HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt tại bạc liêu và đề xuất một số giải pháp thích ứng (Trang 94 - 99)

Tài nguyên nước là nguồn nước mà con người sử dụng với những mục đích khác nhau gồm sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, dịch vụ và giao thông. Tại Bạc Liêu, nước được cung cấp một phần từ sông Hậu thông qua hai con sông chính trên địa bàn tỉnh là sông Gành Hào, sông Rạch Gốc, sông Cái Trầu và các kênh dẫn, tiêu thoát nước, một phần từ việc khai thác nước ngầm và một phần từ lượng mưa hàng năm. Để đánh giá được khả năng cung cấp nước từ các nguồn nước, cần xác định được nhu cầu sử dụng nước hiện tại.

2.4.1. Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt

Cung cấp nước cho sinh hoạt là nhu cầu cơ bản của mọi người dân. Nguồn nước cấp cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu chủ yếu từ nguồn nước mưa và từ các con sông chính như sông Gành Hào, sông Rạch Gốc…

Theo QCXD 01:2008/QC – BXD, tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho người dân tại tỉnh Bạc Liêu hiện nay được tính toán như sau:

Bảng 2. 6: Hiện trạng nhu cầu nước cấp cho sinh hoạt tại Bạc Liêu Dân số năm 2014

(người)

Tiêu chuẩn (l/người.ngày)

Nhu cầu (m3/ngày)

Dân số thành thị 239.098 120 28.691,760

Dân số nông thôn 646.449 80 51.715,920

Tổng 885.547 80.407,680

29.348.803,2 (m3/năm) 2.4.2. Nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp

Hiện nay, một số khu – cụm công nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Bạc Liêu được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 2. 7: Vị trí các khu và cụm công nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Bạc Liêu

Tên khu – cụm CN Vị trí Diện tích (ha) Khu công nghiệp

KCN Trà Kha Thành phố Bạc Liêu 64

KCN Láng Trâm Huyện Giá Rai 100

KCN Ninh Quới Huyện Hồng Dân 257

Tổng 421

Nếu nhu cầu cấp nước cho 1 ha đất công nghiệp là 45 m3/ngày đêm (TCXDVN 33:2006), với diện tích các khu – cụm công nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn là 421 ha thì lượng nước cấp cho các khu vực trên khoảng 421 ha x 45 m3/ngày = 18.945 m3/ngày = 6.914.925 m3/năm.

2.4.3. Nhu cầu sử dụng nước cho du lịch

Thế mạnh của du lịch tỉnh Bạc Liêu là du lịch sinh thái, du lịch biển với những cảnh quan thiên nhiên độc đáo như vườn chim, vườn nhãn... kết hợp với những di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc cổ. Bạc Liêu có 28 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng. Trong đó có 08 di tích quốc gia và 20 di tích cấp tỉnh, cùng nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn du khách.

Với những tiềm năng du lịch và nhân văn phong phú, Bạc Liêu có điều kiện để phát triển du lịch. Doanh thu ngành du lịch trong những năm qua tăng bình quân 4,7%/năm, số khách du lịch đến địa bàn tăng trung bình 9,6%/năm, mức lưu trú đạt bình quân 1,3 ngày đêm/lượt khách. Theo số liệu thống kê năm 2014, số khách du lịch đến Bạc Liêu đạt 950.000 khách. Với tiêu chuẩn cấp nước là 200 l/người.ngày, lưu lượng nước cấp ước tính phục vụ du lịch là 247.900 m3/năm.

2.4.4. Nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp

Bảng 2. 8: Hiện trạng nhu cầu cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi Loại Đơn vị Lượng nước cần cung cấp Nhu cầu cấp nước

Cây trồng Diện tích (ha) m3/ha/năm m3/năm

Lúa 181.700 5.000 – 6.500 908.500.000 –

1.181.050.000

Ngô 1.000 2.500 – 3.000 2.500.000 – 3.000.000

Loại Đơn vị Lượng nước cần cung cấp Nhu cầu cấp nước Khoai lang 6.000 3.000 – 3.500 18.000.000 – 21.000.000

Khoai mì 1.000 2.500 – 2.700 2.500.000 – 2.700.000

Cây lâu năm 31.356 3.000 94.068.000

Cây ăn trái 5.880 1.500 8.820.000

Tổng nhu cầu cung cấp nước cho trồng trọt 1.025.568.000 – 1.301.818.000 Vật nuôi Sản lượng (con) Lít/ngày.con m3/năm

Trâu 1.500 90 – 106 49.275 – 58.035

Bò 1.200 90 – 106 39420 – 46.428

Cá sấu 300.000 50 – 75 15.000.000 – 22.500.000

Heo 210.100 50 3.834.325

Gia cầm 2.333.000 20 17.030.900

Tổng nhu cầu cung cấp nước cho chăn nuôi 20.953.920 – 20.969.688 Nguồn: Cục Thống kê Bạc Liêu, 2015 Như vậy, ước tính lượng nước cấp cho nông nghiệp đến năm 2024 là:

1.046.521.920 – 1.228.719.688 m3/năm.

