. Một số đặc trưng cơ bản về khí hậu tỉnh Bạc Liêu được thể hiện trong hình 2.3 sau.

Hình 2. 3: Đặc trưng các yếu tố khí hậu cơ bản ở tỉnh Bạc Liêu

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu, 2012 Nhận xét:

Nhiệt độ không khí trung bình năm 26,750C, cao nhất 36,70C, thấp nhất 16,40C; tổng lượng nhiệt cả năm trên 9.5000C); lượng mưa trung bình năm 1.855 mm (giai đoạn 1980-1999) và 2.128,6 mm (giai đoạn 2000-2010), lượng mưa cao nhất 2.877 mm (năm 2007) và lượng mưa thấp nhất 1.391 mm (năm 1991); lượng bốc hơi cao (trung bình 1.191 mm, cao nhất 1.334 mm và thấp nhất 858 mm); số giờ chiếu sáng cao (bình quân 2.486 giờ, cao nhất 2.624 giờ và thấp nhất 2.112 giờ);

chế độ gió biến động không lớn; bị ảnh hưởng không nặng bởi bão và áp thấp nhiệt đới

2.1.3.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm là 26,9oC, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 (35,5oC) do trong thời gian này khu vực Nam bộ chịu ảnh hưởng của hệ thống cao áp Tây Thái Bình Dương. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (20 oC), đây là thời kỳ gió mùa Đông Bắc tràn xuống phía Nam tuy không gây lạnh ở khu vực Nam bộ nhưng cũng làm nhiệt độ ở đây giảm đáng kể (Cục thống kê Bạc Liêu, 2013).

Biểu đồ 1: Một số yếu tố khí hậu khu vực tỉnh Bạc Liêu

80 79 78

77

84 86

57

88 89 90 87

83 25,2

26,3 27,6

28,2

27,2

26,5 26,3

25,5 27,1

28,5

26,7 26,6

0 50 100 150 200 250 300

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tháng

mm

23 24 25 26 27 28 29

0C

Độ ẩm TB (%) Lượng mưa TB (mm) Lượng Bốc Hơi (mm) Nhiệt độ TB (0C)

Theo số liệu thống kê qua từng năm, xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm ở tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 1980-2010 được minh họa như trên Hình 2.4

Hình 2. 4: Biến trình nhiệt độ trung bình năm tại Bạc Liêu giai đoạn 1980-2010 Nguồn: Cục Thống kê Bạc Liêu, 2011

Nhận xét: Theo đó, nhiệt độ trung bình năm ở Bạc Liêu từ năm 1980 đến 2010 có xu thế tăng, tuy nhiên tốc độ tăng không cao (khoảng 0,0150C/năm).

Sự phân bố nhiệt độ trung bình năm theo không gian

Sự phân bố nhiệt độ trung bình năm theo không gian tỉnh Bạc Liêu tương ứng với các năm 2000 và 2010 được thể hiện trên Hình 2.5 và 2.6.

Hình 2. 5: Phân bố nhiệt độ trung bình năm tại Bạc Liêu (năm 2000) Nguồn: Sở TNMT Bạc Liêu, 2012

Hình 2. 6: Phân bố nhiệt độ trung bình năm tại Bạc Liêu (năm 2010) Nguồn: Sở TNMT Bạc Liêu, 2012

Đông Hải

Đông Hải

Từ các bản đồ phân bố nhiệt độ ta thấy nhiệt độ tại Bạc Liêu phân bố giảm dần từ Tây sang Đông, khu vực phía Tây có nhiệt độ cao nhất trong tỉnh, chênh lệch nhiệt độ giữa khu vực cao nhất và thấp nhất dao động từ 0,50C đến 1,20C.

2.1.3.2. Lượng mưa

Lượng mưa trung bình năm tại tỉnh Bạc Liêu 1.855 mm (giai đoạn 1980- 1999) và 2.128,6 mm (giai đoạn 2000-2010), lượng mưa cao nhất 2.877 mm (năm 2007) và lượng mưa thấp nhất 1.391 mm (năm 1991).