2.4.5. Nhu cầu sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế quan trọng và có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu. Năm 2014, tổng diện tích nuôi trồng của tỉnh là 127.900 ha. Tổng sản lượng thủy sản năm 2014 là 270.885 tấn, trong đó sản lượng khai thác là 100.449 tấn và sản lượng nuôi trồng là 170.436 tấn. Tham khảo cách tính lưu lượng nước cấp cho ngành nuôi trồng thủy sản của Dương Văn Viện (2010), lượng nước cấp dung để thau chua, rửa ao và làm sạch môi trường nước khoảng 3.500 – 4.000 m3/ha với tần suất 1 lần/tháng. Vậy lượng nước cấp cho tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh là: 127.900 ha * 12 tháng/năm * (3.500 – 4.000 m3/ha) = 5.371.800.000 6.139.200.000 m3/năm.

2.4.6. Nhu cầu sử dụng nước năm 2014 cho toàn tỉnh Bạc Liêu

Bảng 2. 9: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước ước năm 2014 của tỉnh Bạc Liêu

STT Ngành sử dụng nước Nhu cầu sử dụng nước (m3/năm)

1 Sinh hoạt 29.348.803

2 Công nghiệp 6.914.925

3 Du lịch 247.900

4 Nông nghiệp 1.046.521.920 – 1.301.818.000

5 Nuôi trồng thủy hải sản 5.371.800.000 – 6.139.200.000

Tổng 6.454.833.548 – 7.477.529.628

Như vậy, nhu cầu sử dụng nước tại tỉnh Bạc Liêu năm 2014 ước tính từ 6.454.833.548 – 7.404.431.316 m3.

2.4.7. Đánh giá nhu cầu sử dụng nước hiện tại

Như đã trình bày tại các phần thủy văn tự nhiên của tỉnh, nguồn nước tại Bạc Liêu được cung cấp chủ yếu từ các nhánh sông thuộc sông Hậu, bao gồm: sông Gành Hào phía Tây, sông Rạch Gốc, sông Cái Trẩu và hệ thống kênh rạch chằng chịt trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, nước còn được cunh cấp một phần từ nước ngầm và một phần từ lượng mưa trên địa bàn tỉnh. Do đó, tiềm năng nguồn nước hiện tại của Bạc Liêu được tính toán như sau:

Bảng 2. 10: Tiềm năng về nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Nguồn nước Cả năm (m3)

Nguồn nước mặt 5.661.039.930

Nguồn nước ngầm 574.434.080

Lượng mưa 5.255.513.400

Lượng nước bốc hơi 2.940.579.000

Tổng 8.550.408.410

Nguồn: Sở TNMT Bạc Liêu, 2012 Một số đánh giá về hiện trạng và lưu lượng nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu:

Nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của tỉnh Bạc Liêu chủ yếu là nước mưa tại chỗ, một phần được bổ sung từ nguồn nước Sông Hậu và nguồn nước ngầm. Hiện nay, lượng nước mưa đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất của tỉnh trong mùa mưa. Vào mùa khô, lượng nước ngọt thiếu thốn nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Nhu cầu sử dụng nước hiện nay của tỉnh Bạc Liêu vẫn nằm trong mức cung cấp của nguồn tài nguyên nguyên nước ngọt của tỉnh. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước đã đạt tới 75,5% - 87,45%. Trong tương lai, nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều, cùng với tác động của BĐKH làm nguồn nước bị ảnh hưởng, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và phát triển kinh tế của người dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Theo số liệu quan trắc môi trường hằng năm cho thấy, chất lượng nước mặt các con sông, kinh rạch nội đồng đang có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và vi sinh vật, đặc biệt tại các khu vực nuôi trồng thuỷ sản, các khu công nghiệp, đầu nguồn và cuối nguồn của các sông. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng có thể khẳng định các yếu tố: chất ô nhiễm do các hoạt động của các khu vực sống dọc theo sông trên thượng nguồn đổ về, hệ thống lồng bè, đăng quầng nuôi trồng thuỷ sản, hệ thống nhà trên kênh rạch. Bên cạnh đó, các cơ sở, nhà máy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động thải nước thải chưa xử lý hay xử lý không hiệu quả vào nguồn nước mặt cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt tỉnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt tại bạc liêu và đề xuất một số giải pháp thích ứng (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)