(1). Lượng mưa tại trạm Bạc Liêu

Xu thế biến đổi lượng mưa trung bình năm ở trạm Bạc Liêu giai đoạn 1980- 2010 được thể hiện trên Hình 2.7. Qua đó có thể thấy lượng mưa trung bình năm ở trạm Bạc Liêu trong cả giai đoạn từ 1980 đến 2010 có xu thế tăng với tốc độ tăng bình quân 17,88 mm/năm.

Hình 2. 7: Biến trình lượng mưa năm tại trạm Bạc Liêu giai đoạn 1980-2010 Nguồn: Cục Thống kê Bạc Liêu, 2011

Lượng mưa trung bình năm ở trạm Bạc Liêu tập trung chủ yếu trong các tháng mùa mưa (từ tháng V đến tháng XI). Lượng mưa trung bình nhiều năm giai đoạn này vào khảng 1.964mm; lượng mưa năm lớn nhất là 2.877 mm (năm 2007), vượt trung bình nhiều năm 913mm; lượng mưa năm thấp nhất là 1.391mm (năm 1991), thấp hơn trung bình nhiều năm 573mm.

(2). Lượng mưa tại trạm Gành Hào

Xu thế biến đổi lượng mưa trung bình năm ở trạm Gành Hào giai đoạn 1980-2010 được thể hiện trên Hình 2.8. Qua đó có thể thấy lượng mưa trung bình năm ở trạm Gành Hào trong cả giai đoạn 1980-2010 có xu thế tăng với tốc độ tăng bình quân 16,08 mm/năm.

Hình 2. 8: Biến trình lượng mưa năm tại trạm Gành Hào giai đoạn 1980-2010 Nguồn: Cục Thống kê Bạc Liêu, 2011

Lượng mưa trung bình nhiều năm (1980-2010) ở Gành Hào khảng 1.915 mm. Lượng mưa năm thay đổi khá lớn trong thời kỳ quan trắc: lớn nhất là 2.617 mm (năm 1999), thấp nhất là 1.309 mm (năm 1988). Lượng mưa cao nhất tập trung vào các tháng IX, X chiếm khoảng gần 40% lượng mưa năm.

(3). Lượng mưa tại trạm Phước Long

Xu thế biến đổi lượng mưa trung bình năm ở trạm Phước Long giai đoạn 1984-2010 được thể hiện trên Hình 2.9. Qua đó có thể thấy lượng mưa trung bình năm ở trạm Phước Long trong cả giai đoạn 1984-2010 có xu thế tăng với tốc độ tăng bình quân 21,48 mm/năm.

Hình 2. 9: Biến trình lượng mưa năm tại trạm Phước Long giai đoạn 1984-2010 Nguồn: Cục Thống kê Bạc Liêu, 2011

Trong giai đoạn từ 1984-2010, lượng mưa trung bình nhiều năm tại trạm Phước Long khoảng 2.007 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu trong các tháng IX, X.

Lượng mưa cao nhất tại Phước Long trong giai đoạn này là 2.663 mm (năm 1997), vượt trung bình nhiều năm 656 mm; lượng mưa thấp nhất là 1.525 mm (năm 1990) thấp hơn so với trung bình nhiều năm 482mm.

Phân bố lượng mưa theo không gian

Phân bố lượng mưa theo không gian trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong các năm 2000 và 2010 được thể hiện trên Hình 2.10 và Hình 2.11.

Hình 2. 10: Phân bố lượng mưa tại Bạc Liêu năm 2000 Nguồn: Sở TNMT Bạc Liêu, 2012

Hình 2. 11: Phân bố lượng mưa tại Bạc Liêu năm 2010 Nguồn: Sở TNMT Bạc Liêu, 2012

Đông Hải

Đông Hải

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt tại bạc liêu và đề xuất một số giải pháp thích ứng (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)